Viet Film Fest 2018: Cuộc sống của người Việt khắp thế giới

Viet Film Fest 2018: Cuộc sống của người Việt khắp thế giới

Trùng Dương. Gửi đến BBC từ Hoa Kỳ

\"\"

Một cảnh trong phim \”Nhắm mắt thấy mùa hè\”. OTHER

 

Đại hội Điện ảnh Việt tại California 2018 (Viet Film Fest – VFF) vào trung tuần tháng 10 phản ánh cuộc sống đa dạng của người Việt khắp nơi trên thế giới.

Một góa phụ người Việt tự giam mình suốt ba năm trong một căn hộ ở Pháp sau cái chết của chồng cho đến khi một người đàn ông trẻ tuổi gốc Việt, là một nhân viên xã hội, bước vào đời bà. Bất chấp ác cảm với thanh niên này vì anh không thể nói cùng ngôn ngữ, cuối cùng bà cũng mềm lòng, thậm chí cho phép anh đưa bà đi dạo trong chiếc áo dài màu đỏ mà bà đã không đụng vào trong nhiều năm. Trong khi đó tương giao với người phụ nữ hoài cổ cũng đánh thức những kỷ niệm bị lãng quên từ lâu trong lòng chàng trai, khi anh dự định đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào mùa hè. (Feuilles de Printemp\’, Stephane Ly-Cuong, Pháp, 2015, 13phút).

Một người mẹ độc thân trẻ tuổi người Việt sống cùng con gái tuổi sắp đến tuổi teen của mình đâu đó tại Cộng hòa Séc. Trong khi háo hức cho con gái mình hòa nhập vào xã hội mới để có một tương lai tốt đẹp hơn, người mẹ cũng đồng thời cảm thấy xa lạ với thế giới đó, kể cả việc con gái có một cậu bạn trai và việc hai người líu tíu trang trí căn hộ nhỏ để cùng đón lễ Phục Sinh. (Easter, Chih Chieh Wu, Cộng hòa Séc, 2017, 10 phút).

\"ViệtBản quyền hình ảnhTRÙNG DƯƠNG
\"Một

Một cảnh trong phim Feuilles de Printemp, Stephane Ly-Cuong, Pháp, 2015. VFF 2018

Một người cha Việt Nam mở một cửa hàng tạp hóa ở Đức để nuôi con trai, người ông nghĩ là đang học tại Berlin nhưng thực sự đã bỏ học, và mơ ước mở được một trung tâm thể dục với một người bạn người Đức, là người trợ giúp tại cửa hàng. Bực bội, ngã bệnh và phải nhập viện, nhưng người cha cuối cùng cũng hiểu được con trai. Ông đồng ý bán cửa hàng và thậm chí cả chiếc xe hơi yêu quý của mình để con có thể thực hiện ước mơ. (Obst & Gemus, Đức Ngô Ngọc, 2017, 30 phút).

Một người cha người Việt khác sống ở Hoa Kỳ không may mắn như vậy. Con trai tuổi teen của ông mơ ước được trở thành một nhạc sĩ. Tuy nhiên, giống như nhiều bậc cha mẹ Á châu phải trải qua khó khăn để xây dựng lại cuộc sống và muốn con cái có tương lai tốt đẹp, người cha hình dung một cuộc đời khác cho con. Đó là học tập chăm chỉ, vào được một trường đại học uy tín và trở thành bác sĩ, dược sĩ hoặc kỹ sư. Khi con trai trượt đại học, người cha giận dữ, chất vấn và bạt tai con. Không thể đối phó với áp lực, cậu thiếu niên tự tử chết. Cảnh cuối cùng trong phim cho thấy hình ảnh một cậu bé vui vẻ bước đi vừa hạnh phúc gảy chiếc đàn guitar đang ôm trong tay. (The Broken bond\’, Châu Hoàng, Uy Đô và Alena Nguyen, Hoa Kỳ, 2018, 10 phút).

\"Cha

Cha và con trong phim The Broken Bond, Châu Hoàng, Uy Đô và Alena Nguyen, Hoa Kỳ, 2018. VFF 2018

Khi chính quyền địa phương muốn phát triển du lịch tại danh thắng Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới, họ tìm cách di dời các làng chài nổi nơi ngư dân sinh sống trong nhiều thế hệ. Trong số những gia đình bị dời đi có gia đình Nguyễn Văn Cường, gồm hai vợ chồng Cường và đứa con trai nhỏ. Mỗi gia đình được chính quyền cấp cho một ngôi nhà mới trên đất liền. Nhưng họ không được đào tạo để có điều kiện tìm kế sinh nhai sau khi đến một môi trường mới. Dần dà, không thể đối phó với cuộc sống đô thị, một nửa số gia đình trở về Hạ Long sống lén lút trên những chiếc thuyền nhỏ. Gia đình của Cường là một trong số những người này. (Farewell Ha Long, Ngô Ngọc Đức, Đức, 2017, 98 phút).

