Những thủ thuật thiết kế sân bay

Những thủ thuật thiết kế sân bay

Addison NugentBBC Future

\"Ngay
Image captionNgay cả các biện pháp an ninh sân bay có vẻ khắc nghiệt nhất cũng hiếm khi tạo ra sự khác biệt

Từ màu sắc ga sân bay cho đến việc xếp hàng kiểm tra an ninh, đây là cách thức các sân bay được thiết kế để giữ cho du khách bình tĩnh – và sẵn sàng mua sắm.

Vào năm 1995, nhà nhân chủng học người Pháp Marc Auge đã xếp loại sân bay là một \”nơi không đâu\”. Ở khắp nơi trên thế giới, \”nơi không đâu\” này không có danh tính – cấu trúc thống nhất (kiểu như Starbucks hoặc McDonalds) y như nhau cho dù ở đâu. Theo định nghĩa của ông, sân bay là những cỗ máy kiến trúc, được thiết kế với mục đích đặc biệt để di chuyển con người một cách hiệu quả từ nơi này đến nơi khác.

Và, giống như Starbucks hay McDonalds, mọi khía cạnh của cấu trúc và cách bố trí sân bay đều được thiết kế một cách chiến lược – bởi vì dù sân bay là một \”nơi không đâu\” nhưng nó rất độc đáo về mức độ tâm lý. Một khi vào đây, bạn mất quyền ẩn danh và giao giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp và đồng ý để bị lục xoát an ninh. Ở một mức độ nhất định, bạn có thể lập luận rằng bạn từ bỏ ý chí tự do của mình trong khi đi qua một môi trường xa lạ cho tới cổng ra cuối cùng.

\"Các
Image captionCác sân bay được thiết kế để trấn an hành khách về cả những căng thẳng thông thường khi đi lại lẫn nỗi sợ hãi tiềm thức

Việc trấn an hành khách về nỗi sợ tiềm thức này (chưa kể đến sự căng thẳng do các chuyến bay bị trì hoãn, mất hành lý hoặc thậm chí ý nghĩ đơn giản là đi máy bay) là rất quan trọng. Cũng quan trọng còn việc khuyến khích mọi người tuân theo các quy tắc và cơ quan có thẩm quyền. Để hoàn thành cả hai nhiệm vụ này, các nhà thiết kế sân bay trên toàn thế giới sử dụng các dấu hiệu tinh tế (và cả không tinh tế lắm).

Một dấu hiệu chính là quá trình \”tìm đúng đường đi\”: là những gợi ý trực quan lùa hành khách nhanh chóng và hiệu quả đến được cổng của mình mà không biết mình bị lùa. \”Sân bay hoàn hảo là sân bay mà bạn được môi trường xung quanh hướng dẫn mình một cách tự nhiên,\” Alejandro Puebla, nhà quy hoạch sân bay tại công ty kỹ thuật dân dụng Jacobs, nói. Ví dụ, màu sắc và hình dạng của các biển báo thường là khác nhau giữa ga này với ga khác ở sân bay, hình in trên thảm cũng thay đổi, và các tác phẩm nghệ thuật lớn nhằm đánh dấu vị trí đặc biệt để định hướng. Nếu bạn từng đi qua một sân bay và đột nhiên cảm thấy mình đi sai đường, thì đó chắc rằng bạn đang có phản ứng tiềm thức với những dấu hiệu chỉ đường.

\"Ngày
Image captionNgày nay, nhiều sân bay trông như pháo đài

Tuy nhiên, căng thẳng hơn ý nghĩ đang đi nhầm đến ga khác, có lẽ là quá trình khám xét an ninh. Và rồi sẽ còn hơn thế nữa. Ở thời kỳ trước sự kiện 11/9, sân bay, về mặt tâm lý, là một nơi rất khác bây giờ. Khi đó vẫn có an ninh, nhưng khu vực trước trạm kiểm soát bao gồm hỗn hợp cả hành khách và những người đầy thiện ý đi tiễn người thân ở tại các cổng.

Ngày nay, nhà ga sân bay giống như một pháo đài chỉ chứa những du khách đã tự nguyên qua kiểm tra an ninh một cách rất khắt khe – tay bị lau để tìm dấu vết chất nổ nhựa, phải đi qua các máy X quang khổng lồ có thể thấy được ruột gan với người nước ngoài, phải trả lời những câu hỏi dò xét về hành lý và xuất trình nhiều giấy tờ do nhà nước cấp.

