Bao giờ hết \’kiên định Chủ nghĩa Xã hội\’?

RFA
2022.09.02

\"BaoTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ảnh minh họa chụp trước đây.

REUTERS

Người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam nhân dịp Quốc Khánh tiếp tục xác định đảng kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… nhưng không giáo điều… Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu như vừa nêu khi thăm \’Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh\’ ở Hà Nội hôm 1/9/2022.

Ông Trọng yêu cầu tiếp tục tập trung nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tuyên truyền, kiên định vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam… nhưng không ‘giáo điều’… với mục đích đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân. (!?)

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, khi trả lời RFA hôm 2/9, nhận định:

“Trước tiên phải nói Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) của đảng Cộng sản Việt Nam đang dựa trên nền tảng của triết học Mác-Lênin. Trong khi đó Trung Quốc, Bắc Hàn cũng là cộng sản nhưng đã bỏ triết học Mác-Lênin từ lâu lắm rồi, họ có học thuyết riêng của họ. Quay trở lại vấn đề ông Trọng phát biểu thì phải nói rõ, ông Trọng đang muốn kiên định CNXH theo triết học Mác-Lênin, sau này họ mới đưa thêm tư tưởng Hồ Chí Minh mặc dù nó không có gì hết… Mà CNXH theo triết học Mác-Lênin đã được trả lời qua thực tế là sự sụp đổ của Liên Xô và các quốc gia Đông Âu vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Như vậy là ông Trọng đang kiên định với cái đã tiêu vòng.”

CNXH theo triết học Mác-Lênin đã được trả lời qua thực tế là sự sụp đổ của Liên Xô và các quốc gia Đông Âu vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Như vậy là ông Trọng đang kiên định với cái đã tiêu vòng.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, kiên định CNXH theo trường phái triết học Mác-Lênin là một sự kiên định vô nghĩa. Và khi ông Trọng nói kiên định CNXH nhưng không giáo điều, thì nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, chính ông Trọng đang rất giáo điều. Bởi vì giáo điều là những cái mà mình tin một cách mù quáng, dù nó đã mất, dù nó không có căn cứ khoa học… mà mình vẫn đeo theo. Ông Già nói tiếp:

“Ở đây tôi muốn nhấn mạnh thêm, tức là có lẽ ông Trọng nói riêng và đảng Cộng sản Việt Nam nói chung họ đang lầm lẫn triết học là chính trị học. Bởi vì triết học là nền tảng cho tất cả các khoa học, chứ nó không phải là chính trị học. Chính trị học là một môn về khoa học xã hội, chính vì họ không hiểu rõ, họ mập mờ và có thể họ mù mờ… đã làm cho xã hội Việt Nam suốt từ năm 1945, cho đến 1975 và cho tới hiện nay gần nửa thế kỷ, thì cái họ gọi là đi lên CNXH không biết là nó đi đâu?”

Bởi vì theo ông Già, căn bản nhất là nhà cầm quyền CSVN không có một cái tư tưởng, không có một trường phái triết học cụ thể để họ đi theo. Nó làm cho xã hội Việt Nam mãi mãi tụt hậu, không giống bất cứ một quốc gia nào.

\"000_8ZX8QL.jpg\"
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP.

Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói thêm rằng kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, là để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ và là nền tảng vững chắc của Đảng. Theo ông các đảng viên phải kiên định nhưng tránh giáo điều. (!?)

Một người dân ở miền Trung không muốn nêu tên vì lý do an toàn nói với RFA hôm 2/9:

“CNXH ở Việt Nam đâu có còn theo nguyên lý của Marx nữa đâu. Bây giờ người ta chỉ còn giữ lại một cái của chủ nghĩa Marx là ‘một chế độ chuyên chính vô sản’, ‘một chế độ độc trị’, ‘độc đảng’… chứ không phải là họ giữ chủ nghĩa Marx. Không có một ông đảng viên nào, đặc biệt là ở Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, Ban lãnh đạo, chắc kể cả ông Trọng cũng không tin vào CNXH, nhưng cứ rao như vậy để củng cố vị trí quyền lực của các ông ấy. Chứ bây giờ không bám vào CNXH thì bám vào cái gì?”

Không có một ông đảng viên nào, đặc biệt là ở Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung Ương, Ban lãnh đạo, chắc kể cả ông Trọng cũng không tin vào CNXH, nhưng cứ rao như vậy để củng cố vị trí quyền lực của các ông ấy. Chứ bây giờ không bám vào CNXH thì bám vào cái gì?
-Người dân

Ông Nguyễn Phú Trọng dù yêu cầu không kiên định máy móc, nhưng ông vẫn tiếp tục khẳng định đường lối của đảng là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của thời đại…

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người có hơn 30 năm tuổi đảng, đã từ bỏ đảng vào năm 2016, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề này, nhận định:

“Ông Trọng nói thì nói thế, lý luận kêu làm thế, ông nói kiên định nhưng không giáo điều nhưng ổng có làm được hay không? Ông không làm được, việc chỉ đạo trực tiếp thì ông ấy làm kiểu khác. Ông Trọng nói đổi mới nhưng kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, hai cái đó mâu thuẫn với nhau, đã là kiên định một thứ gì đấy thì còn đổi mới gì nữa? Ông Trọng nói kiên định nhưng không giáo điều, tự ổng nói thế, nhưng những người ngoài, đặc biệt là người hoạt động, tác nghiệp… thì người ta ý thức rõ ràng rằng ông Trọng là một tay rất bảo thủ, rất giáo điều.”

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nói như ông Trọng chỉ là nói cho qua chuyện, vì khi nói ‘kiên định’ thì bị người khác phê phán nói như thế là ‘giáo điều’… nên ông Trọng phải chối.

Kêu gọi không máy móc, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại cho rằng ‘đổi mới’ một cách vô nguyên tắc thì cũng rất dễ chệch hướng… Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, như vậy sao có thể đổi mới:

“Thực ra trong ba bốn chục năm vừa rồi, ông Trọng hay nói chung là cộng sản nói đổi mới… nhưng những người phản biện cho rằng chẳng đổi mới được gì cả. Ông Trọng nói đổi mới nhưng thật ra ông quay về việc làm cũ mà người ta đã làm. Ví dụ như trước đây người ta buôn bán tự do… rồi họ giải phóng xong ngăn sông cấm chợ… bây giờ họ bỏ cái đó đi và nói là đổi mới.”

Thực tế cho thấy, không chỉ riêng Việt Nam, các nước đi theo lý tưởng cộng sản xã hội chủ nghĩa cho đến nay, chưa có nước nào thành công với lý tưởng ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’… như chính mục tiêu họ đề ra.

Bài Liên Quan

Leave a Comment