Đó là một số trong 30 cuốn phim được trình chiếu tại VFF 2018 lần thứ 10 ở AMC 30 Orange, nam Califonria, Hoa Kỳ, từ ngày 12 đến 14 tháng 10.

Trong số này, có 13 phim dài và 17 phim ngắn, do các nhà làm phim người Việt đang sống tại các quốc gia như Đức, Cộng Hòa Tiệp Khắc, Việt Nam, Anh Quốc, Malaysia, Canada, Pháp và Hoa Kỳ. VFF còn có sự tham gia của một số nhà làm phim Việt Nam có tên tuổi như Hồng Ánh (Tháng năm rực rỡ; Đảo của dân ngụ cư); Julian Trần và Thái Hà Nguyễn (Yêu đi đừng sợ; Cô gái đến từ hôm qua)…

Những cuốn phim này phản ánh cuộc sống đa dạng của người Việt trên khắp thế giới, một khía cạnh đã trở thành điểm nhấn của VFF.

Phim của phụ nữ và về phụ nữ

 

VFF là một sự kiện kéo dài ba ngày, do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức, như một phần của các sinh hoạt cộng đồng.

Những phim được chọn, theo tiêu chí của VAALA, được thực hiện bởi người làm phim Việt Nam trên khắp thế giới, hoặc giới làm phim nước ngoài về chủ đề liên quan đến Việt Nam.

Chương trình được gói gọn trong tổng cộng 16 buổi chiếu. Một số buổi chiếu trùng nhau, gây khó khăn đôi chút cho những người muốn xem toàn bộ 30 phim.

Là người tham dự VFF lần thứ tư, tôi không thể không thấy rằng trong khi buổi chiếu cho học sinh trung học vào buổi sáng hết sạch ghế, nhiều khán giả phải đứng, và tràn ngập những tương tác trẻ trung; buổi chiếu ban chiều cho người cao niên thưa thớt, không giống một vài sự kiện của VFF trước đó. Điều này nói lên sự thật đáng buồn rằng khán giả của thế hệ những người Việt Nam nhập cư đầu tiên đã thưa thớt dần.

Buổi chiếu phim \”Chân Trời Tím / The Purple Horizon\”, một câu chuyện tình yêu thời trước 1975 của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng Hùng Cường và Kim Vui không được nhiều người tham dự.

Thật thú vị khi thấy rằng hầu hết các phim của các đạo diễn đến từ Việt Nam đều khai thác chủ đề tình cảm nhẹ nhàng để tránh kiểm duyệt, trong khi vẫn hấp dẫn được thế hệ trẻ, như một câu chuyện tình (\”Summer in Closed Eyes/Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè\”, 2018, đạo diễn Cao Thụy Nhi, quay tại Việt Nam và Nhật Bản); một bộ phim hài về tình đầu của một chàng trai trẻ (The Girl From Yesterday/Cô Gái Đến Từ Hôm Qua,\” 2018, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh); và phiên bản một bộ phim nổi tiếng của Hàn Quốc (\”Go Go Sisters / Tháng Năm Rực Rỡ,\” 2018, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng).

\"Việt

Ảnh: TRÙNG DƯƠNG

Một phim dài khác khai thác chủ đề an toàn hơn là \”The Housemaid / Cô Hầu Gái\”, năm 2016, lấy bối cảnh thời thuộc địa Pháp, đạo diễn Derek Nguyễn. Nguyễn dường như làm phim này tại Việt Nam nhờ sự hỗ trợ của địa phương vì chi phí thấp hơn.

Derek Nguyễn không đơn độc. Một số nhà làm phim được đào tạo ở Mỹ cũng làm theo cách này, chẳng hạn như trường hợp của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh và hai bộ phim điện ảnh, \”Buffalo Boy\” (2004) và \”2030\” (2014). Phim \”2030\” đã được chiếu tại VFF 2015.

Các phim do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong khi đó, hầu hết là ngắn. Một lần nữa, tôi đoán, do là vấn đề tài trợ. Ví dụ hai bộ phim \”Hạnh, Solo\” (2017) và \”Actress Wanted\” (2018).

Phim \”Hạnh, Solo\”, 86 phút, đạo diễn Jason Taylor, diễn viên chính Hạnh Nguyễn – người đồng viết kịch bản, kể về cuộc đời của chính Hạnh trong thời gian khoảng một tuần của đời cô, lúc cô tìm kiếm mục đích cuộc sống khi đã thất trọng trong cả tình yêu và sự nghiệp.

