Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: ‘Ngoại giao cây tre’, ‘Đốt lò’ và quyền lực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp Quốc hội cuối cùng của ông Dũng trước khi về hưu vào tháng 4 năm 2016.
Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp Quốc hội cuối cùng của ông Dũng trước khi về hưu vào tháng 4 năm 2016.

Công cuộc “Đốt lò”, “Ngoại giao cây tre” được đánh giá là những di sản nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cùng nhìn lại những hình ảnh minh họa dấu ấn của ông trong 13 năm lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

‘Ngoại giao cây tre’

“Ngoại giao cây tre” được đánh giá là di sản nổi bật về đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy hình tượng cây tre vừa cứng chắc, vừa mềm dẻo, linh hoạt để định hình đường lối ngoại giao đa phương, uyển chuyển của Việt Nam.

Ngày 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thăm Hà Nội và hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đây là lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của ông Trọng trước khi qua đời vào ngày 19/7.

Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã lên tiếng về chuyến thăm của ông Putin:

“Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình.”

người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết:  "Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình".
Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội vào tháng 6/20/2024.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện thăm cấp nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 12-13/12/2023. Với tổng thời gian ở Việt Nam gần 30 giờ đồng hồ, lãnh đạo Trung Quốc đã có một lịch trình dày đặc.

Dịp này, hai nước đã nhất trí xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 12/12/2023. Dịp này, hai nước đã nhất trí xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc".
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 12/12/2023.

Tổng thống Joe Biden thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10-11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong khoảng 24 giờ ở Việt Nam, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có các hoạt động ngoại giao dày đặc.

Trong dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Joe Biden và hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong lễ đón do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 10/9/2023. Ngay sau lễ đón, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ông Trọng đã hội đàm với ông Joe Biden và hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Mỹ Joe Biden trong lễ đón do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 10/9/2023.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đóng vai trò nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn năm 2019.

Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã tới Việt Nam để tham dự hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội.

Ông Trump đã gặp ông Nguyễn Phú Trọng trong dịp này.

Ông Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim năm 2019.
Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Donald Trump vào ngày 27/2/2019.

Chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên trên cương vị tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng diễn ra vào tháng 9/2015 sau khi Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên Quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á năm 2014.

Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Abe Shinzo đã thông qua Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

Vào tháng 11/2023, Việt Nam và Nhật Bản đã nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự ngày 15/9/2015.
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự ngày 15/9/2015.

Ngày 22 và 23/1/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức tới Vương quốc Anh.

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Vương quốc Anh, đánh dấu kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Vương quốc Anh và 3 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam-Vương quốc Anh.

Chuyến thăm được báo chí Việt Nam đánh giá là đã thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện thực hóa các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược.

Trong ảnh: Thủ tướng Anh David Cameron tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Anh David Cameron tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vào ngày 7/7/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phá vỡ thông lệ khi tiếp người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Phòng Bầu Dục.

Trong suốt thời gian trước đó, các cơ quan ngoại giao Việt Nam đã có một chiến dịch vận động phía Mỹ để chuyến thăm của ông Trọng diễn ra và ông được đón tại Nhà Trắng.

Từ tiền lệ này, ông Trọng đã có nhiều hoạt động với vai trò của nguyên thủ quốc gia trên thực tế. Ông đã có các cuộc điện đàm với Tổng thống Joe Biden và đã đón tiếp ông Biden tại Hà Nội.

Vào ngày 7/7/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phá vỡ thông lệ khi tiếp người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Phòng Bầu Dục.
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục

‘Đốt lò’

Chiến dịch chống tham nhũng làm trong sạch Đảng, hay còn gọi là “Đốt lò”, được coi là một trong những di sản nổi bật của ông Nguyễn Phú Trọng về đối nội.

Ngày 20/3/2024, ông Võ Văn Thưởng đã được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước, bao gồm chức chủ tịch nước. Đây được coi là một trong các cơn “địa chấn chính trị” tại chính trường Việt Nam, khi mà ông Thưởng từng được coi là nhân vật thân thiết với ông Trọng và có sự nghiệp chính trị hứa hẹn.

