Sri Lanka đang phải xin Trung Quốc và Ấn Độ giảm nợ tiền tỷ

\"Tea
Chụp lại hình ảnh,Hái chè ở Sri Lanka – giá thực phẩm tại đảo quốc vùng Nam Á tăng trên 60% trong một năm qua

Ngân hàng Trung ương Sri Lanka muốn Trung Quốc và Ấn Độ giảm nợ để nước này có thể nhận các khoản cứu trợ tài chính quốc tế.

Ông Nandalal Weerasinghe, thống đốc Ngân hàng trung ương của đảo quốc ở Ấn Độ Dương, vốn đã vỡ nợ, nói với chương trình BBC Newsnight rằng \”vì quyền lợi của các bên, gồm các nước chủ nợ, họ cần giúp Sri Lanka bắt đầu trả nợ\”.

Hiện Sri Lanka đã chính thức không trả nổi khoản nợ nhiều tỷ USD vay từ Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời phải đàm phán xin khoản cứu trợ 2,9 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Nhưng IMF không chuyển cho Sri Lanka khoản tiền này vì muốn hai nước chủ nợ kia đồng ý giảm số nợ của Sri Lanka.

Các con số thống kê nói Sri Lanka nợ TQ 7 tỷ USD, và nợ Ấn Độ 1 tỷ.

Thống đốc Nandalal Weerasinghe nói nước ông không hề muốn bị \”rơi vào tình trạng này\”, nhưng càng kéo dài bao nhiêu thì càng tệ hại cho đất nước và cho nhà đầu tư bấy nhiêu.

Trong năm 2022, lạm phát ở Sri Lanka có giảm nhưng giá thực phẩm vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái 65%.

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đánh giá có 8 triệu người Sri Lanka – hơn 1/3 dân số – rơi vào cảnh \”rủi ro về lương thực\”, với nạn đói đã có và tập trung ở nông thôn.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), nền kinh tế Sri Lanka sụt giảm 9,2% năm 2022 và sẽ còn giảm thêm 4,2% trong năm nay.

Sri Lanka năm 2022: Tổng thống bỏ trốn, một phong trào phản kháng nổ ra và đất nước đang khủng hoảng

Trong năm 2022 có bạo loạn ở thủ đô Colombo vì căng thẳng kinh tế, xã hội, khiến một số lãnh đạo phải từ chức.

Tháng 7/2022, Quốc hội Sri Lanka bầu tân tổng thống, đưa cựu thủ tướng Ranil Wickremesinghe lên làm nguyên thủ quốc gia, dù công chúng phản đối.

Ông Wickremesinghe lên thay ông Gotabaya Rajapaksa, người bỏ chạy khỏi dinh Tổng thống vì người biểu tình tràn vào dinh thự của ông.

Từ nhiều năm qua Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô a vào cơ sở hạ tầng và phát triển ở Sri Lanka, nhưng nhiều người dân địa phương cảm thấy đất nước này đang bị bán cho người Trung Quốc.

Một vấn đề gây tranh cãi lớn là dự án cảng biển Hambantota xây dựng từ tiền tài trợ từ các khoản tiền vay của Trung Quốc.

Với Trung Quốc, Sri Lanka là bến đỗ quan trọng trên tuyến đường hàng hải qua Ấn Độ Dương, một phần của dự án Vành đai & Con đường do Bắc Kinh khởi xướng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Có lối vào kiểm soát cảng biển nước sâu ở Sri Lanka giúp Trung Quốc đảm bảo an ninh năng lượng và tăng vị thế trong cuộc chơi địa chính trị-quân sự trong vùng.

Nhưng một phóng sự của BBC News hồi 2017 (\’We don\’t like our land being given away to China\’) mô tả câu chuyện \”bẫy nợ\” của Sri Lanka, trích ý kiến từ Sri Lanka cho rằng khiến nước họ ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Bài Liên Quan

Leave a Comment