Đóng cửa Silicon Valley Bank: Vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Mỹ

\"svb\"/

  • Tác giả,Natalie Sherman & James Clayton
  • Vai trò,BBC News
  • 11 tháng 3 2023

Các nhà quản lý Hoa Kỳ đã đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) và kiểm soát tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng này hôm 10/3. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

Các động thái này được đưa ra khi SVB, một ngân hàng chuyên cho các công ty khởi nghiệp – đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ vay vốn, đang cố gắng huy động tiền để khắc phục khoản lỗ do bán trái phiếu bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.

Thông tin này đã khiến khách hàng của họ rút tiền ồ ạt và làm dấy lên lo ngại về tình trạng của ngành ngân hàng.

Các quan chức cho biết họ hành động để \”bảo vệ người gửi tiền được bảo hiểm\”

Silicon Valley Bank phải đối mặt với tình trạng \”không đủ thanh khoản và mất khả năng thanh toán\”, các nhà quản lý ngân hàng ở California, nơi SVB đặt trụ sở chính, cho biết khi họ tuyên bố tiếp quản.

Công ty Bảo hiểm Tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC), chuyên bảo vệ các khoản tiền gửi lên tới 250.000 USD, cho biết họ đã chịu trách nhiệm về khoảng 175 tỷ USD đang được gửi tại ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ.

Các chi nhánh của ngân hàng sẽ mở cửa trở lại và khách hàng có tiền gửi được bảo hiểm sẽ có quyền tiếp cận tiền của họ “không trễ hơn sáng 13/3”, đồng thời cho biết thêm rằng số tiền thu được từ việc bán trái phiếu của ngân hàng sẽ được chuyển đến những người gửi tiền không được bảo hiểm.

Các nhà đầu tư lo lắng

Tình hình này đã khiến nhiều công ty có tiền bị ràng buộc tại SVB lo lắng về tương lai của họ.

\”Tôi đang trên đường đến chi nhánh để lấy tiền của mình. Tôi đã cố gắng chuyển số tiền đó ra ngoài ngày hôm qua nhưng không thành công. Bạn biết có những lúc mà bạn có thể thực sự gặp rắc rối nhưng bạn không biết chắc? Đây là một trong những lúc đó,\” một người sáng lập công ty khởi nghiệp (start-up) nói với BBC.

\"Các
Chụp lại hình ảnh,Các chi nhánh của Silicon Valley Bnk đã đóng cửa khi khách hàng muốn rút tiền của họ

Một nhà sáng lập start-up về chăm sóc sức khỏe khác cho biết: \”Đúng ba ngày trước, chúng tôi vừa đạt được một triệu USD trong tài khoản ngân hàng của mình… Và rồi vụ này xảy ra.\”

Anh ta đã xoay sở để chuyển tiền vào một tài khoản khác 40 phút trước thời hạn. \”Giao dịch đang chờ xử lý. Và rồi sáng nay, tiền vẫn ở đó. Nhưng tôi biết những người khác đã làm điều tương tự sau tôi vài phút, và tiền không được chuyển đi.\”

\”Đó là một tình huống điên rồ,\” anh nói.

Phản ứng của cơ quan quản lý

Sự sụp đổ xảy ra sau khi SVB cho biết họ đang cố gắng huy động 2,25 tỷ USD để bù lỗ do bán tài sản, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, vốn bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.

Tin tức khiến các nhà đầu tư và khách hàng tháo chạy khỏi ngân hàng. Giá cổ phiếu đã chạm mốc giảm kỷ lục trong một ngày lớn nhất vào hôm 9/3, giảm hơn 60% và hơn nữa trong doanh số bán hàng sau giờ làm việc trước khi giao dịch bị tạm dừng.

Lo ngại rằng các ngân hàng khác có thể gặp phải vấn đề tương tự đã dẫn đến việc bán cổ phiếu ngân hàng trên diện rộng trên toàn cầu vào hôm 9/3 và sáng 10/3.

Phát biểu tại Washington hôm 10/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đang theo dõi \”những diễn biến gần đây\” tại Silicon Valley Bank và những ngân hàng khác \”rất cẩn thận\”.

Sau đó, bà đã gặp các cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu, nơi Bộ Tài chính cho biết bà bày tỏ rằng \”hoàn toàn tin tưởng vào các cơ quan quản lý ngân hàng sẽ có những hành động thích hợp để phản ứng và lưu ý rằng hệ thống ngân hàng vẫn có khả năng phục hồi\”.

