- Duy Lê
25 tháng 9, 2023
(minh họa: Vinicius Amano/Unsplash)
Các nhà khoa học ước tính mắt con người có khả năng phân biệt được tới 10 triệu màu sắc, chứ không chỉ có bảy màu của cầu vồng.
Điều này khá ấn tượng, vì một thực tế thú vị là chúng ta chỉ có ba loại tế bào cảm nhận màu sắc trong võng mạc cho ba màu: đỏ, lục và lam. Nhưng khi bạn nghĩ về tất cả các sắc thái và tông màu khác nhau trong từng loại màu sắc, điều ban đầu nghe có vẻ kỳ lạ bắt đầu trở nên có ý nghĩa hơn.
Nổi tiếng nhất vẫn là màu sắc của cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím, thường được gọi là ROYGBIV, nhưng vẫn có 9,999,993 màu sắc khác. Có những màu sắc tuyệt vời và khó tìm nhất, từ những sắc tố độc lạ cho đến những sắc thái chỉ có trong khoa học viễn tưởng. Có những màu sắc bạn nhìn thấy trong nghệ thuật cổ xưa, một số màu được vô tình phát minh ra trong phòng thí nghiệm và những màu sắc bạn không nên có trong phòng ngủ của mình.
Màu khoáng xanh biển Ultramarine
Màu sơn xanh tuyệt đẹp này từng là màu hiếm đến nỗi giá thành thường vượt quá giá vàng. Các nghệ sĩ phải đợi hàng tháng trời mới có hàng. Chất màu được làm từ đá lưu ly mài, một loại đá quý được tìm thấy chủ yếu ở Afghanistan. Sự hiếm có của nó có nghĩa là nó được sử dụng rất ít và thường được dành cho những mục đích cực kỳ đặc biệt, chẳng hạn như vẽ chiếc áo choàng của Đức Mẹ Maria trong các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo. Vào cuối những năm 1820, ultramarine tổng hợp bắt đầu được sản xuất ở Pháp và Đức, thay thế quy trình khai thác, vận chuyển và nghiền lapis lazuli tốn kém và tốn nhiều công sức. Việc tạo ra một bảng màu tuyệt đẹp không còn là điều quá khó khăn.
Màu đỏ huyết rồng
Màu sắc này không nằm trong danh sách các màu hiếm nhất vì nó là của những con rồng thật (chắc chắn đây không phải là loài rồng phun lửa như trong truyện thần tiên). Sắc tố màu đỏ tươi thực chất là một loại nhựa từ vỏ cây mây hoặc cây thuộc chi Dracaena, mọc ở Malaysia, Indonesia và Yemen.
Màu đỏ huyết rồng được người La Mã sử dụng làm thuốc nhuộm màu đỏ và được các nghệ sĩ cổ đại sử dụng làm sơn, mặc dù đến thế kỷ 19, dù nhiều người cho rằng nếu dùng vecni sẽ tốt hơn là bột màu vẽ. Ngày nay, màu sắc này vẫn được sử dụng để đánh bóng đàn violin. Nếu bạn nhìn thấy sơn đỏ trên mặt đất, đó có thể là máu rồng hoặc có một người thợ làm đàn violin ở gần đó.
Tyrian tím
Đây là màu tím hiếm nhất và có một câu chuyện huyền thoại: Á thần Hercules đang trên đường đến thăm một nữ thần biển thì thấy con chó của mình nhai thứ gì đó trên bãi biển. Hercules bắt được con chó nhả vật ấy ra, mõm của nó lúc ấy nhuộm một màu tím tuyệt đẹp. Quá yêu màu tím ấy, vị thần yêu cầu một bộ trang phục có cùng màu sắc.
Con chó thần thoại lúc ấy nhai một con ốc biển murex có gai, tạo ra màu tím. Và bởi vì bãi biển nằm cạnh thành phố Tyre cổ đại của người Phoenician nên cái tên Tyrian tím ra đời. Đây rõ ràng là loại thuốc nhuộm có mùi hôi nhất trên thế giới và những thách thức trong việc lấy thuốc nhuộm từ ốc khiến nó trở thành một trong những màu hiếm nhất. Điều này dẫn đến việc màu tím Tyrian trở thành màu gắn liền với hoàng gia. Tuy nhiên, bất chấp mối liên hệ đó với hoàng tộc, chẳng ai chọn màu tím Tyrian để làm màu sơn cho ngôi nhà của mình cả.
Màu vàng Ấn Độ
Màu vàng nhẹ nhàng nhưng sống động này được coi là màu hiếm vì nguồn gốc đặc biệt kỳ lạ. Được sử dụng bởi các nghệ sĩ, như Van Gogh, màu vàng Ấn Độ được cho là đến từ nước tiểu của những con bò thiếu dinh dưỡng ở thành phố Munger của Bengal. Chúng không được cho ăn gì ngoài lá xoài, vì vậy chất thải của chúng tạo ra chất màu vàng rực rỡ, được các nghệ sĩ rất ưa chuộng.
Sau một cuộc điều tra vào năm 1883, The Royal Society for the Encouragement of Arts đã công bố một báo cáo có lời khai của các nhân chứng về cách đối xử khủng khiếp đối với những con bò. Phải mất thêm 25 năm sau đó hành vi này mới bị cấm hoàn toàn. Ngày nay chúng ta vẫn có thể nhìn thấy màu vàng Ấn Độ tại một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới: Museum of Modern Art ở New York City. Những ngôi sao màu vàng sáng trong ‘Starry Night’ được vẽ bằng sắc màu này.
Màu hồng Baker-Miller
Còn được gọi là “hồng say rượu”, màu kẹo cao su này được cho là có tác dụng xoa dịu những người bị giam giữ. Vào cuối những năm 1970, một viện cải huấn hải quân ở Seattle, WA, cho sơn các phòng giam màu hồng với lý do màu này làm giảm hành vi bạo lực và hung hãn.
Màu sắc này sau đó được đặt tên là màu hồng Baker-Miller theo tên các giám đốc của viện, và hải quân nhận thấy rằng màu hồng thực sự có tác dụng xoa dịu tinh thần của các tù nhân. Kể từ đó, màu sắc này xuất hiện trên các bức tường của phòng khám dành cho thanh thiếu niên, khu tâm thần và phòng giam, mặc dù các nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng tác dụng xoa dịu chỉ kéo dài tối đa 30 phút.
(theo Readers’ Digest)