Đại học Y khoa Johns Hopkins ngưng mời khoa học gia Trung Quốc

Đại học Y khoa Johns Hopkins ngưng mời khoa học gia Trung Quốc

 
\"\"

(Hình minh họa: Getty Images)

 
HỒNG KÔNG Trường Y khoa danh tiếng của Đại học Johns Hopkins đã chấm dứt không mời các giáo sư ngoại quốc, đặc biệt nhắm vào những người từ Trung Quốc, vì lo các công trình nghiên cứu bị đánh cắp, theo tin nhật báo South China Morning Post ở Hồng Kông.
Quyết định này được đưa ra sau khi Viện Y khoa Toàn quốc, National Institutes of Health (NIH) của Mỹ báo động các về tình trạng các “sản phẩm tri thức” bị ăn cắp trong ngành nghiên cứu y-sinh học (biomedical research); theo một email gửi trong Phân khoa Thần kinh học (Department of Neurology) của Đại học Johns Hopkins, tiểu bang Maryland.
Trong email trên cũng tiết lộ rằng cơ quan điều tra về gian lận của Đại học Johns Hopkins đã khám phá ra một số giáo sư ngoại quốc được Phân khoa Thần kinh mời đã khai không đúng sự thật về các nguồn tài trợ cho họ. “Vì thế, Đại học Johns Hopkins sẽ ngưng không mời các nhà khoa học làm giáo sư thỉnh giảng (ngoài những người đã tới làm việc rồi), cho tới khi NIH cảm thấy an toàn trong việc mời người ngoại quốc tham dự các công trình nghiên cứu do chính phủ Mỹ cấp vốn.
Trường Y khoa thông báo sẽ ngưng việc các giáo sư thỉnh giảng thuộc tất cả các quốc gia, nhưng đặc biệt chú ý tới các chuyên gia từ Trung Hoa lục địa vì Bắc Kinh đang có chương trình tuyển mộ “Ngàn Tài năng” (Thousand Talents Plan) cho ngành y khoa. Các giáo sư thỉnh giảng được cung cấp đủ phương tiện để thực hiện các công trình nghiên cứu trong đại học, và thường cộng tác và chia sẻ kiến thức với các giáo sư của trường và với các sinh viên tiến sĩ.
Gần đây, chính phủ Mỹ cũng thắt chặt những trao đổi với người Trung Quốc về kỹ thuật tân tiến giữa các cơ quan nghiên cứu của Mỹ và các công ty kỹ thuật cao, để đề phòng nạn ăn cắp sản phẩ tri thức. Đại học Johns Hopkins không xác nhận với nhật báo South China Morning Post về quyết định này.
Một nhà khoa học người Trung Quốc, tên Zhang (họ Trương), nói với báo Post rằng với quyết định trên mỗi năm sẽ có tới 1,000 nhà khoa học không được mời, trong đó rất nhiều người Trung Hoa.
Kế hoạch “Ngàn Tài năng” được Cộng sản Trung Quốc công bố vào năm 2008 nhắm thu hút các nhà khoa học Trung Hoa được đào tạo hoặc đang làm việc ở nước ngoài. Bắc Kinh đã thu hút được 7,000 nhà nghiên, phần lớn từ nước Mỹ, cứu trở về Trung Quốc. Nhiều người vẫn tiếp tục công việc tại nhiệm sở cũ của họ nhưng làm việc một phần thời gian ở Trung Quốc.
Trong tuần cuối Tháng Mười, Viện Chính sách Chiến lược Australia công bố một bản phúc trình mang tên “Hái hoa, Làm mật” (Picking Flowers, Making Honey,) trong đó tố giác Trung Cộng đã gửi các nhà khoa học trong quân đội tới các đại học Tây phương với mục đích nâng cao trình độ kỹ thuật quân sự của họ. Bản phúc trình nói rằng trong 10 năm qua Trung Cộng đã đưa 2,500 nhà khoa học tới các đại học kỹ thuật tiên tiến ở phương Tây, đóng vai sinh viên hoặc giáo sư thỉnh giảng.
Ủy hội Tình báo Quốc gia Mỹ (National Intelligence Council), vào Tháng Tư vừa qua, đã báo động tình trạng các hiểu biết kỹ thuật và sản phẩm tri thức bị đem từ Mỹ về Trung Quốc, một cách hợp pháp hoặc không hợp pháp.
Trong Tháng Tám, Viện Y khoa Toàn quốc bắt đầu điều tra việc chia sẻ các công trình nghiên cứu giữa các nhà khoa học ở Mỹ được cơ quan này tài trợ cho các chính phủ ngoại quốc; ông Francis Collins, giám đốc NIH đã gửi thư cho 10,000 cơ quan nghiên cứu trong nước Mỹ yêu cầu họ cũng phải tự mở cuộc điều tra về vụ này. Ông Collins cũng báo động về mối lo sản phẩm tri thức bị ăn cắp, khi ông điều trần tại Quốc hội Mỹ, sau khi gửi bức thư trên.
Hiện nay, việc ăn cắp sản phẩm tri thức là đề tài lớn trong cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ và Trung Cộng.
Nguồn: Người Việt

Bài Liên Quan

Leave a Comment