\"Năm
Image captionNăm 2006, một chiến dịch an ninh lớn đã phát hiện ra một âm mưu định làm nổ tung các máy bay hành khách rời khỏi các sân bay ở Anh, dẫn đến sự chậm trễ trên toàn quốc

Điều này biến hành khách thành \”nhân viên an ninh dân sự là người rất giỏi trong việc đệ trình hiệu quả giám sát toàn diện,\” Rachel Hall, tác giả của cuốn sách Người Du Hành Trong Suốt: Hiệu Suất Và Văn Hóa An Ninh Sân Bay, viết. Trong khi trước đây, hành khách chỉ đơn giản là khách hàng, ngày nay họ cũng được mong đợi đóng vai trò sĩ quan dân sự để mở rộng công việc của nhân viên an ninh ra ngoài phạm vi trạm kiểm soát. Điều này cũng vậy, được thực hiện thông qua cái huých tay làm ám hiệu (không được tinh tế lắm). Các biển báo ở khắp các sân bay ở Mỹ liên tục nhắc nhở hành khách rằng họ đang ở \”Đường Phòng Thủ Cuối Cùng Chống Khủng Bố\” và \”Nếu Bạn Thấy Điều Gì Khả Nghi, Hãy Báo Ngay\”. \”Bạn Bay Và Bạn Phục Vụ,\” Hall viết. \”Để Có Được Vinh Dự Phục Vụ, Bạn Phải Thực Hiện Minh Bạch Tự Nguyện.\”

Khía cạnh nổi bật nhất trong văn hóa an ninh sân bay hiện nay là nhìn chung không có hiệu quả. Tại Mỹ vào năm 2017, 70% các thanh tra an ninh nội địa đã có thể đi qua trạm kiểm soát một cách đáng ngạc nhiên khi mang theo súng fax, chất nổ và dao. Đây là một sự cải thiện nhỏ so với năm 2015 khi 95% các sân bay trên toàn quốc không qua được thử nghiệm này. Nhưng tuy nhiên, nó là một bằng chứng cho thấy rằng ngay cả các biện pháp an ninh sân bay có vẻ khắc nghiệt nhất cũng hiếm khi tạo ra sự khác biệt. \”Khủng bố là rất hiếm, hiếm hơn rất nhiều so nhiều người nghĩ,\” chuyên gia bảo mật Bruce Schneier nói như vậy trong bài tiểu luận chuyên đề \’Beyond Security Theater\’. \”Sự phòng thủ tốt nhất chống khủng bố là … điều tra, tình báo và phản ứng khẩn cấp.\”

\"Một
Image captionMột nhân viên của Cơ Quan Quản Lý An Ninh Giao Thông (TSA) sàng lọc hành khách và nhân viên sân bay tại Sân Bay Quốc Tế O\’Hare ở Chicago diễn ra

Thật không may, những đáp ứng này đối với khủng bố phần lớn là vô hình và ít làm hành khách cảm thấy an toàn. Đây là lúc hiện trường an ninh sân bay vào cuộc. Khi xảy ra vụ tấn công khủng bố, an ninh sân bay cố gắng trấn an khách hàng bằng cách tạo ra các kiểu dò quét kiểm tra mới: hãy nghĩ về việc bắt đầu phải tháo giày sau vụ toan đánh bom giày năm 2001 hoặc tịch thu chất lỏng sau vụ toan gây nổ chất lỏng năm 2006. Các biện pháp này có vẻ làm yên tâm, nhưng cuối cùng không làm gì để dự đoán một kẻ khủng bố có thể thích nghi như thế nào – Các biện pháp chỉ đơn giản là phản ứng trực quan đối với các vụ dọa tấn công được công bố rộng rãi.

Vì vậy, có vẻ đáng ngạc nhiên là việc quét nhận diện, lục soát ngẫu nhiên và việc bố trí những người bảo vệ cầm vũ khí tự động ở đây là nhằm để bạn còn quay lại sân bay mà không tránh xa nó.

Những gợi ý thương mại

Đó là những thứ ở ngay sau nơi khám xét an ninh mà các nhà thiết kế muốn bạn cảm thấy đủ an toàn để tập trung vào việc mua sắm.

\"Một
Image captionMột khi đã qua khám xét an ninh, du khách thay đổi từ du khách bị căng thẳng thành khách hàng có giá trị

Ngay sau khi bạn lấy lại hành lý từ máy soi quét, bạn đi vào khu vực mà thế giới thiết kế sân bay gọi là để \”điềm tĩnh trở lại\” – có ghế dài và có lẽ là cả quầy cà phê để bạn có thể ngồi và tĩnh tâm lại. Trong khi đó, tầm nhìn rộng ra các cửa hàng, nhà hàng và quầy giảm giá chào đón bạn khi bạn lấy dầu gội đầu du lịch ra khỏi túi nhựa và buộc lại dây giày. Đây là tín hiệu trực quan cho phép não bạn biết là \”đã đến lúc mua sắm\”. Theo InterVISTAS, một công ty tư vấn thiết kế sân bay, tại thời điểm này, hành khách chuyển đổi từ du khách căng thẳng thành \”khách hàng có giá trị\”.

