Myanmar: Người trẻ đối mặt với ước mơ tan vỡ khi phải sống lưu vong

\"REUTERS\"/
Chụp lại hình ảnh,Những người trẻ biểu tình chống đảo chính giơ ba ngón tay hiện đã trở thành biểu tượng đòi quyền dân chủ

  • Tác giả,Kelly Ng
  • Vai trò,BBC News
  • 19 tháng 6 2023

Năm 2019, Pann Pann bắt đầu công việc đầu tiên của mình, lưu giữ hồ sơ bệnh án tại một bệnh viện nhà nước ở thành phố Bago, miền nam Myanmar. Cô từng khao khát trở thành trưởng bộ phận.

Nhưng bốn năm sau, cô gái 25 tuổi lại đang làm bồi bàn ở Bangkok, ước mơ của cô bị gác sang một bên khi chế độ quân sự bạo tàn tiếp tục cai trị đất nước.

\”Nếu không vì cuộc đảo chính, tôi sẽ không bao giờ rời đi,\” cô nói. \”Tôi muốn xây dựng cuộc sống của mình ở Myanmar. Nhưng không còn nơi nào an toàn ở đất nước tôi nữa.\”

Khi Pann Pann tốt nghiệp đại học, Myanmar vẫn đang được hưởng nền tự do chính trị hiếm có, lần đầu tiên sau 50 năm. Nền kinh tế, bị tàn phá sau nhiều thập kỷ bất ổn, bắt đầu hồi phục khi khách du lịch đến và đầu tư nước ngoài đổ vào.

Rồi đến tháng 2 năm 2021, quân đội đã bắt giữ Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo được bầu nên dân chủ. Điều này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống đảo chính quy mô lớn, gây ra một cuộc nội chiến đẫm máu và khiến nền kinh tế bị tuột dốc.

Những ngày đầu của phong trào hậu đảo chính được ghi dấu bằng sự phản kháng của sức trẻ, nhưng sự lạc quan đó nhanh chóng bị suy yếu.

Rủi ro khi ở lại Myanmar tăng lên đối với những người như Pann Pann, từng là thành viên tích cực của phong trào bất tuân dân sự, một cuộc đình công quy mô rộng khắp do công nhân ở lĩnh vực công khởi xướng, nhằm chống lại sự cai trị của quân đội.

Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 70.000 người đã rời khỏi Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính. Sự ra đi là do những người trẻ bất mãn muốn tìm kiếm việc làm để hỗ trợ gia đình. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ít hơn 1,1 triệu người Miến Điện đang làm việc trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2020.

Trong nhiều thập kỷ, các dân tộc thiểu số của nước này đã trốn chạy khỏi sự đàn áp. Sau đó, hàng trăm ngàn người Rohingya cũng chung số phận khi quân đội bị cáo buộc phạm tội diệt chủng nhằm vào cộng đồng Hồi giáo.

Giờ đây, sau cuộc đảo chính, những người bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động và thậm chí cả những người dân thường Myanmar, kiệt sức vì cuộc nội chiến, đã muốn ra đi.

\"GETTY
Chụp lại hình ảnh,Thời kỳ dân chủ ngắn ngủi của Myanmar đã bị dập tắt bởi cuộc đảo chính năm 2021

Với Pann Pann, quyết định rời khỏi Myanmar không phải là một điều dễ dàng.

Cô đã dành nhiều tháng lẩn trốn chính quyền bằng cách chuyển từ nhà họ hàng này sang nhà người khác. Cô tiếp tục sống ở Bago khi một số người bạn của cô bị chính quyền quân sự sát hại. Cuối cùng, một người bạn ở Mỹ đã giúp quyên góp tiền mua vé máy bay một chiều đến Chiang Mai cho cô.

Khi không tìm được việc làm ở đó, cô chuyển đến Bangkok. Cô đã trải qua bảy công việc trái phép như trông trẻ, giúp việc, hầu bàn và công nhân xây dựng trong năm đầu tiên.

Nhưng cô ấy cho biết đã có đôi chút ổn định. Hiện cô kiếm được 12.000 baht (350 USD) mỗi tháng, đủ để trả tiền thuê một căn phòng nhỏ gần đó.

\”Cuộc sống ở Thái Lan rất chật vật vì tôi không nói được tiếng của họ và không nói tốt tiếng Anh. Tôi vẫn không thể ở lại đây một cách hợp pháp… nhưng lại an toàn hơn\”, cô nói.

Pann Pann tin rằng tên mình nằm trong \”danh sách đen\” khiến cô lo lắng về chuyện hồi hương. Vì vậy, cô ấy không biết khi nào mình sẽ gặp lại gia đình.

\”Nhưng tôi nghĩ đây là quyết định đúng đắn,\” cô nói. \”Tôi không đến Thái Lan vì ở đây thoải mái hơn. Tôi thậm chí còn không biết Thái Lan như thế nào. Nhưng khi ở Myanmar, trong đầu tôi chỉ có một điều duy nhất: Tôi phải ra đi.\”

Nỗi sợ hãi cũng là điều đã buộc Augustine Thang phải đạp xe xuyên biên giới từ bang Chin của Myanmar đến Mizoram ở Ấn Độ vào tháng Giêng năm ngoái cùng vợ và hai con nhỏ.

Anh không bao giờ quay trở lại, mặc dù vẫn đang cầu nguyện để có cơ hội.

Người đàn ông 34 tuổi này là phó phòng phúc lợi xã hội của bang Chin khi cuộc đảo chính xảy ra. Anh tham gia phong trào bất tuân dân sự một tuần sau đó.

\"GETTY
Chụp lại hình ảnh,Quân đội Myanmar dập tắt các cuộc biểu tình chống đảo chính, châm ngòi cho cuộc nội chiến kéo dài

Nỗi khiếp sợ về sự trả thù từ quân đội và áp lực phải chăm lo cho gia đình của anh là quá lớn.

\”Đó là một quyết định khó khăn. Tôi yêu quê hương, làng mạc của mình và tôi muốn làm việc cho người dân của mình, nhưng tôi đã chọn ra đi vì cuộc sống của chúng tôi rất quý giá\”, anh nói.

Thang hiện đảm nhận các công việc \’gọi khi cần\’ trong xây dựng.

\”Tôi muốn trở thành giám đốc bộ phận [cũ] của mình và tập trung vào sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên. Bây giờ tôi không có được một công việc thường xuyên. Tôi giúp đỡ bạn bè và họ chia sẻ thu nhập của họ với tôi. Điều này không ổn,\” anh nói.

\”[Mizoram] không phải là nhà của chúng tôi, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác.\”

Trong số những điều Thang nhớ nhất về Myanmar là \”được sống yên bình, được đi đánh cá trên biển và có cá tươi\”. Nhưng anh vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó đất nước anh sẽ “lấy lại dân chủ” với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc.

\"GETTY
Chụp lại hình ảnh,Quân đội Myanmar đang sử dụng các cuộc không kích và thậm chí đốt cháy cả ngôi làng để đàn áp sự phản kháng

Không phải tất cả những ai chạy khỏi Myanmar đều vì sợ hãi. Có một số người như Julia Khine, một sinh viên kỹ thuật người Myanmar ở Hong Kong, rời đi vì việc học. Nhưng chứng kiến ​​những gì đã xảy ra với đất nước mình, cũng khiến cô không sẵn lòng quay trở lại.

“Tôi hy vọng được đóng góp cho đất nước và người dân của mình, nhưng từ bên ngoài Myanmar,” cô gái 21 tuổi về quê lần cuối vào tháng 8 năm 2022. Sau khi tốt nghiệp, cô ấy nói muốn đi du lịch khắp thế giới “để nói về sự bất công đang diễn ra ở Myanmar\”.

Cô nói rằng thật rối bời khi sống một cuộc sống tương đối yên bình khi bạn bè và gia đình ở quê nhà phải đối mặt với bạo lực và bất ổn mỗi ngày.

“Thật khó để kết thân ở Hong Kong vì họ không thể thấu hiểu với những mối bận tâm của tôi,” cô nói. \”Tôi đã rất kinh hoàng trước các cuộc không kích gần đây [ở Myanmar], nhưng tôi không cảm thấy họ sẽ hiểu được cảm giác của mình, vì vậy tôi phải vờ như không có chuyện gì xảy ra.\”

Cuộc không kích mà cô ấy đề nhắc đến đã cướp đi hơn 100 sinh mạng tại một ngôi làng ở phía tây bắc.

Cô ấy cũng không sẵn lòng chia sẻ chi tiết về cuộc sống của mình với những người ở quê nhà – và thậm chí không sử dụng mạng xã hội – vì sợ bị xem là thiếu cân nhắc.

Julia Khine nói thêm, cha mẹ của bạn bè cô, những người bị quân đội giết chết sẽ đặc biệt \”bị kích động nếu họ thấy rằng tôi đang sống tốt\”.

Trong khi đó, Pann Pann khắc khoải nhớ thương gia đình và bạn bè ở nhà thờ. Nhưng cô luôn tự nhủ rằng mình đã là người may mắn rồi.

\”Nhiều bạn bè của tôi vẫn đang phải lẩn trốn, chuyển từ nhà này sang nhà khác. Một số đã bị sát hại,\” cô nói. “Tôi luôn nhắc mình rằng cuộc sống của họ còn khó khăn hơn tôi nên tôi phải mạnh mẽ lên”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment