GFI mô tả dòng tiền đen toàn cầu ra vào các nước ra sao

GFI mô tả dòng tiền đen toàn cầu ra vào các nước ra sao

\"USD\"/
Image captionĐếm tiền USD ở Trung Quốc – hình chỉ có tính minh họa

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 03/10/2019 nói chính phủ của họ đã tỏ rõ quyết tâm chống rửa tiền và bác bỏ một báo cáo quốc tế nêu ra hàng tỷ USD nguồn tiền ngầm ra vào nước này.

Theo tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (Global Financial Integrity – GFI) có trụ sở ở Washington DC, Hoa Kỳ, chỉ trong năm 2015 đã có 22,5 tỷ USD nguồn tiền đen vào Việt Nam, và 10,6 tỷ được chuyển đi khỏi nước này.

Bảng thống kê của GFI nói các khoản tiền này, thuộc dạng \’dòng tiền bất chính\’ (illicit financial flow) ra vào Việt Nam theo cách thức \’báo hóa đơn thương mại sai\’ (trade misinvoicing).

Nhưng Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất được \”điểm danh\” bởi GFI.

Điều nổi bật trong Báo cáo của GFI là các nước khu vực gốc cộng sản, và các nền kinh tế Đông Nam Á đứng đầu danh sách \”tiền ra tiền vào\”.

Bên cạnh đó là các xứ sở có truyền thống buôn bán ma tuý, như ở Trung Mỹ.

Trên tất cả lại là hai quốc gia Hoa Kỳ và Anh Quốc, nơi các nhà băng, và thiên đường thuế hoạt động theo luật của họ, là điểm đến của tiền đen.

Nga và các nước hậu cộng sản

Trong 148 nước, theo số liệu mà GFI tổng hợp trong giai đoạn 2006-2015 thì trong năm 2015, tiền ngầm vào các nước này, tính bằng USD là:

  • Liên bang Nga: 64,8 tỷ
  • Kazakhstan: 16,5 tỷ
  • Ukraine: 1,9 tỷ
  • Belarus: 6,1 tỷ
  • Serbia: 1,9 tỷ
  • Romania: 6,8 tỷ
  • Hungary: 6,5 tỷ
  • Ba Lan: 3,1 tỷ

Các nước châu Á, trừ Trung Quốc, đã vượt châu Mỹ Latinh về nguồn tiền đen nhận về:

  • Malaysia: 33,7 tỷ USD
  • Việt Nam: 22,5 tỷ
  • Thái Lan: 20,9 tỷ
  • Indonesia: 15,4 tỷ
  • Ấn Độ: 9,8 tỷ
  • Bangladesh: 5,9 tỷ
  • Philippines: 5,1 tỷ

So với châu Á thì khu vực châu Mỹ La Tinh (trừ Mexico), quả là thua kém: Brazil (12,2 tỷ), Colombia (7,4 tỷ), Chile (4,1 tỷ).

Hai quốc gia đông dân là Trung Quốc ( 457 tỷ), và Mexico (42,9 tỷ), vượt hẳn lên về khoản tiền đen đổ vào trong chỉ một năm 2015.

\"Dollar

Làm sao ngăn chặn?

Nhìn chung, GFI nhận định chuyển tiền bẩn là hiện tượng toàn cầu, chiếm tới 20% mậu dịch của các nước đang phát triển từ 2006 -2015.

Chuyển tiền lậu, rửa tiền chỉ là một phần của cơ chế đa dạng đã có trên thế giới, gồm \”báo hóa đơn sai\”, mà thực chất là lừa đảo qua cách khai khống hoặc khai man trị giá xuất nhập khẩu.

Ngoài ra là cách dùng thiên đường thuế, dùng bí mật nhà băng, dùng các công ty ma.

Các hoạt động này có liên quan trực tiếp đến tham nhũng, tội phạm xuyên quốc gia và cả hoạt động tạo nguồn tài trợ cho khủng bố.

GFI cũng nêu ra cách cách chính trị gia tham nhũng dùng công ty ma (shell company) để chuyển tiền bẩn vào một nhà băng ở Hoa Kỳ.

Vai trò của một số ngân hàng hoặc chi nhánh của họ được nêu ra.

Ví dụ, theo GFI, ngân hàng HSBC từng phải thừa nhận đã vi phạm Luật về bí mật nhà băng (Bank Secrecy Act) do không giám sát được 200 nghìn tỷ đô la chuyển giữa các chi nhánh của họ ở Mexico và Hoa Kỳ.

\”Chừng 881 triệu USD tiền ma tuý từ băng Sinaloa và Norte de Valle -đã được tìm thấy trong các tài khoản của HSBC ở Mexico chuyển sang HSBC-USA,\” theo GFI.

Cách rửa tiền và chuyển tiền bẩn xuyên biên giới còn được làm qua cách gắn dòng tiền đó vào dòng vận chuyển mậu dịch:

\”Các hoạ̣t động tội phạm tinh vi thường dùng thương mại để rửa tiền nhằm chuyển các khoản khổng lồ từ nước này sang nước kia…Ví dụ trong vụ Lebanese-Canadian Bank, tiền ma tuý (cocaine) liên hệ với Hezbollah được rửa qua cách chuyển lậu vào châu Âu bằng dịch vụ mua bán xe hơi cũ…\”

GFI khuyến nghị các chính phủ thực hiện một loạt biện pháp ngăn chặn nguồn tiền đen đã và đang gây hại cho ngân quỹ quốc gia và góp phần tàn phá nền kinh tế chính danh và môi trường.

Trong các khuyến nghị này có cả việc yêu cầu đăng ký doanh nghiệp với tên tuổi của chủ thực hoặc người hưởng lợi chính từ hoạt động, bất kể họ đ̣ang ở đâu.

\"Ukraine\"/
Image captionBắt ma tuý ở Ukraine

Ngoài ra là yêu cầu công khai hóa các dịch vụ có tên tuổi các cá nhân, công ty hoạt động trong khu vực chủ quyền bí mật, như các thiên đường th́uế.

GFI cũng đề nghị các chính phủ cần kiểm soát chặt hóa đơn xuất nhập khẩu và dùng ngân hàng dữ liệu như GFTradeTM để đánh giá nạn báo hóa đơn sai trái.

Bài Liên Quan

Leave a Comment