Tàu khảo sát Xiang Yang Hong 10 quay lại EEZ của Việt Nam

2023.05.18

\"Tàu

Tàu Xiang Yang Hong-10 đã xâm nhập trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hiện hoạt cách đường cơ sở Việt Nam khoảng 150 hải lý.

 Marine Traffic / RFA

Theo dữ liệu RFA ghi nhận từ Marine Traffic, tàu khảo sát Trung Quốc Xiang Yang Hong-10 của Trung Quốc hôm 17/5/2023, bắt đầu quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, nó lặp lại chính xác đường khảo sát đã thực hiện hôm 10/5. 

Đợt khảo sát mới nhất của tàu này trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam bắt đầu từ hôm 7/5/2023. Hôm 15/5, con tàu này rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đi về khu vực đá Chữ Thập; nhưng rồi trở lại. 

Ông Raymond Powell, nhà nghiên cứu các vấn đề Biển Đông tại Đại học Stanford, trả lời RFA về loại dữ liệu mà tàu Xiang Yang Hong-10 có thể quan tâm khi nó lặp lại chính xác hành trình đã khảo sát cách đó một tuần. 

“Dựa theo bản đồ cáp ngầm 2023, điều mà tôi nghĩ đến là cáp ngầm dưới biển, nhưng điều đó chỉ thực sự giải thích tuyến đường khảo sát từ đông bắc đến tây nam của con tàu này. 

Bên cạnh đó, tại sao Trung Quốc lại cần một đội hộ tống lớn như vậy cho một cuộc khảo sát cáp ngầm dưới biển? Đơn giản là điều đó truyền đạt một thông điệp tới Chính phủ Việt Nam, rằng nó sẽ là một hoạt động hoàn toàn bình thường. Tôi có cảm giác họ muốn gửi thông điệp là họ mới là người sở hữu các mỏ khí trong vùng biển mà Việt Nam đang thăm dò, mặc dù thực tế là họ đã giảm quy mô của đoàn tàu hộ tống, cho thấy có thể họ muốn giảm bớt thông điệp một chút.”

Từ Việt Nam, một nhà quan sát vấn đề Biển Đông không tiện nêu tên phân tích với RFA:

“Trong đợt đầu tiên xâm nhập, những ngày vừa qua, phía Trung Quốc cử 2 tàu hải cảnh CCG 5305 và CCG 4303 hộ tống tàu khảo sát Xiang Yang Hong-10, chưa kể một số tàu dân binh. Còn Việt Nam điều 2 tàu kiểm ngư Kiem Ngu 468 và Kiem Ngu 465 đến giám sát. Kế đó tàu cảnh sát biển CSB 7011 cũng có mặt tham gia. 

Tuy nhiên, đến hôm 17/5, sau khi tàu Trung Quốc vòng từ khu vực Chữ Thập trở lại thì phía họ chỉ còn thấy một tàu là CCG 5305 đi theo hộ tống cùng với một số tàu dân binh. Tất nhiên, điều này chỉ dựa trên tín hiệu AIS, còn hiện trường có thể khác. Tàu CCG 4303 của Trung Quốc đã đi lên phía bắc trở về Tam Á. Đến buổi trưa thì tàu CSB 7011 của Việt Nam cũng đổi hướng về bờ. Tức là hiện nay phía Trung Quốc chỉ còn tàu 5305 hộ tống còn phía Việt Nam còn hai tàu kiểm ngư giám sát hoạt động của họ. So với đợt trước thì số lượng tàu công vụ của hai bên đã giảm xuống.

Số lượng tàu bớt đi thì nguy cơ xảy ra sự cố đối đầu cũng sẽ giảm đi. Trong đợt khảo sát đầu tiên, có lẽ cả hai phía đều không biết ý định và phản ứng tiềm tàng của đối phương là gì, cho nên sẽ cẩn trọng và điều nhiều lực lượng. Nhưng sau một vòng khảo sát của phía Trung Quốc thì có lẽ phía Việt Nam đánh giá có vẻ tình hình không quá nghiêm trọng, còn Trung Quốc thấy Việt Nam cũng không manh động. Có thể phán đoán đó là lý do cả hai bên rút bớt lực lượng, Trung Quốc rút bớt tàu hải cảnh, còn Việt Nam rút bớt tàu cảnh sát biển. Như vậy, sự việc có vẻ được giảm căng thẳng.” 

Duân Đặng, nhà báo độc lập chuyên theo dõi vấn đề Biển Đông, nhận xét trên Twitter về hoạt động mới này của Xiang Yang Hong: 

“Tàu Hướng Dương Hồng 10 đang đi đúng quỹ đạo mà nó đã đi vào ngày 10 tháng 5 khi tiếp cận các giàn khoan dầu của Việt Nam ở Biển Đông. Có thể dự đoán nó sẽ thực hiện một cách tiếp cận mới vào ngày mai. Trong khi đó, việc tàu CCG 4303 của Trung Quốc và CSB 7011 của Việt Nam rời khỏi hiện trường cho thấy khả năng giảm căng thẳng.”

Bài Liên Quan

Leave a Comment