Đức phải hủy hai sự kiện ra sách về ông Tập Cận Bình \’do sức ép từ TQ\’
2 giờ trước
Hai sự kiện giới thiệu một cuốn sách ở Đức nói ông Tập Cận Bình là \’người có quyền lực nhất thế giới\’ phải hủy sau khi Lãnh sự quán Trung Quốc can thiệp.
Sự việc xảy ra tuần qua khiến một số tờ báo châu Á và châu Âu nước Đức \”đang chịu sức ép từ Trung Quốc\” dù quốc gia châu Âu này luôn tự hào \”bảo vệ tự do ngôn luận\”.
Cuối sách của Stefan Aust và Adrian Geiges, hai tác giả đều sống tại Đức, có tựa đề \”Xi Jinping – der mächtigste Mann der Welt\” (Xi Jinping – the Most Powerful Man in the World), nói về vai trò của chủ tịch Trung Quốc trong chính trị nước ông ta và trên thế giới.
Nhưng lễ ra mắt và nói chuyện về sách tại Viện Khổng tử ở đại học Duisburg-Essen và Hanover bị hủy giữa tuần trước, theo tờ South China Morning Post (SCMP 26/10/2021).
Bản tiếng Đức của sách đã được bán trên trang Amazon từ đầu tháng 7.
Ông Stefan Aust, hiện làm cho tờ Welt, từng là chủ biên tuần báo Der Spiegel nổi tiếng của Đức và ông Adrian Geiges là cựu phóng viên đóng tại TQ của tờ Stern, báo Đức ra ở Hamburg.
Theo hãng thông tấn DPA, ông Markus Taube, một trong ba giám đốc của Viện Khổng tử, ĐH Duisburg-Essen, nói ông \”ngạc nhiên, choáng váng\” vì sự kiện bị hủy đột ngột.
Ông cho biết trường đối tác của họ ở Vũ Hán thông báo với phía Đức là \”sự kiện như thế không nên diễn ra thì tốt hơn\”.
\”Can thiệp từ xa?\”
Một số chính trị gia cấp địa phương tại Đức, nơi có trường Duisburg-Essen, đã lên tiếng phản đối \”sự can thiệp từ xa\”.
Còn ông Adrian Geiges thì hai phân viện của Viện Khổng tử ở Đức cho ông biết phía chính quyền Trung Quốc đã nói cho họ là phải dừng sự kiện trên.
Việc Trung Quốc kiểm duyệt sách trong nước và ở các đặc khu mà Bắc Kinh làm chủ như Hong Kong, Macau không phải là chuyện lạ.
Năm 2016, vụ một số nhà làm sách ở Hong Kong gặp vấn đề với chính quyền trung ương đã được nói đến trên toàn thế giới.
Một loạt người làm việc tại một hiệu sách tại Hong Kong chuyên in các cuốn sách bị cấm tại Trung Hoa lục địa, nhất là sách về lãnh đạo Trung Quốc, bị bắt về Trung Quốc để xử.
Hồi 2018, Liên Hiệp Châu Âu đã lên tiếng đòi Bắc Kinh \’trả tự do ngay lập tức\’ cho ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), một trong số người bán sách cấm ở Hong Kong bị tù.
Đến năm 2020, chính quyền Hong Kong cho rút khỏi thư viện công ở đặc khu các cuốn sách thuộc loại nói trên.
Trong nước, Trung Quốc bị cho là dung dưỡng các cây viết \’dư luận viên\’ trên mạng xã hội để công kích ai nói trái ý Đảng Cộng sản, nhằm tạo phong trào để trấn áp họ.
Nhưng việc kiểm duyệt cả sách viết bằng tiếng châu Âu ở bên ngoài TQ là điều mới lạ, nhất là tại Đức, nước lâu nay chú trọng không làm phật lòng TQ vì nhu cầu thương mại.
Hồi tháng 10/2021, ông Tập Cận Bình từng phát biểu, gọi thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Angela Merkel là \”người bạn tốt của Trung Quốc\”.
Nhưng các căng thẳng ngày càng tăng giữa EU mà Đức là nước chủ chốt về tự do hàng hải, về nhân quyền tại Hong Kong, Tân Cương, khiến việc thăm viếng châu Âu của các lãnh đạo TQ không còn đều như xưa.
Ông Tập Cận Bình cũng sẽ không dự Hội nghị LHQ về Khí hậu lần thứ 26 tại Glasgow, Anh Quốc được tổ chức từ cuối tháng 10 sang giữa tháng 11 năm nay.