Đây chỉ là dấu hiệu đầu tiên trong một loạt dấu hiệu mua sắm mà hành khách nhận được khi đi tới cổng ra. Khu vực mua sắm chính luôn được bố trí trực tiếp giữa trạm kiểm soát an ninh và cổng ra, buộc hành khách phải đi qua nó trước khi lên máy bay.

\"Sau
Image captionSau khi hoàn thành các nhiệm vụ căng thẳng để đến được sân bay và thông qua an ninh, hành khách thường có tâm trạng muốn tự thưởng

Nhiều lối đi trong nhà ga cũng cong cong sang phía phải vì người ta phần lớn là thuận tay phải và do đó có xu hướng nhìn nhiều hơn theo phía đó. Do đó, nhiều cửa hàng được đặt ở phía bên phải, cho phép hành khách lướt xem hàng một cách vô thức trong khi đi đến cổng ra.

Rất nhiều tư duy được đưa vào việc mua sắm tại sân bay vì lý do đơn giản du khách là khách hàng hoàn hảo. Hành khách cần giết thời gian và không còn nơi nào khác để đi, họ có tiền để đi máy bay và do đó người dư giả, và – sau khi hoàn thành các nhiệm vụ căng thẳng như đến sân bay đúng giờ, làm thủ tục và thông qua an ninh – họ rất có thể trong một tâm trạng muốn tự thưởng.

Tâm trạng này kéo dài khoảng một giờ, được ngành kinh doanh thiết kế sân bay gọi là \”giờ vàng\”. Và các sân bay muốn làm đủ mọi thứ có thể để tận dụng nó. Chẳng hạn, theo lời của Puebla, một số sân bay như Gatwick và Heathrow chỉ cho bạn biết phải đi tới cổng nào 25 phút trước khi khởi hành để tối đa hóa thời gian mua sắm.

Để góp phần cho cảm giác muốn mua sắm- chưa nói đến việc gạt bỏ lo lắng và các suy nghĩ tiêu cực khác – là khuyến khích sự bình tĩnh. Một cách là làm cho các \’hành khách hóa khách hàng\’ này có cảm giác tự chủ. \”Khi chúng ta ở trong một sân bay và cảm thấy rằng chúng ta có đủ mức tự chủ đối với môi trường thể chất xung quanh thì ta thấy phấn khởi,\” Sally Augustin, nhà tâm lý học môi trường và biên tập viên của báo Research Design Connected, giải thích. \”Một mức độ tự chủ có nghĩa là ta có nhiều lựa chọn về chỗ ngồi, ngồi ra ánh nắng hay trong bóng dâm, v.v.. Một ví dụ khác là các hướng dẫn về thông tin chuyến bay, có thường xuyên và rất dễ trông thấy.

\"Hướng
Image captionHướng dẫn thông tin chuyến bay không chỉ hữu ích – chúng cho chúng ta cảm giác tự chủ

Nhưng bất kỳ ý thức tự chủ nào mà chúng ta cảm thấy ở các sân bay lại hoàn toàn trái ngược với thực tế là chúng ta thực sự là người bị giam cầm. Và có lẽ không có gì cho thấy rằng có nhiều xu hướng hiện tại: các sân bay đã rất thành công trong việc biến hành khách thành khách hàng, một số sân bay thành điểm đến để mua sắm. Một số sân bay, như Changhi ở Singapore và Incheon ở Hàn Quốc, có rạp chiếu phim. Denver International có một sân trượt băng; sân bay Arlanda ở Stockholm có nhà thờ làm lễ cưới đang hoạt động đều.

Tương lai của sân bay là, theo biệt ngữ thiết kế sân bay, \”khu đô thị hàng không\” – một hình thức đô thị mới nhằm phục vụ đi lại toàn cầu, nơi có khu nhà ở tạm thời cho lực lượng lao động lưu động ngày càng tăng và tất cả các tiện nghi của thành phố khép kín. Các khu đô thị hàng không tạo ra một cái gì đó từ hư vô, biến sân bay, \”nơi không đâu\”, thành nơi của riêng mình.

Bài tiếng Anh trên BBC Future

Bài Liên Quan

Leave a Comment