Tập đoàn của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani ‘có kế hoạch xây cảng ở Đà Nẵng’

Phối cảnh cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng
Chụp lại hình ảnh,Phối cảnh cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng

Công ty của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, Adani Ports, có kế hoạch xây dựng một cảng mới ở Đà Nẵng.

Adani Ports và Special Economic Zone Ltd, nhà khai thác cảng lớn nhất Ấn Độ, đã đạt được một sự “chấp thuận về nguyên tắc” của chính phủ Việt Nam cho một dự án phát triển mới ở Đà Nẵng, Karan Adani, giám đốc quản lý của công ty nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Công trình này sẽ bao gồm các bến cảng container và bến đa năng để xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau.

Dự án này đang trong giai đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch.

Đây sẽ là cảng quốc tế thứ tư của tập đoàn Adani sau Haifa ở Israel, Colombo ở Sri Lanka và the Port of Dar es Salaam ở Tanzania.

Báo Việt Nam hồi cuối tháng 12/2023 đã đưa tin về việc Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính tiếp ông Gautam Adani, Chủ tịch tập đoàn Adani Group của Ấn Độ.

Tập đoàn này khi đó cho hay đang xem xét đầu tư khoảng 10 tỷ USD vào Việt Nam trong thập kỷ tới.

Ca ngợi môi trường đầu tư của Việt Nam, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã giới thiệu chiến lược hợp tác của Adani tại nước này trong 10 năm tới trong lĩnh vực cảng biển, logistics, cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.

Điểm nổi bật trong số đó là dự án cảng Liên Chiểu tại thành phố biển miền Trung Đà Nẵng.

Trong cuộc gặp với ông Phạm Minh Chính thời điểm nói trên, ông Gautam Adani lưu ý rằng tập đoàn mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực cảng biển, năng lượng xanh, truyền tải điện, sân bay, đường thủy nội địa và các lĩnh vực khác mà hai nước quan tâm khác.

Ông cũng đề nghị Adani phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để triển khai hiệu quả dự án cảng Liên Chiểu, nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay Chu Lai và các dự án năng lượng tái tạo cụ thể.

Với giá trị vốn hóa thị trường hơn 200 tỷ USD, Tập đoàn Adani sở hữu 14 cảng biển lớn và 7 sân bay ở Ấn Độ.

Việt Nam đã chọn Adani Ports?

Nằm dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, cảng Liên Chiểu được kỳ vọng sẽ trở thành cửa ngõ hàng hải lớn, giúp dễ dàng xử lý hàng hóa cho cảng Tiên Sa đang quá tải.

Cảng này cũng sẽ giúp tăng cường kết nối nội địa với Thái Lan, Lào và Myanmar.

Mặc dù việc xây dựng cảng đã được triển khai từ năm 2022 nhưng dự án này đang phải đối mặt với sự chậm trễ đáng kể do thiếu nhà đầu tư, theo The Maritime Executive.

Dự án cảng này bao gồm hai hợp phần.

Hợp phần đầu tiên bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung như đê chắn sóng, kênh vận chuyển và đường vào.

Hợp phần này được thực hiện bởi ngân sách nhà nước với số tiền khoảng 140 triệu USD.

Hợp phần thứ hai liên quan đến việc phát triển khu vực bến cảng mà chính phủ đang cố gắng kêu gọi nhà đầu tư hỗ trợ.

Mục tiêu là xây dựng 8 bến container và 6 bến hàng tổng hợp cũng như các công trình dịch vụ bổ sung, tất cả ước tính trị giá 1,9 tỷ USD.

Với việc lựa chọn Adani Ports, việc xây dựng giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ sớm bắt đầu, bài viết trên The Maritime Executive hôm 14/7 cho hay.

Gia đoạn này bao gồm việc xây dựng hai bến cảng dài 750m cho tàu container sức chở từ 8.000 TEU trở lên.

Tuyến đường ven biển 6 làn xe dài 2 dặm nối hệ thống đường quốc gia và cảng Liên Chiểu cũng đã được khởi công xây dựng, vẫn theo The Maritime Executive.

Tuy nhiên, chưa có thông tin chính thức từ phía Việt Nam về việc lựa chọn Adani Ports làm nhà đầu tư chính cho dự án cảng Liên Chiểu.

Trước đó, hồi tháng 5/2024, một bài báo trên Baochinhphu.vn cho hay dự án xây dựng bến cảng Liên Chiểu dự kiến hoàn thành tháng 11/2025 nhưng đến tthời điểm này vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

Hồi tháng 2/2024, có thông tin về ‘cuộc so găng’ giữa hai tập đoàn lớn là Adani và Sumitomo khi cả hai đều muốn tham gia đầu tư tại đại dự án cảng Liên Chiểu Đà Nẵng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment