Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đối mặt với các quan ngại về nhân quyền khi đầu tư vào Việt Nam

Lãnh đạo các tập đoàn lớn của Mỹ như Google, Meta đã không đề cập đến vấn đề đàn áp tự do ngôn luận khi gặp các lãnh đạo Việt Nam

Mike Firn
2024.10.05

Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đối mặt với các quan ngại về nhân quyền khi đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu của Meta Nick Clegg tại Hà Nội hôm 30/9/2024

Cổng thông tin Chính phủ

Tập đoàn công nghệ lớn Meta hồi tuần này đã tuyên bố sẽ sản xuất thiết bị kính thực tế ảo tại Việt Nam, tạo ra khoảng 1.000 việc làm nhưng công ty mẹ của Facebook này lại hông hề nhắc tới liệu hãng có thảo luận vấn đề tự do ngôn luận với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam vốn thường xuyên bỏ tù công dân giám bày tỏ ý kiến khác biệt dù rất nhỏ của mình trên mạng xã hội hay không.

Chủ tịch phụ trách quan hệ đối ngoại toàn cầu của Meta Nick Clegg đã có mặt ở Hà Nội vào thứ hai tuần rồi, gặp gỡ Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Clegg cũng gặp Chủ tịch – Tổng bí thư Tô Lâm hồi cuối tháng chính vừa qua, có nghĩa là ông đã có các thảo luận với những người nắm bà vị trí cao nhất trong tứ trụ chính trị của đất nước.

“Việt Nam tiếp tục là một quốc gia quan trọng đối với Meta” – ông Clegg nói sau cuộc gặp ở Hà Nội với cam kết sẽ sản xuất thiết bị Quét 3S ở Việt Nam.

Hãng Meta cho biết các cuộc gặp của ông Clegg nhấn mạnh cam kết của công ty đối với việc ủng hộ sự phát triển của Việt Nam nhậu là một nền kinh tế số hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á”, đồng thời cho biết thêm là ông Clegg và ông Phạm Minh Chính đã thảo luận hợp tác kinh tế và thương mại, phát triển trí tuệ nhân tạo và khả năng Meta hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

Nhưng không hề có một nhận xét nào từ hãng công nghệ chuyên về mạng xã hội liên quan đến liệu ông Clegg có thảo luận với lãnh đạo Việt Nam về bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến của hơn 75 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam.

Hồi tháng 8 vừa qua, một Facebooker là Lê Phú Tuân đã bị kết án từ bốn năm và tám tháng vì đăng 21 video lên Facebook. Viện Kiểm sát cáo buộc rằng nội dung các video là “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích, quyền và lợi ích của Nhà nước, các tổ chức và các cá nhân”.

Ông Tuân chỉ làm một trong con số ngày một nhiều người Việt Nam bị kết án theo Điều 331 Bộ luật hình sự vốn bị là mập mờ. Kể từ đầu năm đến nay, ít nhất 12 người đã bị bắt và tám người bị bỏ tù vì điều luật này.

“Một điều tra nhanh về hơn 160 tù chính trị ở Việt Nam sẽ cho thấy rằng hầu như tất cả họ bị bỏ tù một phần vì những gì họ viết trên mạng, đặc biệt là Facebook, nhưng rõ ràng là điều này không có nghĩa lý gì với Meta nữa” – ông Phil Robertson – Giám đốc Tổ chức về Lao động và Nhân quyền châu Á nói với RFA.

“Điều đáng thất vọng co khát vọng tự do bày tỏ ý kiến của người Việt trên mạng xã hội (Facebook) là tuyên bố của ông Clegg rằng Meta sẽ sản xuất các thiết bị kính thực tế ảo tại Việt Nam.

“Với lợi thế mà Chính phủ có được đối với hãng trong việc kiểm soát dây chuyền cung ứng, ban có thể cá là Chính phủ Việt Nam sẽ hy vọng là Meta sẽ gỡ các nội dung mà Chính phủ không thích bất cứ khi nào Chính phủ yêu cầu” – ông Robertson cho biết.

Meta hiện chưa đưa ra bình luận gì với RFA về thông tin liệu ông Clegg có thảo luận vấn đề nhân quyền với ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính hay không.

Meta nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do bày tỏ ý kiến và tạo điều kiện cho con người được quyền bày tỏ ý kiến của mình tự do nhất có thể mặc dù các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích Meta trong việc giới hạn các nội dung đăng trên Facebook khi phải đối mặt với sức ép từ các chính phủ độc tài.

Meta nói rằng công ty có một quá trình để hồi đáp các yêu cầu của Chính phủ và hãng xem xét các chính sách của công ty cùng với luật nội địa và các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Việt Nam, vốn đã có yêu cầu đối với các hãng công nghệ phải lưu trữ dữ liệu trong nước, đã bị Freedom House xếp vào danh sách các quốc gia không có tự do, với điểm số 19 trên thang điểm 100 của Báo cáo tự do toàn cầu 2024 và không có một hãng công nghệ khổng lồ nào đã đặt trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

“Giới chức chính quyền đã gia tăng đàn áp việc sử dụng mạng xã hội của người dân để đưa ra ý kiến trái chiều và chia sẻ những thông tin không bị kiểm duyệt” – Freedom House nhận định.

f462fd43-60c6-4147-9dd2-7dc5ec29a4b3.jpeg
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng lãnh đạo phụ trách đầu tư của Alphabet và Google, Ruth Porat tại lễ động thổ dự án xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây tại Kuala Lumpur hôm 1/10/2024. (Facebook: Anwar Ibrahim)

Hôm thứ ba tuần rồi, Hãng Alphabet của Google đã động thổ xây dựng trung tâm dữ liệu trị giá hai tỷ đô la ở Malaysia và cho biết hãng có kế hoạch đầu tư hơn ba tỷ đô la vào đây từ nay đến năm 2030. Hãng cũng có kế hoạch đầu tư một tỷ đô la vào trung tâm dữ liệu khu vực tại Thái Lan, theo Reuters.

“Chính phủ của tôi nhắm vào việc tăng quyền cho mỗi người dân Thái bằng việc phổ cập kỹ thuật số vốn cần thiết cho việc giảm sự bất bình đẳng và cung cấp nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người” – Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra phát biểu hôm thứ hai.

“Thái Lan không chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số linh hoạt và ổn định mà còn duy trì sự trung lập trong công nghệ.”

Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là ông Tô Lâm cũng đã gặp lãnh đạo của Google tại Mỹ vào cuối tháng 9 vừa qua nhưng không có thông tin xác nhận nào trên truyền thông rằng Google sẽ xây dựng xiêu trung tâm dữ liệu gần TP HCM.

Truyền thông Nhà nước đưa tin về cuộc gặp của Tổng bí thư Tô Lâm tại New Yorrk với PHó chủ tịch của Google phụ trách quan hệ với chính phủ và chính sách công chúng. Theo truyền thông Nhà nước, Phó chủ tịch Google Karan Bhatia đưa ra dẫn chứng về việc mở văn phòng của Google tại TPHCM và việc sản xuất điện thoại cùng các phụ kiện ở đó là bằng chứng về cam kết đối tác của hãng với Việt Nam.

“Ông ta đã bày tỏ hy vọng hợp tác với Việt Nam trong việc phát triển tri tuệ nhân tạo, một mảng mạnh của Google và có thể rất co lợi cho Việt Nam” – Vietnam News đưa tin.

Hiện Google chưa đưa ra bình luận gì với RFA về khả năng hãng sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam hay không và cũng chưa có phản hồi câu hỏi về việc Việt Nam bỏ tù những người sử dụng YouTube để đưa các nội dung bị coi là chỉ trích Chính phủ.

Những người đã bị bỏ tù khi dùng YouTube bao gồm nhà báo Nguyễn Vũ bình, người bị kết án tù bảy năm hồi tháng 9 vừa qua với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.

“Kể từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bắt giữ chín người và kết án ít nhất 12 người theo Điều 117, theo thống kê của RFA.

“Việt Nam đã trở thành quốc gia vi phạm nhân quyền tồn tệ nhất trong ASEAN chỉ sau nước Myanmar đang có chiến tranh, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết được điều này qua cách mà Meta cùng các công ty phương Tây khác và các chính phủ liên quan đang đổ vào quốc gia này để đầu tư” – ông Robertson nói.

“Việt Nam đã hoàn thiện mô hình vi phạm nhân quyền của các doanh nghiệp phương Tây bắt tay với chế độ độc tài độc đảng tàn bạo, và Tô Lâm sẽ chủ trì thỏa thuận này bằng nắm đấm sắt”

* Iman Muttaqin Yusof tại Kuala Lumpur đóng góp vào bài viết này. Bài viết được hiệu đính bởi Taejun Kang

Bài Liên Quan

Leave a Comment