Chỉ tính riêng năm 2024, có tới 5 ủy viên Bộ Chính trị đã phải thôi chức liên quan tới các vấn đề kỷ luật. Trong khóa 13 (từ 2021 đến nay), đã có 7 ủy viên Bộ Chính trị thôi chức, trong đó có 3 người thuộc “Tứ Trụ” là ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ.

Nỗ lực làm trong sạch Đảng của ông Trọng đã dẫn đến những biến chuyển chưa từng có về nhân sự.

Ngày 20/3/2024, ông Võ Văn Thưởng đã được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước, bao gồm chức Chủ tịch nước. Đây được coi là một trong các sự kiện 'địa chấn chính trị' tại chính trường Việt Nam, khi mà ông Thưởng từng được coi là nhân vật thân thiết với ông Trọng và có sự nghiệp chính trị hứa hẹn
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (thứ 2, từ trái) và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (bìa phải), những người phải “thôi chức” trong công cuộc chấn chỉnh của ông Trọng.

Chiến dịch “Đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khiến nhiều cán bộ cấp cao của Đảng bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự.

Trong ảnh bên dưới: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo chính quyền TP Hà Nội vào năm 2022 (Tết Nhâm Dần). Đứng thứ 2 và 3 từ trái qua lần lượt là Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng.

Về sau, ông Chu Ngọc Anh lãnh án tù do tham nhũng, còn ông Đinh Tiến Dũng bị mất chức do các sai phạm trong quá trình công tác trước đây.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo chính quyền TP Hà Nội vào năm 2022 (Tết Nhâm Dần). Đứng thứ 2 và 3 từ trái qua lần lượt là Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng.
Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo chính quyền TP Hà Nội vào năm 2022 (Tết Nhâm Dần).

Quyền lực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được coi là một trong những nhà lãnh đạo có quyền lực bao trùm nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Ngày 31/1/2021, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu giữ cương vị Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với việc tái đắc cử lần này, ông Trọng giữ chức tổng bí thư 3 nhiệm kỳ liên tiếp (11, 12 và 13).

Điều này trái với Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội 11 vào năm 2011.

Điều lệ Đảng quy định: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.”

Trong thời gian lãnh đạo Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặc biệt chú trọng công tác xây dựng đảng, xiết chặt kỷ cương, khuyến khích đảng viên trau dồi đạo đức, bằng việc thông qua hàng loạt quy định mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 31/1/2021, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu giữ cương vị Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Với việc tái đắc cử lần này, ông Trọng giữ chức Tổng bí thư 3 nhiệm kỳ liên tiếp (XI, XII và XIII). Đây là điều trái Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội 11 vào năm 2011. Điều lệ Đảng quy định: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.”
Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào tháng 9/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiêm luôn chức chủ tịch nước. Ông đã giữ cương vị này đến tháng 4/2021 thì bàn giao cho người kế nhiệm Nguyễn Xuân Phúc.
Chụp lại hình ảnh,Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào tháng 9/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiêm nhiệm chức chủ tịch nước. Ông đã giữ cương vị này đến tháng 4/2021 thì bàn giao cho người kế nhiệm Nguyễn Xuân Phúc.

Từ vị thế bị coi là không nổi bật bằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dần kéo quyền lực từ phía Chính phủ sang phía Đảng Cộng sản.

Đại sứ Mỹ Ted Osius kể lại trong hồi ký của ông rằng, hồi mới nhận nhiệm vụ ở Hà Nội, ông đã được nghe hầu hết các nhà quan sát đánh giá ông Nguyễn Tấn Dũng đang lên và ông Trọng sẽ dần biến mất sau Đại hội 12 của Đảng vào tháng 1 năm 2016.

Tuy nhiên, sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải rời chính trường tại Đại hội 12 được coi là một bước ngoặt quan trọng, cho thấy tài thao lược của ông Trọng trên chính trường. Từ thời điểm đó, ông Trọng trở thành nhà lãnh đạo đầy quyền lực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bài Liên Quan

Leave a Comment