Venezuela tìm cách đưa 14 tấn vàng từ Anh về nước

Venezuela tìm cách đưa 14 tấn vàng từ Anh về nước

 
\"\"

Hình ảnh cố lãnh đạo Hugo Chavez cầm thỏi vàng được treo trước Ngân hàng trung ương của Venezuela ở Caracas.

 
Venezuela đang tìm cách chuyển về nước khoảng 550 triệu đôla vàng thỏi từ Ngân hàng Anh vì lo sợ số vàng này có thể bị kẹt lại vì các biện pháp trừng phạt quốc tế, Reuters dẫn hai nguồn tin trực tiếp cho biết hôm 5/11.
Các tài sản tiền tệ mạnh của Venezuela đã giảm đi khi lệnh trừng phạt tài chính hiện tại của Hoa Kỳ ngăn chặn chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro vay mượn trên các thị trường quốc tế.
Chính quyền ông Trump hôm thứ Năm ban hành một vòng trừng phạt mới, cấm các công dân Hoa Kỳ giao dịch với bất kỳ ai liên quan đến việc bán vàng “lừa đảo hoặc tham nhũng” từ Venezuela, một phần nỗ lực gia tăng áp lực lên ông Maduro.
Chính phủ của ông Maduro đang tìm cách đưa 14 tấn vàng được cất giữ tại Ngân hàng Anh trở lại Venezuela, Reuters dẫn nguồn tin từ hai quan chức ẩn danh hiểu biết trực tiếp về hoạt động này.
Ngân hàng Anh đang muốn làm rõ xem Venezuela muốn làm gì với số vàng này, một trong hai quan chức cho biết.
Ngân hàng trung ương Venezuela không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Còn Ngân hàng Anh thì từ chối bình luận.
Kế hoạch bị trì hoãn gần hai tháng do những khó khăn trong việc có được bảo hiểm cho lô hàng, yếu tố cần thiết để di chuyển một lượng vàng lớn, một trong các quan chức nói với Reuters.
“Họ vẫn đang cố gắng tìm bảo hiểm, vì chi phí cao”, quan chức này cho biết thêm.
Venezuela đang ở trong năm thứ năm suy thoái, với mức lạm phát hàng năm lên đến hơn 400.000%, dẫn đến gia tăng tỷ lệ đói và bệnh tật, tạo ra một cuộc di cư của khoảng 2 triệu người.
Tổng thống Maduro nói chính phủ của ông là nạn nhân của một “cuộc chiến kinh tế” do phe đối lập lãnh đạo và được thúc đẩy bởi các biện pháp trừng phạt của Washington. Các nhà phê bình của ông đổ lỗi cho mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo, ngăn sông cấm chợ và quốc hữu hóa các công ty tư nhân.
Mất vàng sẽ là cú giáng đáng kể vào tài chính của nước này. Thiếu tiền tệ mạnh có thể tạo ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu, từ thực phẩm cho đến thuốc và phụ tùng ô tô.
Số tiền này tương đương với năm lần tổng số ngoại tệ mạnh mà Venezuela bán ra vào năm 2018 thông qua các cuộc đấu giá tiền tệ được thực hiện qua hệ thống kiểm soát trao đổi đã có từ 15 năm của nước này, theo số liệu do công ty tư vấn địa phương Sintesis Financiera biên soạn.
Các đồng minh
Chính phủ hứa sẽ bán đấu giá 2 tỷ euro trên thị trường ngoại hối trong một khung thời gian không xác định, và cũng không nói làm sao có được số tiền này.
Tuy nhiên, theo Reuters, ngay cả khi Venezuela có thể hồi hương số vàng trên, thì các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ cũng có thể làm cho việc bán vàng để tăng tiền tệ mạnh gặp khó khăn.
“Nếu chính phủ muốn làm gì với số vàng dự định mang về, họ sẽ phải làm với các nước đồng minh vì sự ràng buộc của các chế tài”, Reuters dẫn lời kinh tế gia Tamara Herrera của Sintesis Financiera nói.
Venezuela xuất khẩu vàng sang Thổ Nhĩ Kỳ trong năm qua, ngành kinh doanh đang phát triển khi Tổng thống Maduro xây dựng mối quan hệ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Việc bán vàng trực tiếp từ Ngân hàng Anh cho khách hàng nước ngoài sẽ dễ dàng hơn so với việc vận chuyển, nhưng cũng có thể có nguy cơ bị xử phạt.
Venezuela dự trữ vàng trong nhiều thập niên, tạo nên trữ lượng ngân hàng trung ương ở các kho tiền của ngân hàng nước ngoài, vốn rất phổ biến ở các nước đang phát triển.
Cố lãnh đạo xã hội chủ nghĩa của nước này là Hugo Chavez, viện dẫn nhu cầu Venezuela cần kiểm soát tài sản ngân hàng trung ương, vào năm 2011 đã hồi hương khoảng 160 tấn vàng từ các ngân hàng ở Hoa Kỳ và châu Âu về ngân hàng trung ương ở Caracas.
Nhưng một số vàng của Venezuela vẫn còn ở Ngân hàng Anh.
Bắt đầu từ năm 2014, Venezuela sử dụng số vàng này cho các hoạt động “hoán đổi”, trong đó các ngân hàng toàn cầu cho Venezuela vay nhiều tỷ đôla và dùng vàng để thế chấp.
Thống kê của ngân hàng trung ương Venezuela cho thấy lượng vàng nắm giữ của ngân hàng trung ương vào tháng 6 năm nay giảm xuống còn 160 tấn từ 364 tấn trong năm 2014, khi một số thỏa thuận hoán đổi hết hạn mà Venezuela không trả lại tiền, để lại vàng trong tay các ngân hàng.
Năm 2017, các thỏa thuận hoán đổi dạng này trở nên khó khăn vì các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, trong đó ngăn chặn các tổ chức tài chính Hoa Kỳ tài trợ cho bất kỳ hoạt động tài chính mới nào.
Nguồn: VOA

Bài Liên Quan

Leave a Comment