Anh hùng Liên Xô cô độc: \’Mắc kẹt\’ 300 ngày ngoài không gian, sống sót kỳ diệu

Anh hùng Liên Xô cô độc: \’Mắc kẹt\’ 300 ngày ngoài không gian, sống sót kỳ diệu

Thứ Sáu, 07 Tháng Sáu 2019

Tính đến tháng 6/2015, nhà du hành vũ trụ người Nga Sergei Krikalev (27/8/1958) vẫn là cái tên nổi bật trong Sách kỷ lục Guinness thế giới khi là người sống ngoài vũ trụ lâu nhất trong lịch sử, với tổng thời gian là 803 ngày(1).

Trong sự nghiệp cống hiến hết mình cho ngành du hành vũ trụ Liên Xô, phi hành gia Sergei Krikalev được đất nước và thế giới vinh danh rất nhiều lần, trong đó ông hai lần nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Liên bang Nga; Huân chương Lenin, cùng một số huân chương của NASA và Pháp.

Vào ngày 23/5/2007, Sergei Krikalev được bầu chọn là công dân danh dự của thành phố Saint Petersburg, cùng với nhạc trưởng, nghệ sĩ nhân dân người Nga Valery Gergiev.

Trước khi vinh dự nhận được những huân chương và sự ghi nhận đáng quý này, ít ai biết rằng Sergei Krikalev từng có những tháng ngày sống cô độc trong không gian, sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Tất cả là vì những biến động chính trị của đất nước khiến anh bất đắc dĩ \”bị bỏ lại\” trong không gian 10 tháng trời mà không được trở về Trái Đất…

\"Anh

Tính đến tháng 6/2015, Sergei Krikalev là người sống ngoài vũ trụ lâu nhất trong lịch sử, với tổng thời gian là 803 ngày. Nguồn: Discover Magazine

Trở lại những ngày Đông giá rét cách đây gần 3 thập kỷ… vào tháng 12/1991…

Khi đó, đoàn xe tăng tiến vào Quảng trường Đỏ ở Moskva; khi đó, Mikhail Gorbachev và Liên Xô đang trải qua những biến động chính trị và lịch sử to lớn chưa từng có… thì phi hành gia Sergei Krikalev ở ngoài không gian. 

Cách Trái Đất 350km, Trạm vũ trụ Mir (Trạm vũ trụ Hòa bình) lúc đó là ngôi nhà tạm thời của anh.

Ngày 26/12/1991, khi Liên Xô giải thể, 15 quốc gia (bao gồm cả Nga ngày nay) tuyên bố độc lập, nhà du hành vũ trụ Sergei Krikalev được thông báo rằng anh không thể trở về nhà vì \”đất nước hứa đưa anh trở về đã… không còn tồn tại\”!

Lịch sử gọi Sergei Krikalev là \”Công dân cuối cùng của Liên Xô\”.

300 ngày cô độc ngoài vũ trụ

4 tháng trước khi Liên Xô giải thể,

Sergei Krikalev – một kỹ sư máy bay 33 tuổi, cùng với Anatoly Artsebarsky và phi hành gia đầu tiên của Anh là Helen Sharman lên đường thực hiện sứ mệnh không gian trên Trạm vũ trụ Hòa bình của Liên Xô.

Nhiệm vụ của hai phi hành gia người Liên Xô Sergei Krikalev và Anatoly Artsebarsky là thay thế phi hành đoàn hiện tại của Hòa bình, trong khi Helen Sharman tham gia Chương trình Juno của Anh để thực hiện các thí nghiệm về khoa học đời sống trên trạm vũ trụ.

Nữ phi hành gia Helen Sharman sau khi hoàn thành sứ mệnh đã cùng với phi hành đoàn Liên Xô của nhiệm vụ trước đó trở về Trái Đất 8 ngày sau đó. Sergei Krikalev và cộng sự tiếp tục ở lại Hòa bình để tiến hành sửa chữa, bảo trì trạm vũ trụ.

