August 4, 2023
Dư luận cho rằng, Nguyễn Văn Chưởng phải chết vì chức đại tá của Dương Tự Trọng, cựu phó giám đốc công an Hải Phòng, người bị kết án 16 năm tù nhưng chỉ ngồi tù 8 năm là được thả.
Dương Tự Trọng là đại tá công an, cựu Phó giám đốc công an Hải Phòng bị bắt vào ngày 22/2/2013 sau khi tổ chức cho anh trai mình là Dương Chí Dũng đào thoát khỏi Việt Nam. Sau đó Dương Tự Trọng bị xử tù 16 năm về tội “tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài”.
Trọng xuất thân trong gia đình có truyền thống công an. Cha là Dương Khắc Thụ, đại tá, cựu giám đốc Công an Hải Phòng. Ngoài Trọng, ông Thụ có Dương Chí Dũng liên quan đến vụ án Vinalines năm 2014, và con gái là Thượng tá Băng Tâm, công tác tại PC25 Công an Hải Phòng. Chồng Băng Tâm là Nguyễn Bình Khiên, cựu Đại tá, Phó giám đốc Công an Hải Phòng. Sau này Khiên bị cách chức và đuổi về vì tội “dám mò dái ngựa”.
Hồi còn làm công an Hải Phòng, Trọng nổi tiếng với hai vụ án đình đám. Đó là vụ Nguyễn Văn Chưởng và vụ Đoàn Văn Vươn.
Vụ án Nguyễn Văn Chưởng can tội giết người xảy ra vào lúc 21h ngày 14/7/2007 tại Cảng Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP Hải Phòng. Nạn nhân là thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, cán bộ công an phường Đông Hải 2.
Vào tối ngày 1/8/2007, công an Hải Phòng bắt Nguyễn Văn Chưởng, Vũ Toàn Trung và Nguyễn Văn Hoàng, được cho là nghi can của vụ án này.
Qua ba phiên xét xử, sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tòa án đã tuyên Nguyễn Văn Chưởng tử hình, Đỗ Văn Hoàng tù chung thân, Vũ Toàn Trung 23 năm tù giam vì các tội danh giết người và cướp tài sản; Nguyễn Trọng Đoàn (em trai Chưởng) 2 năm tù giam vì che giấu tội phạm.
Tuy nhiên, bản án có nhiều điều cần đặt nghi vấn:
-Lời khai của các bị cáo trong vụ án có nhiều điều mẫu thuẫn với nhau và không đúng với bản khám nghiệm hiện trường, có rất nhiều bản khai đi khai lại nhiều lần.
Điều đáng nói là nhiều người làm chứng rằng tối hôm xảy ra vụ án, họ thấy Chưởng ở quê, cách địa điểm xảy ra vụ án đến 35 km. Những người này được gọi lên và nhận những lời hăm dọa. Công an Hải Phòng còn dọa sẽ bắt cả làng, nếu cả làng làm chứng. Người dân Bình Dân còn kể rằng, Dương Tự Trọng lúc đó là thượng tá, phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, cầm ve áo và tuyên bố: “Tao, thượng tá Dương Tự Trọng, thề sẽ làm cho thằng chủ tịch xã Bình Dân mất chức!”, vì ông chủ tịch xã lỡ xác nhận rằng những người nhân chứng đó là người thuộc địa phương ông.
Ngày lên tòa nhận bản án tử hình, Chưởng gửi lại một chiếc áo đông xuân cũ cho gia đình. Chiếc áo ấy Chưởng đã rút từng sợ chỉ rồi dùng tăm thêu. Dòng chữ trên chiếc áo kể về nỗi oan khuất của mình:
“Án oan ôm hận nhờ chính phủ/Giải oan hận này cho dân đen/Tấm lòng trong sạch thiên địa biết/Trả lại công bằng cho dân thường/Sao để quan sai hành hạ dân/Luật pháp Việt Nam là rất đúng/Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành”.
Nguyễn Văn Chưởng chưa bị từ hình và cũng chưa được tha.
Dư luận cho rằng, Nguyễn Văn Chưởng phải chết vì chức đại tá của Dương Tự Trọng.
Luật sư Đặng Đình Mạnh kêu gọi: “Võ Văn Thưởng, dù chưa bao giờ thấy chú thể hiện tài cán gì cho đến khi leo đến chức chủ tịch nước, nhưng chú vẫn có thể lưu danh thiên cổ bằng quyết định hoãn thi hành án với Nguyễn Văn Chưởng.”
Tòa án thành phố Hải Phòng vừa ra quyết định thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng. Giấy báo nhận tử thi đã được gửi đến gia đình ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù, ngày 4/8 và hạn cuối nộp đơn nhận tử thi là ba ngày, kể từ lúc nhận thông báo.
