Giải thích dự luật dẫn độ giữa Hong Kong và TQ gây tranh cãi

Giải thích dự luật dẫn độ giữa Hong Kong và Trung Quốc gây tranh cãi

.

Hong Kong bắt đầu thúc đẩy dự luật gây tranh cãi cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, bất chấp các cuộc biểu tình lớn.

Chính phủ lập luận rằng các sửa đổi được đề xuất sẽ \”bịt các lỗ hổng trong luật pháp\” để thành phố sẽ không trở thành nơi ẩn náu an toàn cho tội phạm.

Nhưng giới chỉ trích nói rằng người dân ở cựu thuộc địa của Anh sẽ bị đặt vào hệ thống tư pháp vô cùng thiếu sót của Trung Quốc, và nó sẽ dẫn đến sự xói mòn thêm sự độc lập tư pháp của thành phố.

Hàng trăm nghìn người đã biểu tình chống lại dự luật vốn bị phản đối rộng rãi.

Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam bác bỏ chuyện thay đổi luật dẫn độ và đang thúc đẩy việc thông qua các thay đổi trước tháng Bảy.

Những thay đổi gì?

Những thay đổi sẽ cho phép các yêu cầu dẫn độ từ chính quyền ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Ma Cao đối với các nghi phạm bị cáo buộc sai phạm hình sự, chẳng hạn như giết người và hiếp dâm.

Các yêu cầu sau đó sẽ được quyết định trên cơ sở từng trường hợp.

\"Giới
Giới chỉ trích lo ngại những sửa đổi được đề xuất sẽ đưa bất kỳ ai ở Hong Kong đến hệ thống tư pháp thiếu sót của Trung Quốc. AFP

Một số hành vi phạm tội thương mại như trốn thuế đã bị xóa khỏi danh sách các tội phạm có thể dẫn độ giữa những lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp.

Các quan chức Hong Kong cho biết tòa án Hong Kong sẽ có phán quyết cuối cùng về việc liệu có nên cho phép các yêu cầu dẫn độ như vậy hay không, và nghi phạm bị cáo buộc phạm tội chính trị và tôn giáo sẽ không bị dẫn độ.

Chính phủ đã tìm cách trấn an công chúng bằng một số nhượng bộ, bao gồm việc hứa chỉ trao trả những người chạy trốn vì các tội mang bản án cao nhất từ bảy năm tù trở lên.

\"Hàng
Hàng trăm ngàn người đã biểu tình phản đối dự luật. GETTY IMAGES

Tại sao gây tranh cãi?

Có rất nhiều sự phản đối từ công chúng, và những chỉ trích nói rằng mọi người sẽ là đối tượng bị giam giữ tùy tiện, xét xử không công bằng và tra tấn dưới hệ thống pháp lý của Trung Quốc.

\”Những thay đổi được đề xuất đối với luật dẫn độ sẽ khiến bất cứ ai ở Hong Kong đang làm những công việc có liên quan đến đại lục bị nguy hiểm,\” Sophie Richardson của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong một tuyên bố. \”Sẽ không ai được an toàn, bao gồm các nhà hoạt động, luật sư nhân quyền, nhà báo và nhân viên xã hội.\”

Lam Wing Kee, một người bán sách ở Hong Kong cho biết ông đã bị bắt cóc và giam giữ ở Trung Quốc năm 2015 vì bán sách chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc và bị buộc tội \”điều hành một hiệu sách bất hợp pháp\”.

\”Nếu tôi không đi, tôi sẽ bị dẫn độ,\” ông Lam nói trong một cuộc biểu tình gần đây chống lại dự luật. \”Tôi không tin chính phủ đảm bảo sự an toàn cho tôi, hoặc sự an toàn của bất kỳ người dân Hong Kong nào.\”

Cuối tháng Tư, ông Lam trốn khỏi Hong Kong và đến Đài Loan nơi ông được cấp thị thực cư trú tạm thời.

\"Vụ
Vụ ẩu đả diễn ra giữa các nhà lập pháp Hong Kong trong quá trình cân nhắc sửa đổi gây tranh cãi. EPA

Ai phản đổi đề xuất ở Hong Kong?

Việc phản đối luật đang lan rộng, với các nhóm từ tất cả các thành phần trong xã hội – từ luật sư đến trường học cho đến các bà nội trợ – đã lên tiếng chỉ trích hoặc bắt đầu kiến nghị chống lại những thay đổi.

Các nhà tổ chức ước tính một triệu người đã tham gia tuần hành chống lại dự luật hôm 09/06, mặc dù cảnh sát đưa ra con số 240.000 người vào lúc cao trào.

Nếu ước tính của ban tổ chức được xác nhận là đúng, đây sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất ở Hong Kong kể từ khi lãnh thổ này được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Đầu tháng này, 3.000 luật sư, công tố viên, sinh viên luật và các học giả đã tuần hành trong im lặng và kêu gọi chính phủ tạm gác đề xuất này.