\"Anh

Sergei Krikalev (trái) và Valery Polykov. Nguồn: TASS

5 tháng sau, người cộng sự của anh là Anatoly Artsebarsky cũng trở về nhà, chỉ còn Sergei Krikalev ở lại. Hai năm trước, \”công dân cuối cùng của Liên Xô\” đã trải qua 152 ngày làm việc trên Trạm vũ trụ Mir, nhưng lần này, anh không hay biết rằng sứ mệnh của mình lại kéo dài và mang đến cho anh nhiều cảm xúc xáo trộn đến vậy.

Năm 1991,

Khi Sergei Krikalev đang bận rộn thực hiện các cuộc đi bộ ngoài không gian bên ngoài trạm vũ trụ để sửa chữa và bảo dưỡng ở độ cao 350km so với mặt đất thì ở Trái Đất, đất nước của anh đang trải qua những biến động chính trị to lớn.

Tháng 8/1991, một cuộc đảo chính thất bại chống lại Tổng thống Mikhail Gorbachev đã làm rung chuyển Liên Xô, gây ra các sự kiện chính trị dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Đến ngày 26/12/1991, việc giải thể hoàn tất, 15 quốc gia (bao gồm cả Nga ngày nay) tuyên bố độc lập. Mikhail Gorbachev từ chức. Nước Nga ra đời cùng với vị tổng thống mới của nó.

Chính trị diễn biến là thế. Tuy nhiên, việc Liên Xô tan rã có tác động rất lớn đến chương trình không gian của nước này. Và dĩ nhiên ảnh hưởng đến sự trở về Trái Đất của Sergei Krikalev.

Sân bay vũ trụ Baikonur – sân bay đầu tiên và lớn nhất thế giới, nơi Liên Xô thực hiện các sứ mệnh phóng tên lửa, tàu không gian và vệ tinh, giờ lại nằm tại quốc gia Kazakhstan mới tuyên bố độc lập.

Kazakhstan sau đó nhanh chóng yêu cầu những khoản chi phí khổng lồ cho việc bảo trì cở sở vật chất tại đây từ Moskva. Nhưng nền kinh tế Nga lúc bấy giờ đang gặp khó khăn. Nga đã phải xoay sở rất chật vật để có được những số tiền nhất định bằng cách bán thảo các chuyến đi lên các trạm vũ trụ với chính phủ phương Tây (Áo trả 7 triệu USD cho một vị trí trên trạm vũ trụ, còn một đài Nhật Bản trả 12 triệu USD cho việc Nga đưa một phóng viên của họ lên trạm vũ trụ).

Moskva cũng đàm phán một thỏa thuận với Kazakhstan và đồng ý đưa một phi hành gia đầu tiên của Kazakhstan bay vào vũ trụ, đổi lại, Nga sẽ được phép phóng tàu vũ trụ từ sân bay Baikonur.

Tuy nhiên, 2 phi hành gia mới (người Áo và người Kazakhstan) không đủ điều kiện để thay thế Sergei Krikalev. Do đó, Sergei Krikalev miễn cưỡng đồng ý ở lại Trạm vũ trụ Hòa bình để điều khiển trạm, trong khi các đối tác của anh tiếp tục trở lại Trái Đất.

\"Anh

Vì những bất ổn thời cuộc, vì những khó khăn tài chính nhất định mà Sergei Krikalev trở thành phi hành gia bất đắc dĩ bị \”mắc kẹt\” trong không gian, với sứ mệnh kéo dài gấp đôi so với kế hoạch đề ra trước đó. Đã có lúc, người Nga thậm chí đã cân nhắc việc bán Mir cho người Mỹ, nhưng NASA tỏ ra không mấy quan tâm.

Sergei Krikalev được thông báo là nhà nước không có đủ kinh phí để đưa anh trở về nhà. Một tháng rồi hai tháng sau, anh vẫn nhận được câu trả lời tương tự từ Trái Đất.

\”Họ nói rằng, việc ở lại không gian quá lâu so với dự kiến của sứ mệnh sẽ tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của tôi. Nhưng lúc ấy, đất nước đang gặp khó khăn như vậy, cơ hội tiết kiệm tiền phải được ưu tiên hàng đầu.\” – Discover Magazine trích dẫn lời Sergei Krikalev về sau.

Báo chí Nga bấy giờ dành hết lời khen ngợi cho phi hành gia Sergei Krikalev, \”người công dân cuối cùng của Liên Xô\” một mình trên Hòa bình thực hiện sứ mệnh vũ trụ to lớn còn dang dở khi Liên Xô sụp đổ.

