Kế hoạch hạ bệ Phạm Minh Chính của Nguyễn Phú Trọng

May 18, 2023

\"\"
Số phận Phạm Minh Chính vừa bị Nguyễn Phú Trọng định đoạt tại hội nghị giữa kỳ

Cuối cùng, liệu Phạm Minh Chính có thoát nổi vòng vây đang giăng lên? Khuyết điểm và trách nhiệm của Chính trong vai trò điều hành chính phủ thì chất chồng như núi.

Chuyện hạ bệ Phạm Minh Chính lần này bị kẹt bởi kế hoạch của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã mời Chính sang dự Hội nghị G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 đến 21/5.

Lần gạt Nguyễn Xuân Phúc trước Tết đã bị mang tiếng, vì phạm vào chuyện đạo lý của người Việt, còn lần này là chuyện liên quan đến bang giao quốc tế. Lần trước 30% trung ương bỏ phiếu ủng hộ ông Phúc ở lại. Lần này liệu bao nhiêu phần trăm quyết định đẩy Chính ra đi? Nguyễn Phú Trọng còn suy tính, Nhật Bản chứ không phải là Indonesia! Phúc thăm Jakarta tháng trước thì tháng sau bị thất sủng.

Hơn nữa, đất nước hiện nay đang lộ rõ tình trạng kiệt quệ, đâu đâu cũng nghe các doanh nghiệp và người dân ca thán về khó khăn chồng chất. Nợ của doanh nghiệp lên tới 240%, lãi suất thật trừ lạm phát lên tới 6% và mới đây có giảm nhưng cũng trên 3%, cho nên doanh nghiệp không trả nợ được, phải bán cho người nước ngoài là điều nguy hiểm.

\"\"
Tay nắm tay nhưng Phạm Minh Chính có thể mất ghế sau chuyến đi Nhật dự họp G7 mở rộng

Toàn bộ thể chế lâm vào bất ổn kèm theo những hệ lụy ngoài “tầm với” của Đảng. Chế độ ngày càng lung lay trước quốc nạn tham nhũng, tha hoá quyền lực mang tính hệ thống, người dân mất hết phương hướng và xã hội thì rối loạn. Chẳng còn mấy ai tin vào câu bùa chú của Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Chỉ riêng việc ngồi xổm trên điều lệ đảng, bám ghế suốt ba nhiệm kỳ, Trọng chính là sâu chúa trong bầy sâu, ăn vào lĩnh vực béo bở nhất là tham nhũng quyền bính. Tay chân bộ hạ thân tín nhất của ông trực tiếp gom củi đốt lò như cố Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh là loại sâu gộc với biệt phủ, đất đai, lăng mộ nguy nga đồ sộ. Tô Lâm, trùm công an tay kiếm bạo tàn của Đảng thì ăn bò dát vàng giá hàng ngàn đô.

Mấy ngày trước đây, báo chí “lề phải” vô tình đưa hình ảnh Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng Ban Nội Chính, đeo đồng hồ Patek Philippe World Time Mecca, giá trị hàng trăm ngàn đô la, sau đó đã buộc phải xóa đi.

Một lần nữa có thể khẳng định, lời đe nẹt của Trọng khi tiếp xúc với cử tri về việc bà Nhàn trốn đâu cho thoát và câu nhắn nhủ “tay đã nhúng chàm thì tốt nhất xin thôi” hẳn là thông điệp gửi đến ngài Thủ tướng chứ không ai khác. Đồng thời những thông điệp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ngay trước Hội nghị trung ương giữa nhiệm kỳ này và kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội cũng là sự định hướng công khai cho các Ủy viên trung ương và Đại biểu Quốc hội thi hành đòn quyết định cuối cùng là bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, các chức danh do Quốc hội bầu trong kỳ họp lần này.

Trước mối đe dọa sống còn ấy, hiển nhiên phe của Chính không ngồi yên “chịu trận”. Gần nửa năm nay, câu chuyện về Hồ Mẫu Ngoạt, trợ lý của Nguyễn Phú Trọng từng dậy sóng trên mạng xã hội. Sau đợt giật đổ “domino” Hồ Mẫu Ngoạt, cú “phản đòn” tiếp theo trước thêm TƯ7 là đơn tố cáo Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, cánh tay phải thứ hai của Tổng bí thư sau khi Ngoạt “rớt đài”.

Tội trạng của Hưng trong lá đơn được tập thể cán bộ của Ngân hàng Nhà nước đứng tên cho thấy sự lũng đoạn của nhóm lợi ích được phe Tổng bí thư “chống lưng” có sức tàn phá nền kinh tế nói chung và hệ thống các Ngân hàng cả trong lẫn ngoài Nhà nước ghê gớm như thế nào.

Nhưng cuối cùng, liệu Chính có thoát nổi vòng vây đang giăng lên? Khuyết điểm và trách nhiệm của Phạm Minh Chính trong vai trò điều hành chính phủ thì chất chồng như núi.

Thủ tướng có đến hai phó thủ tướng bị cách chức, hàng tá Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh bị bắt giam, kỷ luật. Kinh tế đất nước lụn bại, GDP giảm thê thảm, địa ốc đóng băng, có nguy cơ vỡ bóng, tài chính tín dụng bết bát…

Dù gì thì Nguyễn Phú Trọng và nhóm lợi ích của ông đã “thành công” trong việc triệt tiêu mọi động lực phát triển kinh tế. Phía sau những “lục đục” nội bộ là cả một “thập kỷ mất mát” của quốc gia, mà mỗi người dân và doanh nghiệp phải gánh chịu.

Đảng cũng phải công nhận tất cả là do “bất ổn kinh tế vĩ mô và thể chế”. Nguyên nhân quan trọng nữa cần rút ra là những người cộng sản làm cách mạng giành lấy quyền lực nhằm thực hiện “ý chí chung” nhưng đã “thất bại” và trong điều kiện chuyển đổi sang thị trường quyền lực đã bị tha hoá, không được kiểm soát hiệu quả.

Quyền lực tuyệt đối bị lợi dụng mang tính hệ thống cho mục đích riêng của các quan chức khi thiếu cơ chế đối trọng và người dân không được giám sát. ĐCS dần dà trở thành tổ chức Mafia, giống như Tam Hoàng bên Trung Quốc, hay Cosa Nostra bên Ý.

Trần Đông A

Bài Liên Quan

Leave a Comment