Các vụ rò rỉ tình báo lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

Thứ Bảy, 09 Tháng Ba 20244:00 SA

Jack Douglas Teixeira, một lính không quân Lực lượng Hộ binh Quốc gia Không lực Hoa Kỳ

Hình ảnh phác họa Jack Teixeira tại phiên tòa liên bang hôm thứ Sáu 14/04

16 tháng 4 2023

Vụ rò rỉ tài liệu mật mới nhất gây chấn động giới tình báo Mỹ không phải là vụ đầu tiên.

Vào ngày thứ Sáu 14/04, chính phủ Mỹ đã cáo buộc Jack Teixeira, một nhân viên 21 tuổi của cơ quan tình báo Lực lượng Hộ binh Quốc gia Không lực bang Massachusetts, phát tán những tài liệu mật cấp độ cao trên internet.

Các hãng tin lớn như Bellingcat, The New York Times và Washington Post đưa tin Teizera đã đăng tải những tài liệu nhạy cảm lên một nhóm cá nhân thuộc nền tảng mạng xã hội Discord. Những tài liệu này sau đó lan rộng hơn trên internet.

Những tài liệu này cung cấp chi tiết về các tình hình mới đây tại Ukraine, cũng như hoạt động tình báo nhằm vào các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Israel. Vụ rò rỉ xuất hiện vào thời khắc mang tính nhạy cảm trong cuộc chiến tranh của Ukraine chống lại Nga, khi cuộc xung đột này đã bước sang năm thứ hai.

Đây là vụ rò rỉ mới nhất theo sau các vụ khác khi những tài liệu mật của Mỹ bất ngờ bị phát tán. Một số vụ đã làm thay đổi tiến trình lịch sử của nước Mỹ và được ca ngợi mang tính chất anh hùng, trong khi trong các vụ khác, người phát tán tài liệu phải chịu án tù nhiều năm.

Hồ sơ Lầu Năm Góc

Daniel Ellsberg

Daniel Ellsberg vào những năm 1970

Vụ phát tán Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) có lẽ là vụ rò rỉ tài liệu mật nổi tiếng và gây tác động nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Vào năm 1971, Daniel Ellsberg, một nhà phân tích từ công ty RAND Corporation, đã làm rò rỉ một bản báo cáo được quân đội Mỹ hợp đồng thực hiện về Chiến tranh Việt Nam. Vào thời điểm đó, làn sóng chỉ trích mạnh mẽ cuộc chiến tranh này đã xuất hiện trong và bên ngoài nước Mỹ, bản báo cáo hé lộ mức độ mà chính phủ Mỹ che đậy chi tiết trước công chúng.

The New York Times đã sử dụng các tài liệu này để đưa ra những công bố chấn động về quy mô các hành động của Mỹ ở Việt Nam.

Ông Ellsberg ban đầu bị cáo buộc tội gián điệp, nhưng một thẩm phán đã bác bỏ những cáo buộc này vào năm 1973.

Hiện ở tuổi 92, ông Ellsberg được xem là một trong những ‘người thổi còi’ quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, và một nhân vật nổi tiếng ủng hộ sự minh bạch của chính phủ.

Rò rỉ NSA

Edward Snowden

Edward Snowden vào năm 2019

Vào năm 2013, Edward Snowden đã làm rỏ rỉ một loạt các tài liệu tình báo cho The Guardian và Washington Post, cho thấy chính phủ Mỹ đã thu thập trái phép dữ liệu điện thoại của công dân mình.

Các tài liệu đã hé lộ về cách thức làm việc nội bộ trong Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), một trong những cơ quan tình báo chính của Hoa Kỳ. Các tài liệu này cũng vén bức màn cho thấy những hành động thu thập dữ liệu bí mật do các chính phủ trên thế giới thực hiện, bao gồm các đồng minh của Mỹ như Anh, Úc, và New Zealand.

Các tài liệu được cung cấp cho báo chí này là một trong những vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã có buộc Snowden tội gián điệp và đánh cắp tài sản chính phủ, và Snowden cuối cùng phải xin tị nạn tại Nga và hiện đang sống lưu vong tại đây.

Snowden cũng trở thành người ủng hộ việc bảo vệ các nhà báo chống lại chuyện họ bị theo dõi.

Chelsea Manning và Wikileaks

Chelsea Manning

Chelsea Manning

Vào năm 2010, Chelsea Manning, khi đó là một binh nhì và chuyên gia phân tích trong quân đội Mỹ, đã bắt đầu chia sẻ hàng ngàn tài liệu mật với trang Wikileaks. Tổ chức này do Julian Assange đứng đầu, chuyên thực hiện đăng tải những tài liệu bí mật cung cấp cho báo giới.

Số tài liệu do Manning cung cấp bao gồm những chi tiết về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq và Afghanistan, cũng như nhiều điện tín ngoại giao. Wikileaks sau đó công bố nhiều tài liệu này đến công chúng, và những tài liệu này được các tổ chức truyền thông lớn đăng tải.

Một trong những tài liệu phát tán đáng chú ý là video có đồ họa về chiếc trực thăng Apache của Mỹ giết 12 dân thường, bao gồm hai nhà báo của Reuters tại Baghdad vào năm 2007.

Manning cuối cùng bị kết án 35 năm tù giam. Sau đó Tổng thống Barack Obama đã giảm án cho binh nhì này vào năm 2017, sau khi cô ta đã thụ án bảy năm.

Manning tranh cử vào Thượng viện Mỹ năm 2018 không thành công.

Vụ án Reality Winner

Reality Winner (phải) trong một cuộc họp qua Zoom

Reality Winner (phải) trong một cuộc họp qua Zoom

Vào năm 2017, một cựu thành viên Không lực Mỹ và biên dịch của NSA, Reality Winner bị bắt và kết án cung cấp một báo cáo mật cho trang web tin tức The Intercept.

Tài liệu này nêu chi tiết về các nỗ lực của phía Nga trong việc can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 bằng âm mưu sử dụng cách tấn công giả mạo (phising) nhằm vào giới chức bầu cử.

Winner đã đăng tải tài liệu một cách ẩn danh, nhưng các nhà điều tra liên bang Mỹ đã có thể truy vết nguồn gốc khi trang The Intercept cung cấp tài liệu này cho NSA xác minh.

Sau khi bị bắt giữ, Winner nói trên chương trình truyền hình 60 Minutes của Mỹ rằng bà cảm thấy có trách nhiệm phải nói sự thật cho người dân Mỹ biết về những nỗ lực của Nga nhằm can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, điều mà Tổng thống Donald Trump khi đó liên tục bác bỏ.

Bà Winner cho rằng “ai đó cần phải đứng ra và giải quyết chuyện này,” bà nói với chương trình 60 Minutes.

Bà Winner bị kết tội làm rỏ rỉ tài liệu cho một cơ quan truyền thông. Bà chịu bốn năm tù giam, và được hưởng án treo vào năm 2021.

Bài Liên Quan

Leave a Comment