Tờ Komsomolskaya Pravda bình luận: \”Loài người đã gửi đứa con của mình đến các vì sao để anh ấy hoàn thành một loạt sứ mệnh vũ trụ to lớn.\”

Ngày trở về…

Phi hành gia Sergei Krikalev vẫn giữ liên lạc thường xuyên với vợ, người đang làm nhiệm vụ kiểm soát sứ mệnh bay của anh tại Trái Đất. Hai người vẫn nói chuyện riêng qua radio mỗi tuần một lần.

Những bất ổn chính trị đã khiến giá trị của đồng Rúp Liên Xô giảm mạnh. Mức lương 500 Rúp hàng tháng của Sergei Krikalev chỉ đủ để gia đình anh sống qua ngày. Cơ quan vũ trụ cũng đấu tranh để gửi nhu yếu phẩm cho anh.

\”Tôi tự hỏi liệu mình có đủ sức để sống sót và hoàn thành sứ mệnh hay không. Tôi cũng không chắc nữa. Bệnh teo cơ, nhiễm phóng xạ, nguy cơ ung thư, hệ thống miễn dịch trở nên yếu hơn sau mỗi ngày trôi qua, đây chỉ là một số hậu quả có thể xảy ra của một sứ mệnh không gian kéo dài.\” – Sergei Krikalev về sau nói.

Hơn 300 ngày ngoài không gian,

Cuối cùng, vào ngày 25/3/1992, sau khi trải qua 311 ngày trên quỹ đạo, bay vòng quanh Trái Đất và làm việc trên Trạm vũ trụ Hòa bình, Sergei Krikalev được trở về Trái Đất, sau khi Đức trả 24 triệu USD để mua tấm vé cho phi hành gia thay thế, Klaus-Dietrich Flade.

Lần này anh đặt chân xuống một quốc gia khác, khác với những hình hài mà anh rời đi cách đó gần 4 tháng: Tên đất nước cũng đổi khác; Điện Kremlin cũng đã đổi chủ; Ngay cả thành phố quê hương anh Leningrad cũng đổi thành Saint Petersburg.

Khi ở trong không gian, anh đã quay quanh Trái Đất 5000 lần và lãnh thổ của đất nước anh đã bị thu hẹp hơn 5 triệu km2.

\"Anh

Khi xuống mặt đất, Sergei Krikalev phải nhờ 4 cộng sự đưa ra khỏi tàu vũ trụ Soyuz. Người phi hành gia sống lâu ngày ngoài không gian trông nhợt nhạt và kiệt sức hoàn toàn. Sau khi đỡ anh khỏi Soyuz, người ta bọc anh trong áo khoác lông ấm cùng một ly nước nóng để tạm lấy lại sức. – Discover Magazine viết.

\”Đó là điều dễ chịu nhất mà tôi được hưởng lúc ấy, mặc dù trọng lực có khiến cho tôi khó chịu và chưa quen đi nữa nhưng về mặt tâm lý, những gánh nặng đè lên vai cuối cùng cũng được dỡ bỏ. Khoảnh khắc ấy, thật tốt khi được trở về nhà\” – Sergei Krikalev về sau nhớ lại.

Vậy mà, chưa đầy hai năm sau đó, phi hành gia người Nga Sergei Krikalev lại trở lại vũ trụ, lần này là trên tàu con thoi Discovery của Mỹ. Đó là lần đầu tiên một phi hành gia người Nga bay cùng với các phi hành gia Mỹ trên một tàu vũ trụ của Mỹ.

\"Anh

Ảnh chụp phi hành gia Nga Sergei Krikalev trong sứ mệnh trên tàu con thoi Discovery của Mỹ. Nguồn: Global Look Press

Nhớ lại, hơn 300 ngoài ngoài không gian \”bất đắc dĩ\” của Sergei Krikalev trong thời gian Liên Xô tan rã là chuyến \”công tác\” ngoài vũ trụ dài thứ 6 trong lịch sử du hành vũ trụ của nhân loại tính cho đến nay.

Bài Liên Quan

Leave a Comment