Hàng trăm kiến nghị phản đối các sửa đổi khởi đầu bởi các cựu sinh viên đại học và trung học, sinh viên nước ngoài và các nhóm nhà thờ cũng đã xuất hiện trên mạng.

\"Khoảng
Khoảng 3.000 người tuần hành im lặng phản đối các sửa đổi dẫn độ. ANTHONY KWAN
\"Hong
Sau đó, con số đông gấp bội người tuần hành đã xuống đường tuần này ở Hong Kong. LAMPSON YIP – CLICKS IMAGES

Bản kiến nghị từ trường Đại học St. Francis\’ Canossian – trường cũ của nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam – đã được hơn 1.300 người ký.

Thậm chí còn có bản kiến nghị của các bà nội trợ, đã thu thập được hơn 6.000 chữ ký.

Wong Choi Fung, người mẹ một con sống ở quận Kwun Tong, quận của tầng lớp lao động, nói với truyền thông địa phương rằng bà làm điều này để đấu tranh cho tương lai của con trai mình.

Một số nhóm doanh nhân giàu có nói rằng các sửa đổi, nếu được thông qua, sẽ phá hủy tính cạnh tranh của Hong Kong.

\”Những thay đổi được đề xuất sẽ dẫn đến việc mọi người cân nhắc lại liệu có chọn Hong Kong làm cơ sở hoạt động hay trụ sở khu vực vì có nguy cơ bị chuyển đến một quyền tài phán khác mà không cung cấp sự bảo hộ mà họ được hưởng ở Hong Kong,\” Phòng Thương mại Quốc tế viết trong một đệ trình lên cơ quan lập pháp.

\"Các
Các sửa đổi đề xuất đối với luật dẫn độ của Hong Kong đã gặp phải sự phản đối. GETTY IMAGES

Quốc tế thì sao?

Dự luật được một số quốc gia quan tâm.

Một ủy ban quốc hội Hoa Kỳ trong tháng Năm cho biết những thay đổi được đề xuất sẽ khiến Hong Kong dễ bị \”ép buộc chính trị\” của Trung Quốc hơn và xói mòn thêm quyền tự trị của Hong Kong.

Anh và Canada bày tỏ quan điểm tương tự trong một tuyên bố chung, nói thêm rằng họ lo ngại về \”tác động tiềm tàng\” mà những thay đổi được đề xuất sẽ gây ra đối với công dân Anh và Canada ở Hong Kong.

Liên minh Châu Âu cũng gửi công hàm ngoại giao tới bà Lam bày tỏ lo ngại về những thay đổi luật được đề xuất.

Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ quan điểm như vậy, cho rằng họ cố gắng \”chính trị hóa\” dự luật của chính phủ Hong Kong và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

\"Hong
Hong Kong và Trung Quốc – một quốc gia, hai hệ thống. EPA

Tại sao thay đổi lúc này?

Đề xuất mới nhất được đưa ra sau khi một người thanh niên Hong Kong 19 tuổi bị cáo buộc sát hại bạn gái 20 tuổi đang mang thai, trong khi đang đi nghỉ cùng nhau ở Đài Loan vào tháng Hai năm ngoái. Nam thanh niên đã trốn khỏi Đài Loan và trở về Hong Kong vào năm ngoái.

\"\"
Nhà hoạt động Hong Kong không sợ vào tù\’ sau khi bị tòa kết án

Giới chức Đài Loan tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền Hong Kong để dẫn độ người này, nhưng giới chức Hong Kong nói họ không thể tuân theo vì không có thỏa thuận dẫn độ với Đài Loan.

Nhưng chính phủ Đài Loan tuyên bố sẽ tìm cách dẫn độ nghi phạm giết người theo những thay đổi được đề xuất, và thúc giục Hong Kong giải quyết vụ việc riêng rẽ.

\"Dưới
Dưới thời Tập Cận Bình, Bắc Kinh đang tìm kiếm sự kiểm soát ngày càng tăng đối với Hong Kong. GETTY IMAGES

Hong Kong không phải một phần của Trung Quốc sao?

Là thuộc địa cũ của Anh, Hong Kong là chế độ bán tự trị theo nguyên tắc \”một quốc gia, hai hệ thống\” sau khi nó trở lại sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.

Thành phố có luật pháp riêng và người dân được hưởng các quyền tự do dân sự mà người dân đại lục không có.

Hong Kong đã ký kết các thỏa thuận dẫn độ với 20 quốc gia, bao gồm cả Anh và Mỹ, nhưng không có thỏa thuận nào như vậy đạt được với Trung Quốc đại lục bất chấp các cuộc đàm phán diễn ra trong hai thập niên qua.

Các nhà phê bình cho các thất bại như vậy là do việc bảo vệ pháp lý kém cỏi với các bị cáo theo luật pháp Trung Quốc.

Jeff Li, BBC Tiếng Trung đưa tin.

Nguồn: BBC

Bài Liên Quan

Leave a Comment