Vào lúc 9 giờ tối ngày ngày 14/7/2007 đã xảy ra vụ án sát hại thiếu tá công an ở Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. Cùng thời điểm này, Nguyễn Văn Chưởng đang có mặt ở xã Bình Dân, Kim Thành, tỉnh Hải Dương, cách nơi xảy ra vụ án gần 40km, và có rất nhiều người biết.
Nhưng công an, tòa án, viện kiểm sát vẫn kết án tử hình anh Nguyễn Văn Chưởng mà không đưa ra được một bằng chứng xác thực cụ thể nào chính xác anh Chưởng là hung thủ giết người.
Facebooker Thịnh Nguyễn viết: “Đây là một vụ án còn thiếu quá nhiều bằng chứng để kết tội, cả gia đình bị cáo và bị cáo đã kêu oan trong nhiều năm, rất nhiều báo đã đưa tin về những bất cập trong việc tòa định tội Nguyễn Văn Chưởng vội vàng.
Quyết định tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng là một sai lầm không thể sửa đổi với lịch sử tư pháp và hành pháp.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh kêu gọi: “Võ Văn Thưởng, dù chưa bao giờ thấy chú thể hiện tài cán gì cho đến khi leo đến chức chủ tịch nước, nhưng chú vẫn có thể lưu danh thiên cổ bằng quyết định hoãn thi hành án với Nguyễn Văn Chưởng.”
Hồi năm 2014, trong đơn kêu oan cho con trai, ông Nguyễn Trường Chinh viết: “Công an, tòa án, viện kiểm sát vẫn kết án tử hình con tôi mà không đưa ra được một bằng chứng xác thực cụ thể nào chính xác Chưởng là hung thủ giết người, mà chỉ dựa vào lời khai của Vũ Toàn Trung và Phương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra và tòa án cố tình bỏ qua những chứng cứ ngoại phạm của con tôi như: Không cho các nhân chứng mới đối chất tại tòa phúc thẩm dù đã được các luật sư đề nghị nhiều lần. Không nghe lời kêu oan thảm thiết của các nghi phạm.
Trong suốt những năm qua, gia đình tôi và Chưởng đã làm đơn kêu oan lên các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội rất nhiều lần kể cả đơn viết bằng máu cho chủ tịch nước nhưng không được tiếp nhận điều tra làm đúng sự thật.”
Hai là vụ án Đoàn Văn Vươn năm 2012 ở Hải Phòng. Vụ cưỡng chế đất này là “một trận đánh đẹp”, do Đại tá Dương Tự Trọng chỉ huy. Kết quả là hai án oan Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý bị kết án mỗi người 5 năm tù.
Sau này khi Trọng còn trong nhà giam, Đoàn Văn Vươn đã từ Hải Phòng lên trại giam Vinh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, đem theo bốn con vịt biển được nuôi từ đầm Vươn thăm Dương Tự Trọng. Hai người ngồi uống rượu với nhau trong chan hòa nước mắt ân hận của Trọng.
“Chuyện thế này, mở đầu, Trọng nhìn thấy ông Vươn thì hơi e sợ. Sau đó cảm nhận chuyến thăm của ông Vươn là rất tử tế, tình cảm. Từ phút đó, Trọng ân hận và khóc, hối lỗi và nói với ông Vươn những lời sám hối.
Sau thấy Trọng khóc nhiều, ông Vươn dỗ dành, nói rất chân thành: “Anh Trọng ơi, anh không có lỗi anh ạ. Lỗi là lỗi hệ thống thôi. Anh đừng dằn vặt nữa”.
Hồi 2017, nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài “Những chuyện kỳ bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng”, kể về giấc mơ máu như sau: “Anh có tin vào tâm linh không, Là vì có những việc em không thể lý giải được. Chỉ có thể khẳng định rằng, có một thế giới vừa hiện thực vừa huyền bí bao phủ quanh mình. Đó là thế giới tâm linh. Đấy là cuộc gặp gỡ với bố em. Ông cụ đến thăm em. Em thấy ông cụ đứng nhìn em trân trân… Em bảo bố nói gì với con đi chứ…
Rồi ông khóc, nước mắt lại có máu. Máu nhỏ xuống cả mặt em. Thế là em khóc ầm lên và bừng tỉnh… Lúc ấy là 4giờ 15 phút ngày 25 tháng Giêng năm 2016. Sau này người nhà vào thăm, em biết sự thật. Đúng là lúc ấy bố em đang hấp hối…”.
Không nên chờ đến lúc phải ngồi sau chấn song sắt nhà tù mới ngộ ra rằng con người chết chưa phải là hết, có thế giới tâm linh như Dương Tự Trọng. Đừng gây thêm tội ác thì sẽ chịu sự phán xét của luật nhân quả ngay khi còn sống.
Những kẻ tù oan đang chờ ngày chịu chết như Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải… phải được trả tự do ngay tức.
Thảo Ngọc