Kevin McCarthy bị bãi nhiệm: Một di sản bất lợi cho tân chủ tịch Hạ viện Mỹ

Kevin McCarthy
Chụp lại hình ảnh,Ông Kevin McCarthy không thể vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào hôm qua 03/10 và trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ đầu tiên bị ‘bay chức’ trong lịch sử, với 216 phiếu chống, 210 phiếu ủng hộ.

  • Tác giả,Anthony Zurcher
  • Vai trò,Phóng viên Bắc Mỹ từ Điện Capitol
  • 4 tháng 10 2023

Hồi tháng Giêng, ông Kevin McCarthy đã nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ, và với thỏa thuận bất kỳ thành viên nào trong Quốc hội Mỹ cũng có quyền kiến nghị tiến hành một cuộc bỏ phiếu để bãi nhiệm ông ấy hay không.

Hôm thứ Ba 03/10, một nghị sĩ từ Đảng Cộng hòa – Matt Gaetz – chính xác đã thực hiện điều này. Và với sự giúp sức từ các thành viên Đảng Dân chủ, ông Matt Gaetz đã thành công trong việc ‘đá’ ông Kevin ra khỏi chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ.

Hiện nay, hầu hết các thành viên Đảng Cộng hòa đều lắc đầu ngao ngán, tự hỏi họ đang hướng đến đâu. Thế nhưng một số người trong số họ đã bỏ phiếu ủng hộ ông McCarthy vẫn tại nhiệm, nhưng chỉ một vài người nổi loạn đã khiến Hạ viện Mỹ rơi vào hỗn loạn.

Trong những tháng qua, ông McCarthy đã nỗ lực để duy trì sự ủng hộ của phe cánh hữu

Ông ấy đã đồng ý mở một cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông ấy đã rút khỏi một thỏa thuận chi tiêu ngân sách đạt được với Đảng Dân chủ hồi đầu năm nay để nâng trần nợ công. Ông ấy cũng để cánh bảo thủ tuân theo các điều khoản của phe cánh hữu trong các dự luật ngân sách và các luật khác nữa.

Tất cả các nỗ lực của ông ấy đều trở nên vô vọng. Khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ dựa vào sự hậu thuẫn từ Đảng Dân chủ để giúp cho chính phủ tạm thời có đủ ngân sách để tiếp tục hoạt động vào cuối tuần qua thì tình hình không thể đảo ngược.

Ông McCarthy đã không thể duy trì nỗ lực để nắm quyền lực, lôi kéo hoặc cưỡng ép các thành viên trong Đảng Cộng hòa, những người đã cố ‘nhấn chìm’ ông ấy trong tuần này, nhằm thay đổi ý định của họ, như ông ấy từng thực hiện hồi tháng Giêng. Thế nhưng dường như có ít sự lựa chọn còn sót lại cho ông ấy – và hôm tối thứ Ba 03/10, ông phát đi tín hiệu sẽ không ra tranh cử cho vị trí chủ tịch Hạ viện nữa.

Chức chủ tịch Hạ viện Mỹ mà ông McCarthy nỗ lực đạt được trong hầu như trong toàn bộ sự nghiệp chính trị của mình, đã kết thúc với một di sản bất lợi để lại – và, sau khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ông kết thúc, ông ấy gần như trông thật nhẹ nhõm, khi các nghị sĩ cùng thuộc Đảng Cộng hòa đến bắt tay và trao cho ông ấy một cái ôm.

Dù Đảng Cộng hòa thay thế ông McCarthy như thế nào, thì sự chia rẽ trong nội bộ đảng này vẫn còn đó. Và các thách thức để duy trì sự vận hành của Hạ viện Mỹ vẫn không có gì thay đổi.

Điều này bởi vì, trong khi đây là một thời khắc lịch sử khi một Chủ tịch Hạ viện Mỹ đầu tiên bị bãi nhiệm sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm – đây cũng đồng thời là điểm cao trào về một cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng hòa chất chứa sự bất mãn giữa các phe nhóm chính trị và một sự giận dữ âm ỉ kể từ Phong trào Tea Party (Đảng Trà) vào năm 2010.

Đây là một cuộc chiến giữa tính thực tế và thuần khiết; giữa thay đổi chế độ hay làm việc trong cùng nội bộ.

