Trương Duy Nhất: Những ngày ở Thái Lan trước khi \’mất tích\’

TINA HÀ GIANG / BBCVietnamese.com –

Trương Duy Nhất: Những ngày ở Thái Lan trước khi \’mất tích\’

.

\"\"
Khách sạn nơi ông Trương Duy Nhất ở trước khi \”mất tích\”

Hơn hai tuần trôi qua kể từ khi có tin blogger Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng có khả năng \”mất tích\” sau khi tới Thái Lan.

Hôm 9/2, từ Canada, cô Trương Thục Đoan, con gái ông Nhất cho BBC biết:

\”Cuộc gọi cuối cùng của ba và con là 9h tối ngày thứ Sáu, 25/1 theo giờ Bangkok. Lúc ba điện con thì ba đang ở trong phòng khách sạn. Nhưng lần cuối ba online trước khi con không liên lạc được là 5h39 chiều ngày thứ Bảy, 26/1 theo giờ Bangkok. Con check giờ online cuối cùng của ba trên facebook, facebook có tính năng đó nên con mới biết, vì cuộc gọi cuối cùng của con và ba là vào ngày 25.\”

Trước áp lực của nhiều tổ chức quốc tế, chính phủ Thái Lan hôm thứ Năm tuần qua chính thức thông báo sẽ mở cuộc điều tra về sự có mặt của ông tại đây cũng như điều gì đã xảy ra với ông.

Trong khi đó, mạng internet vẫn lan truyền nhiều tin tức mâu thuẫn nhau về nghi vấn ông Nhất bị cho là \”mất tích\” thậm chí bị \”bắt cóc\” tại Bangkok.

Có đến Cao Uỷ UNHCR xin tị nạn

BBC được biết qua một nhà hoạt động ở Thái Lan (tạm gọi là ông A), người giúp đỡ ông Trương Duy Nhất trong thời gian ông ở Thái Lan, rằng ông đưa ông Nhất đến cơ quan UNHCR hôm 25/1 để nộp đơn xin tỵ nạn.

Trước đó, hôm 30/1, một nhà đấu tranh khác cho BBC biết đã được một nguồn tin đáng tin cậy có thẩm quyền xác định là ông Nhất đã đến đây.

\"Có
Có tin nói ông Trương Duy Nhất \’trốn sang Thái Lan\’. FACEBOOK TRƯƠNG DUY NHẤT

Tuy thế, theo nhà hoạt động này thì ông Nhất \”chưa ghi danh\”.

\”Việc làm hồ sơ tị nạn với UNHCR có nhiều bước. Bước đầu tiên là xin lấy hẹn ghi danh. Để làm việc này, người muốn mở hồ sơ điền một mẫu đơn ngắn, ghi rõ tên tuổi, công dân nước nào, và để lại số phôn. Sau đó UNHCR mới gọi phôn cho hẹn để họ quay trở lại làm đơn ghi danh, rồi từ đó mới lập hồ sơ. Trong trường hợp của blogger Trương Duy Nhất khi họ gọi lại thì không gọi được nữa.\”

Chạy khỏi nơi trú ngụ

Hôm 9/2, tại một khách sạn nhỏ bé ở ngoại ô Bangkok người ta xác định ngay với phóng viên BBC là \”người có hình giống ông Trương Duy Nhất có ở đây 6 ngày\”.

Nhưng trước những câu hỏi tỉ mỉ hơn, người chủ nói ông không làm việc ở đó thường xuyên, và gọi một người phụ nữ dọn phòng đứng tuổi ra nói chuyện.

Qua lời dịch của một đồng nghiệp thuộc BBC Thái, bà nói:

\”Ổng có ở đây. Tôi nhớ rõ vì ông là người ngoại quốc duy nhất, không nói được tiếng Thái.\”

\”Ông bất chợt mang đồ rời đi vào một sáng, cuối tuần, tôi không nhớ rõ ngày nào, chỉ biết hôm đó rất đông, và ông đi bằng taxi, \” một người phục vụ nói với BBC Thái.

\"nhất\"/
Trung tâm thương mại được cho là nơi ông Nhất \”bị bắt giữ\”

Theo tìm hiểu, chủ hotel rất e ngại lôi kéo sự chú ý đến cơ sở làm ăn của mình, nói khách sạn của ông quá nhỏ \”không có hệ thống ghi danh, nên không thể cung cấp thêm chi tiết.\” Và mặc dù \”có camera, nhưng bộ nhớ nhỏ nên mỗi tuần tự xóa đi và thu dữ kiện mới lên.\”

Ông A, người giúp ông Trương Duy Nhất mướn khách sạn nói:

\”Anh Trương Duy Nhất vào đến đất Thái đêm 19 rạng sáng ngày 20/1. Em đón anh ấy ở tiệm Starbuck tại Future Park Mall, rồi đưa anh ngay đến khách sạn đó vì nó tiện việc đi lại. Em đặt phòng ba đêm. Sau đó anh Nhất tự lo sáng sáng trả tiền 500 baht để ở thêm. Giấy tờ rất đơn giản không có gì. Một bà Thái làm việc ở đấy lấy phôn chụp passport anh Nhất, nhận tiền, thế là xong.\”

Một ngày trước khi mất tích, ông Trương Duy Nhất than phiền với ông A là \”cảm thấy bất an quá\” vì sau khi đến văn phòng UNHCR về, không hiểu tại sao ông liên tục nhận được những cú phôn lạ, của đàn ông lẫn phụ nữ, cả người Việt lẫn người Thái. Hai người bàn nhau là sẽ phải đi mua thẻ điện thoại mới.

Ông A kể:

\”Thứ Bảy 26/1, lúc 17:20 anh Nhất gọi em qua Whatsapp, nói anh đang ngồi ở một quán cà phê trên lầu ba của Future Park Mall.\”

\’\’Anh Nhất lúc đó rất lo. Anh kể có ít nhất là ba cú điện thoại gọi cho anh sáng hôm đó. Cú gọi cuối cùng, anh Nhất nói là của một người đàn ông nói \”anh nên bỏ số điện thoại đó đi, và đi khỏi khách sạn đó đi\” nên anh Nhất lúc đó sợ quá vội vã rời khỏi khách sạn. Rồi anh Nhất nhờ em giúp tìm người giúp đỡ.\”

Ông A cho biết sau khi cúp phôn, ông gọi cho ông B, một người bạn để nhờ bạn giúp đỡ ông Nhất.

Tối hôm 9/2, ông B xác nhận với BBC rằng ông có cuộc điện đàm này với ông A vào hôm 26/1.

Ngay sau đó, không còn ai liên lạc được với blogger Trương Duy Nhất.

Nơi trú ẩn không còn an toàn?

Cho đến hôm 10/02 vẫn ai chưa được biết đích xác blogger Trương Duy Nhất đang ở đâu và chuyện gì đã xảy ra cho ông.

Đài Á Châu Tự Do hôm thứ Sáu đưa tin Hoa Kỳ hoan nghênh tin chính phủ Thái Lan sẽ điều tra việc Trương Duy Nhất bị mất tích.

Trong một tuyên bố ngày 8/2, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ hoan nghênh cuộc điều tra của chính phủ Thái Lan về vụ mất tích của ông Nhất, thêm vào đó, \”chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình\”, đài Á Châu Tự Do viết.

\”Tự do báo chí là căn bản của sự minh bạch và sự có trách nhiệm của chính quyền. Các nhà báo thường gặp những nguy cơ lớn khi làm công việc của họ, và nhiệm vụ của các chính phủ và công dân trên toàn thế giới là phải lên tiếng bảo vệ họ,\” một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được trích lời nói.

Trong vòng hai năm qua, giới bất đồng chính kiến Việt Nam thường chạy qua nước láng giềng như Thái Lan để tìm nơi ẩn náu.

