Báo cáo của Chính phủ Mỹ: Trung Quốc là nhà cung cấp hàng giả và hàng lậu lớn nhất cho Mỹ

\"Báo

Một người đàn ông đi ngang qua biển quảng cáo cho mạng xã hội WeChat, thuộc sở hữu của tập đoàn Tencent ở Trung Quốc, tại Sân bay Quốc tế Hong Kong, hôm 21/8/2017. (Ảnh: Richard A. Brooks/AFP/Getty Images)

 Bình luậnLam Giang •  01/02/23

Theo một báo cáo mới của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc tạo ra hàng giả và hàng vi phạm bản quyền.

Khoảng 75% giá trị của tất cả hàng giả và hàng lậu bị hải quan Hoa Kỳ bắt giữ vào năm 2021 có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo “Đánh giá các thị trường khét tiếng về hàng giả và vi phạm bản quyền năm 2022” (pdf) của USTR được công bố vào ngày 31/1.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết trong một tuyên bố liên quan: “Việc buôn bán hàng giả và hàng lậu tràn lan gây tổn hại đến an ninh kinh tế của người lao động Mỹ và làm suy yếu công việc của chúng tôi trong việc xây dựng chính sách thương mại công bằng và toàn diện”.

“Danh sách thị trường khét tiếng là một công cụ quan trọng thúc giục khu vực tư nhân và các đối tác thương mại của chúng tôi hành động chống lại những hành vi gây hại này\”.

Báo cáo đã xác định 39 thị trường trực tuyến và 33 thị trường vật lý được cho là tham gia hoặc tạo điều kiện cho hoạt động làm giả nhãn hiệu hoặc vi phạm đáng kể về bản quyền.

Đáng chú ý, báo cáo cho thấy WeChat, ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc, đã cung cấp một hệ sinh thái thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và buôn bán các sản phẩm giả cho người dùng trên toàn thế giới.

“WeChat (là phiên bản quốc tế của nền tảng nhắn tin tức thời Weixin ở Trung Quốc do Tencent phát triển và vận hành), tiếp tục bị coi là một trong những nền tảng lớn nhất cho ngành hàng giả ở Trung Quốc”, báo cáo cho biết.

Tương tự như vậy, báo cáo cho biết, công ty mẹ của WeChat là Tencent đã không thực hiện các biện pháp khắc phục để ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp này.

Báo cáo cho biết: “Những nỗ lực của Tencent trong việc chống hàng giả đối với hệ sinh thái thương mại điện tử WeChat là không thỏa đáng”.

“Nhiều người bán hàng giả chỉ bị đình chỉ trong thời gian ngắn, còn những người bị xóa tài khoản có thể đăng ký lại tài khoản mới một cách dễ dàng\”.

Báo cáo cũng khẳng định rằng, WeChat không thực sự có thiện chí hợp tác với chủ sở hữu nhãn hiệu và bản quyền trong vụ kiện tụng, đồng thời, công ty này đã “thiếu tinh thần hợp tác” hơn so với các công ty khác trong việc tuân thủ luật về quyền riêng tư và dữ liệu.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ không hề đơn độc trong cuộc chiến chống hàng hóa bất hợp pháp từ Trung Quốc.

Một báo cáo được công bố vào tháng 3/2022 cho thấy, Trung Quốc cũng là nguồn cung cấp hàng giả và hàng lậu lớn nhất cho Liên minh Châu Âu (EU).

Báo cáo này mô tả Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là ba quốc gia rất tích cực trong việc cung cấp thuốc lá và phụ tùng ô tô giả cho EU. Có lần các quan chức hải quan Bỉ đã tịch thu một lượng kỷ lục 126 triệu điếu thuốc lá giả tại thành phố Antwerp và khu vực lân cận, tất cả đều có nguồn gốc từ châu Á, theo báo cáo này.

USTR lần đầu tiên xác định các thị trường khét tiếng vào năm 2006 và đã xuất bản Danh sách các thị trường khét tiếng hàng năm kể từ năm 2011. Động thái này của USTR nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và giúp các nhà điều hành thị trường cũng như chính phủ trong việc ưu tiên các nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ và người lao động nước này.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch

Bài Liên Quan

Leave a Comment