Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc, kêu gọi quan hệ kinh tế \’bình đẳng\’

4 tháng 11 2022

Jenny Hill

Phóng viên BBC ở Berlin

\"Scholz
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Đức cho biết các cuộc đàm phán trực tiếp rất quan trọng và nói rõ rằng ông sẽ không bỏ qua các vấn đề gây tranh cãi

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc giục hợp tác kinh tế sâu hơn với Đức, trong chuyến thăm của Thủ tướng Olaf Scholz tới Bắc Kinh.

Chuyến đi đã làm dấy lên tranh cãi ở Đức và những lo ngại ở châu Âu, sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc củng cố quyền lực của mình.

Ông Scholz nói về việc có \”quan hệ kinh tế bình đẳng, có đi có lại\”.

Chủ tịch Tập nói hai nước nên làm việc cùng nhau trong \”thời kỳ thay đổi và bất ổn\”.

Chuyến đi của thủ tướng Đức – chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo G7 kể từ đại dịch Covid – xảy ra sau một cuộc tranh cãi bất thường và gay gắt trong chính quyền Berlin.

Có thông tin cho rằng một công ty Trung Quốc sẵn sàng mua một lượng cổ phần đáng kể của một phần cảng Hamburg. Không dưới sáu bộ trưởng của chính phủ đã phản ứng dữ dội.

Họ lập luận rằng thỏa thuận sẽ mang lại cho Trung Quốc ảnh hưởng đáng kể đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Đức.

Các cơ quan an ninh của Đức cũng kêu gọi thận trọng.

Nhưng thủ tướng Đức tỏ ra khăng khăng rằng thỏa thuận nên được tiến hành.

Ông được cho là đã thông qua một thỏa thuận, mặc dù nó hạn chế quy mô của cổ phần, giảm xuống còn 24,9%.

Không ai chắc tại sao ông lại có vẻ kiên quyết như vậy.

Từng là thị trưởng của Hamburg, ông Scholz vẫn có quan hệ gần gũi với chính quyền thành phố này, những người mà cho rằng thỏa thuận này đại diện cho khoản đầu tư quan trọng.

Nhưng nhiều nhà bình luận khác nghi ngờ một động cơ giấu kín; rằng Olaf Scholz không muốn xuất hiện ở Bắc Kinh mà không có \”món quà\” dành cho Tập Cận Bình.

Điều đó làm tăng cả sự nghi ngờ và mối quan tâm.

\"Ảnh
Chụp lại hình ảnh,Ảnh ông Tập gặp ông Olaf khi còn làm thị trưởng thành phố Hamburg, trong chuyến công du tới Hamburg dự hội nghị G20, ngày 6/7/2017

Thủ tướng Scholz dẫn theo một phái đoàn gồm các giám đốc điều hành doanh nghiệp Đức.

Đó là một thông lệ tiêu chuẩn đối với người tiền nhiệm của ông, Angela Merkel, người theo đuổi chính sách \”Thay đổi thông qua thương mại\”, tin rằng quan hệ kinh tế có thể ảnh hưởng đến quan hệ chính trị với các nước như Trung Quốc và Nga.

Chuyến thăm của thủ tướng Đức diễn ra sau Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại đó Chủ tịch Tập siết chặt quyền lực và làm dấy lên lo ngại ở phương Tây về ý định của ông đối với Đài Loan.

“Tín hiệu đang được gửi đi là chúng tôi muốn mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế – điều đó cần phải được đặt câu hỏi,\” Felix Banazsak, một chính trị gia thuộc Đảng Xanh, đối tác trong chính phủ liên minh của ông Scholz, nói.

Đảng Xanh từ lâu đã tìm kiếm một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Chỉ vài ngày trước, bộ trưởng ngoại giao là người của đảng này, Annalena Baerbock, đã nghiêm khắc và công khai nhắc nhở rằng chính phủ của ông lên cầm quyền hứa sẽ điều chỉnh lại chiến lược với Trung Quốc.

Nhưng Olaf Scholz sẽ nhận thức được sự phức tạp và sâu sắc trong mối quan hệ của nước ông với Trung Quốc, vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Đức, mặc dù Đức nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

Hơn một triệu việc làm của Đức phụ thuộc vào mối quan hệ đó.

Lấy ví dụ như hãng xe hơi lớn Daimler, bán hơn một phần ba số xe của họ ở Trung Quốc.

\"Daimler\"/
Chụp lại hình ảnh,Công ty Daimler của Đức đang mở rộng nguồn lực ở Trung Quốc

Trong nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp Đức đã đầu tư vào Trung Quốc nhiều hơn bao giờ hết.

Công ty hóa chất BASF vừa mới mở một nhà máy mới ở miền Nam Trung Quốc và dự kiến đầu tư 10 tỷ euro (9,9 tỷ USD) vào nhà máy này vào cuối thập niên này.

Ngay trước chuyến thăm, người đứng đầu Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức đã chỉ ra sự phụ thuộc của Đức vào Trung Quốc về nguyên liệu thô và cảnh báo rằng \”việc tách ra\” sẽ là một sai lầm kinh tế và địa chiến lược.

Thủ tướng Scholz đang ở Bắc Kinh. Mục đích của ông, ông cho biết trước chuyến đi, là tìm ra hợp tác vẫn còn có thể ở mức nào – bởi vì \”thế giới cần Trung Quốc\”.

\”Nếu Trung Quốc đang thay đổi, thì cách tiếp cận Trung Quốc của chúng ta phải thay đổi,\” ông nói.

Chuyến đi của ông Scholz gây lo lắng ở châu Âu

Phân tích của Katya Adler, phóng viên chuyên về châu Âu của BBC

Đức là nền kinh tế mạnh nhất trong EU và được cho là thành viên có ảnh hưởng nhất, vì vậy những gì nước này nói và làm đều quan trọng.

Tôi từng gợi ý rằng cựu thủ tướng Angela Merkel đôi khi có thể được xem như một Donald Trump của châu Âu vì cách bà có xu hướng đặt nước Đức lên hàng đầu.

Những lo ngại lớn hơn của EU đã bị bỏ qua để ủng hộ các hợp đồng thương mại và năng lượng béo bở của Đức với Nga và Trung Quốc.

Bà yêu cầu các biện pháp thắt lưng buộc bụng của EU đối với các quốc gia thành viên Địa Trung Hải trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro để bảo vệ những người đóng thuế Đức khỏi gánh nặng nợ chung.

Olaf Scholz là người kế nhiệm của bà Merkel.

Gói viện trợ khổng lồ của ông để giúp các doanh nghiệp Đức có giá năng lượng cao được coi là mang lại cho họ một lợi thế cạnh tranh không công bằng trên thị trường chung châu Âu.

Và chuyến đi của ông tới Trung Quốc, được công bố nhưng không có sự phối hợp của các nước khác trong EU, đã khiến toàn châu Âu phải lo lắng.

Emmanuel Macron của Pháp gần đây đã cảnh báo ông Scholz rằng ông có nguy cơ bị cô lập.

Có phải Berlin, bị che mắt bởi viễn cảnh của các thỏa thuận kinh doanh, đang quá gần với Trung Quốc?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong nhiều năm đã thúc đẩy EU bớt nể nang với Bắc Kinh.

Với sự khẳng định của ông Macron về việc lục địa này đang trở nên gắn kết hơn và tự chủ hơn, việc đa dạng hóa các đối tác thương mại của họ bắt đầu có vẻ hợp lý đối với Brussels.

Olaf Scholz đang bị coi là gây mất đồng bộ một cách đáng lo ngại.

Bài Liên Quan

Leave a Comment