\"Bộ
Chụp lại hình ảnh,ộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen

SVB đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Được coi là nguồn vốn quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp, SVB là ngân hàng đối tác của gần một nửa số công ty công nghệ và chăm sóc sức khỏe đã niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm ngoái, được hỗ trợ bởi liên doanh của Hoa Kỳ.

Khởi đầu là một ngân hàng ở California vào năm 1983, Silicon Valley Bank đã mở rộng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Ngân hàng này hiện có hơn 8.500 nhân viên trên toàn cầu, mặc dù hầu hết các hoạt động của họ là ở Mỹ.

SVB đã phải chịu áp lực, vì lãi suất cao hơn khiến các công ty mới thành lập khó huy động tiền hơn thông qua gây quỹ tư nhân hoặc bán cổ phần, và nhiều khách hàng đã rút tiền gửi, những động thái đã xảy ra trong tuần này.

Ở Silicon Valley, dư âm từ sự sụp đổ đã lan rộng khi các công ty phải đối mặt với câu hỏi về ý nghĩa của sự sụp đổ này đối với tài chính của họ.

Ngay cả những doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh trực tiếp cũng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như các khách hàng của Rippling, một công ty xử lý phần mềm tính lương và sử dụng SVB. Họ cảnh báo rằng các khoản thanh toán hiện tại có thể bị chậm trễ và cho biết họ đang chuyển hoạt động kinh doanh sang một ngân hàng khác.

Công ty con của SVB tại Anh cho biết họ độc lập, với bảng cân đối kế toán riêng \”tách biệt với công ty mẹ và các công ty con khác\”.

\”Chúng tôi nhận thức rằng đây là thời điểm đáng lo ngại đối với khách hàng của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đang làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ họ và cung cấp thêm thông tin về tình hình\”, bà Erin Platts, quản lý của SBV tại EMEA (khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi) cho biết.

\"Giám
Chụp lại hình ảnh,Giám đốc điều hành Greg Becker của SVB

Ngoài việc giáng một đòn mạnh vào ngành công nghệ, sự sụp đổ của SVB đã làm dấy lên lo ngại về những rủi ro lớn hơn mà các ngân hàng phải đối mặt, khi lãi suất tăng nhanh ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu.

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới – bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Anh – đã tăng mạnh chi phí cho vay trong năm qua khi họ cố gắng kiềm chế lạm phát.

Nhưng khi lãi suất tăng, giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu hiện tại thường giảm.

Những sự sụt giảm đó có nghĩa là nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với những khoản lỗ tiềm ẩn đáng kể – mặc dù sự thay đổi về giá trị thường không phải là vấn đề trừ khi những áp lực khác buộc các công ty phải bán cổ phần nắm giữ.

Cổ phiếu của một số ngân hàng lớn của Mỹ đã phục hồi vào ngày 10/3, nhưng việc bán tháo tiếp tục ảnh hưởng tới các ngân hàng nhỏ hơn, buộc Signature Bank và các ngân hàng khác phải tạm dừng giao dịch.

Nasdaq – sàn giao dịch chứng khoán có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ niêm yết – giảm 1,7% vào cuối ngày, trong khi các chỉ số chứng khoán như S&P 500 giảm 1,4% và Dow giảm gần 1%.

Các chỉ số quan trọng của châu Âu và châu Á cũng giảm, với FTSE 100 giảm 1,6%.

Alexander Yokum, nhà phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu tại CFRA (công ty nghiên cứu đầu tư độc lập lớn nhất trên thế giới), cho biết các ngân hàng chuyên về các ngành đơn lẻ được coi là dễ rút tiền nhanh chóng, giống như trong trường hợp của SVB.

Theo nhà phân tích: “Silicon Valley Bank sẽ không mất tiền nếu họ không hết tiền mặt để trả lại cho khách hàng của mình. \”Vấn đề là mọi người muốn có tiền và họ không có tiền – họ đã đầu tư và những khoản đầu tư đó đã lỗ.\”

\”Tôi biết có rất nhiều nỗi sợ hãi, nhưng nó chắc chắn là đặc thù của các công ty,\” ông nói.

\”Các doanh nghiệp bình thường sẽ ổn thôi,\” nhưng ông Yokum nói thêm rằng các công ty công nghệ có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn. “Và điều đó không tốt.”

Bài Liên Quan

Leave a Comment