Phim \”Actress Wanted\”, 83 phút, đạo diễn Minh Đức Nguyễn, kể về một nữ diễn viên đầy tham vọng đã chấp nhận đề nghị đóng vai chính trong một bộ phim kể lại câu chuyện tình yêu của nhà sản xuất phim với người vợ quá cố của anh.

Những bộ phim này khám phá các chủ đề chắc chắn không phải để giải trí. Và cho dù chúng gợi mở bất kỳ vấn đề nào, chúng đều có khả năng đọng lại lâu trong lòng khán giả sau khi kết thúc.

Năm nay, hơn 50% phim được chọn đều do phụ nữ đạo diễn hoặc sản xuất, theo thông cáo báo chí của VFF.

\”Nhiều phim mang có cốt truyện và hình ảnh về các nhân vật nữ mạnh mẽ – vốn thiếu trong các sản phẩm phim chính của Hollywood.\”

\”Trong thời gian mà phong trào #MeToo và #OscarsSoWhite chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận công khai, các nhà làm phim nữ người Việt, đang chứng minh là lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại các hiện tượng này.\” Thông cáo của VFF viết.

\"Khung

Khung cảnh một buổi chiếu phim của VFF 2018. ALAMY

.

Thật vậy, Hội thảo\” Phụ nữ Việt Nam trong điện ảnh: Sức mạnh của những câu chuyện\” diễn ra vào ngày thứ hai của liên hoan phim, thu hút một lượng lớn khán giả.

Hội thảo có sự góp mặt của bảy phụ nữ đã đóng góp cho nghệ thuật điện ảnh gồm Phạm Thị Hồng Ánh của Việt Nam, một vũ công, trở thành diễn viên, nay là đạo diễn của phim \”The Way Station/Đảo Của Dân Ngụ Cư\” (2017) được chiếu tại liên hoan phim; Ngô Thanh Vân của Việt Nam, một diễn viên trở thành đạo diễn, nay là nhà sản xuất phim \”Cô Ba Sài Gòn\”; Quyen Nguyen-Le, Hoa Kỳ, đồng giám đốc phim \”The Labyrinth,\” 2015, và \”Nước,\” một phim ngắn được chiếu tại liên hoan phim; Loan Hoàng, Hoa Kỳ, một vũ công của nhóm Hip Hop có trụ sở tại California; Hạnh Nguyên, Hoa Kỳ, phim \”Hạnh, Solo\”; Cao Thụy Nhi, Việt Nam, đạo diễn phim \”Summer in Closed Eyes\”, phim truyện được chiếu mở màn đoạt giải Spotlight Award của VFF; và nữ diễn viên Ngọc Thanh Tâm, Việt Nam, đóng vai chính trong \”The Way Station\” của Phạm Thị Hồng Ánh.

Những phụ nữ này chia sẻ hành trình của họ trong ngành công nghiệp điện ảnh, những thách thức, trở ngại, bao gồm bị phân biệt đối xử, nhưng niềm đam mê cháy bỏng đã giữ họ ở lại. Những đạo diễn nữ có nhiều kinh nghiệm và có lẽ thành công nhất, như Phạm Thị Hồng Ánh và Ngô Thanh Vân, đã đưa ra một số lời khuyên mang tính khích lệ chân thành.

\”Điều quan trọng nhất trong thông điệp của tôi đối với phụ nữ là tìm những câu chuyện mang đậm nét văn hóa Việt Nam\”, Ngô Thanh Vân, người từng sống 10 năm ở Na Uy trước khi trở về Việt Nam ở tuổi 19 và hiện đang lãnh đạo một công ty sản xuất phim, say sưa nói.

\”Phụ nữ Việt Nam chúng tôi thường được bảo những gì bạn được phép làm. Hãy tự hỏi mình muốn làm gì và ước mơ của bạn là gì? Sau đó, hãy làm điều đó với niềm đam mê và trách nhiệm, bằng cách nào đó phản ánh thực tế đời sống người Việt Nam trên màn ảnh để mọi người xem. […] Chúng ta, là phụ nữ, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì nếu chúng ta muốn, nếu chúng ta có niềm đam mê và sự kiên trì. Đừng sợ. \”

* Trên đây là trích đoạn của bài viết \’Viet Film Fest 2018: Cuộc sống đa dạng của người Việt khắp thế giới\’ được tác giả Trùng Dương gửi đến cho BBC bằng tiếng Anh.

Nguồn: BBC

Bài Liên Quan

Leave a Comment