Nhưng dường như Thái Lan dần dà không còn là nơi trú ẩn an toàn cho họ.

Trong thông cáo báo chí gửi đi hôm 6/2, tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), viết:

\”Thái Lan trước đây được xem là nơi trú ẩn an toàn trong khu vực cho các nhà báo và nhà bất đồng chính kiến, nhưng tình hình đã xấu đi sau gần năm năm cai trị của quân đội Thái Lan, với các trường hợp bất đồng chính kiến bị bắt cóc bởi các đặc vụ nước ngoài hoặc bị chính quyền Thái Lan bắt giữ và trục xuất về nước phải đối mặt với sự trả thù khắc nghiệt.\”

Thái Lan là nước không tham gia Hội nghị Quốc tế về người Tị nạn, không cấp quy chế tị nạn cho những người đến đây nương náu như một số các quốc gia khác. Người muốn tị nạn phải ghi danh với Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees – UNHCR), phải chờ khoảng 3 tháng để được phỏng vấn, sau đó chờ 3 đến 6 tháng nữa mới có quyết định.

Thêm vào đó, tại nước này, dù đã được UNHCR cấp quy chế tỵ nạn họ vẫn bị xem là những kẻ cư ngụ bất hợp pháp, không nhận được sự giúp đỡ bất kỳ nào từ UNHCR, phải vừa tự tìm cách mưu sinh vừa tránh bị càn quét.

Chính phủ Thái Lan ban hành một Luật Lao Động mới vào tháng 04/2018, qua đó người lao động bất hợp pháp có thể bị phạt tới 3.000 Mỹ kim và bị tù 5 năm.

Blogger Trương Duy Nhất là trường hợp người bất đồng chính kiến bị \’mất tích\’ thứ năm trong năm nay tại Thái Lan hay những nước quanh vùng.

\"nhất\"/
Bên trong trung tâm thương mại Future Park

Vài ngày trước, Thái Lan loan báo sẽ điều tra việc ông Trương Duy Nhất dường như mất tích trong lúc có cáo buộc về khả năng ông bị bắt cóc ở Bangkok.

Người đứng đầu cơ quan di trú Thái Lan Surachate Hakparn nói với Reuters rằng không có hồ sơ chính thức về việc ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan.

Tuy vậy, văn phòng di trú Thái Lan đang xem xét có phải ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan bất hợp pháp và xem chuyện gì đã xảy ra với ông.

\”Tôi đã ra lệnh điều tra vụ này,\” ông Surachate nói với Reuters ngày 7/2.

\’Đã có mặt ở Bangkok\’

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế tuần này nói họ đã xác nhận tin ông Nhất bị những người vô danh bắt giữ tại một trung tâm thương mại, Future Park, ở Bangkok ngày 26/1.

Ân xá Quốc tế nói họ xác nhận tin này với \”các nguồn độc lập giấu tên\”.

Ân xá Quốc tế đã kêu gọi Việt Nam và Thái Lan cung cấp thông tin về vụ việc.

Ông Phil Robertson, từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, thì nói ông Nhất đến Thái Lan \”chỉ vì một nguyên nhân\”.

\”Là để xin tị nạn, và ai đó không muốn ông ta làm thế, vì vậy chính phủ Thái nên mở ngay điều tra.\”

UNHCR – Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn – tại Thái Lan từ chối bình luận.

Từng ở tù

Blogger Trương Duy Nhất, chủ nhân của trang blog \”Một góc nhìn khác\”, từng bị tù 2 năm tại Việt Nam.

Ông bị bắt hôm 26/5/2013 tại nhà riêng ở Đà Nẵng.

Phiên tòa ở Đà Nẵng năm 2014 kết tội ông \”Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.\”

Cáo trạng nói ông Nhất có các bài viết \”không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng\”.

Ông ra tù hôm 26/5/2015.

Nguồn: BBC

Bài Liên Quan

Leave a Comment