February 15, 2023
Đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua chín gói trừng phạt đối với Nga kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine, trong đó có các biện pháp hạn chế tài chính, thương mại và cả biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân.
Putin cho biết Nga đang chịu áp lực từ vô số lệnh trừng phạt mà các nước “không thân thiện” áp đặt, nhưng khẳng định sẽ vượt qua chúng.
“Chúng ta đang sống với áp lực trừng phạt liên tục từ nước ngoài. Ý tôi là vô số biện pháp trừng phạt”, Vladimir Putin nói trong cuộc họp với các thẩm phán ngày 14/2.
Ủy ban châu Âu đang lên kế hoạch cho gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga, trong đó có các biện pháp chống lách lệnh trừng phạt cũ và lệnh trừng phạt mới.
Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua chín gói trừng phạt đối với Nga kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine, trong đó có các biện pháp hạn chế tài chính, thương mại và cả biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân.
EU ngày 14/2 thêm Nga vào danh sách đen “thiên đường thuế”, khi cho rằng luật thuế năm 2022 của Moscow không thể xoa dịu những lo ngại về cách xử lý thiếu minh bạch với các vấn đề thuế của những công ty cổ phần nước ngoài.
Các quốc gia, vùng lãnh thổ bị đưa vào danh sách “thiên đường thuế” sẽ không đủ điều kiện để nhận bất kỳ hỗ trợ nào từ các quỹ thuộc EU.
Trong một diễn biến khác, ý tưởng tịch thu hàng trăm tỷ USD tài sản của Nga ở nước ngoài để hỗ trợ Ukraine có vẻ đơn giản, nhưng đây thực sự là thách thức với phương Tây.
Từ một năm qua, phương Tây đã áp loạt biện pháp trừng phạt chưa từng thấy nhắm vào kinh tế Nga và đóng băng khoảng 350 tỷ USD dự trữ ngoại hối cũng như tài sản của giới tài phiệt nước này.
Các chính trị gia phương Tây đang tìm cách chuyển số tài sản đóng băng này thành nguồn viện trợ cho Ukraine, giúp Kiev xây dựng lại cơ sở hạ tầng, nhà cửa và doanh nghiệp bị phá hủy.
Cuối năm ngoái, Canada lần đầu tiên khởi động quy trình chuyển giao cho Ukraine khoảng 26 triệu USD thuộc về một công ty bị trừng phạt của tài phiệt Nga Roman Abramovich.
Hồi đầu tháng, Ủy ban châu Âu (EC) đã cam kết “đẩy mạnh nỗ lực hướng tới việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ tái thiết Ukraine”. Ba Lan và ba quốc gia vùng Baltic khác cũng kêu gọi hành động “càng sớm càng tốt”.
Estonia đã công bố kế hoạch riêng nhằm tịch thu tài sản của Nga với hy vọng trở thành quốc gia tiên phong trong Liên minh châu Âu (EU).
“Putin đã phá hủy Ukraine, ông ấy nên sửa chữa mọi việc”, doanh nhân Bill Browder, sáng lập viên quỹ đầu tư Hermitage Capital Management từng rót vốn vào Nga, nói. Browder cũng đang tìm cách gây áp lực lên các nghị sĩ Mỹ nhằm chuyển tài sản bị đóng băng của Nga cho Ukraine.