Nghị sĩ Matt Gaetz và ông Kevin McCarthy
Chụp lại hình ảnh,Cuộc bỏ phiếu do Nghị sĩ Matt Gaetz từ Đảng Cộng hòa (phải), một đồng minh của cựu Tổng thống Trump khởi động vào cuối tuần qua, với lời cáo buộc ông Kevin McCarthy (trái) đã có một thỏa thuận bí mật với Nhà Trắng để tiếp tục hậu thuẫn Ukraine.

Ông McCarthy trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ hồi tháng Giêng với tỷ lệ suýt sao, khi một số thành viên nổi loạn của Đảng Cộng hòa cuối cùng đã cùng tham gia với các thành viên còn lại để ủng hộ vị nghị sĩ từ bang California này. Đây cũng là nhóm nghị sĩ Cộng hòa đã ‘nhấn chìm’ Chủ tịch Hạ viện Mỹ hồi thứ Ba 03/10.

Mặc dù ông Gaetz có các đồng minh ủng hộ kiến nghị “bãi nhiệm chức chủ tịch hạ viện,” và đây chắc là một màn độc diễn.

Khi những người bảo vệ ông McCarthy trong Đảng Cộng hòa luân phiên đứng lên trong một giờ tranh luận trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng, ông Gaetz – đứng về lập trường phía Đảng Dân chủ của Hạ viện, nhưng lại nói với các nghị sĩ trong Đảng Cộng hòa – những người có quỹ thời gian lớn nhất để kiến nghị chống lại ông McCarthy.

Một điều trở nên rõ ràng là cả hai phía trong sự chia rẽ trong Hạ viện Mỹ nghĩ rằng Washington đã bị ‘hỏng’.

Đối với ông Gaetz, quy trì thông qua ngân sách chi tiêu liên bang là một trong những chủ đề gây nên sự chỉ trích lớn nhất. Ông ấy đã lên tiếng chống lại cách Quốc hội Mỹ thông qua các dự luật ngân sách khổng lồ cho các phần khác nhau của chính phủ liên bang, thường được thương thảo trong những cuộc họp kín, và sau đó bỏ phiếu thông qua một gói ngân sách lớn.

Ông ấy chỉ trích McCarthy vì đã nhượng bộ các thành viên Đảng Dân chủ – những người kiểm soát Thượng viện và Nhà Trắng – trong các cuộc thương thảo ngân sách và nâng trần nợ và cho biết đảng của ông sẽ không tiến hành một đường lối cứng rắn hơn, không điều gì ở Washington sẽ thay đổi.

Điện Capitol
Chụp lại hình ảnh,Và khi đồng hồ đang đếm ngược đến lúc chính phủ liên bang đóng cửa vào giữa tháng 11, tình hình có thể vẫn còn rất dậy sóng

Những người bảo vệ ông Kevin McCarthy, thì mặt khác, nói rằng ông McCarthy đã thành công trong việc thúc đẩy một nghị trình dân chủ.

Nghị sĩ Kelly Armstrong từ bang North Dakota cũng nhắm đến thẳng thừng các chính trị gia như Gaetz, người mà ông ấy cáo buộc đã có hành vi tranh giành quyền lực và gây quỹ trong quá trình điều hành.

“Một cấu trúc về động lực đã hoàn toàn hỏng bét,” ông nói. “Chúng tôi đã hạ cấp tới một nấc, nơi những cú click, trò ăn khách trên truyền hình và cuộc chạy theo không bao giờ chấm dứt theo nhu cầu của giới nổi tiếng mang tính chất tầm thường nhất đã thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định và khuyến khích thái độ trẻ con.”

Trong thời khắc này, Hạ viện Mỹ là một định chế gặp vấn đề – không có Chủ tịch Hạ viện và không có đường hướng rõ ràng nào để có được người mới.

Trong một màn gõ búa ồn ào trong cãi vã, quy trình bãi nhiệm đã kết thúc vào tối ngày thứ Ba 03/10. Các thành viên Đảng Cộng hòa, rất sốc, đã rút vào họp kín để tìm giải pháp làm gì tiếp theo.

Trong khi đó, các thành viên Đảng Dân chủ thì cười và tán gẫu – dường như với niềm tin rằng sự hỗn loạn này chỉ có mang lại lợi ích chính trị cho họ.

Tuy nhiên, câu chuyện vẫn ‘chưa ra ngô, ra khoai’.

Và khi đồng hồ đang đếm ngược đến lúc chính phủ liên bang đóng cửa vào giữa tháng 11, tình hình có thể vẫn còn rất dậy sóng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment