Biểu tình Hong Kong: \’Tôi bị xịt hơi cay trong giờ ăn trưa\’
Katie PrescottBBC News, Phóng viên Kinh doanh
\”Tôi đã bị xịt hơi cay vài lần, nhưng chưa bao giờ khi tôi ra ngoài văn phòng – đi tìm thức ăn trưa,\” một thương nhân tại HSBC nói.
Ông ta đang mô tả một thời điểm trong tuần này khi các cuộc biểu tình của Hong Kong đi đến trung tâm tài chính, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới.
Người này nói rằng đó là một khoảnh khắc quan trọng, khiến ông và nhiều đồng nghiệp đặt câu hỏi về tương lai của họ trong thành phố.
Nói chuyện với BBC trong điều kiện được giấu tên, giám đốc một số ngân hàng quốc tế và công ty luật lớn nhất cho biết họ đang chứng kiến hoạt động kinh doanh tại Hong Kong bị thu hẹp khi các cuộc biểu tình tiếp tục leo thang.
Dịch vụ tài chính chiếm 1/5 nền kinh tế của Hong Kong và mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để sống và làm việc. Cộng đồng người nước ngoài rất lớn của Hong Kong bị thu hút bởi thuế thấp, công việc lương cao, ổn định và mức sống cao.
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của sự thịnh vượng và ổn định ở trung tâm Đông Á này đã bị hủy hoại đáng kể vì Hong Kong trong năm tháng qua bị bao vây liên tiếp bởi những cuộc biểu tình chống chính phủ, sự ủng hộ dân chủ gia tăng và phản đối hành động của cảnh sát.
Nút hoảng loạn
Tuần trước, bạo lực gia tăng đã khiến nhiều công ty phải xét lại sự an toàn của nhân viên trong thành phố.
Một người quản lý quỹ phòng hộ, thậm chí đã được cấp một ứng dụng nút hoảng loạn dành cho trường hợp khẩn cấp và một kế hoạch sẵn để giúp sơ tán anh và gia đình đến một thành phố lớn khác \”nếu chúng tôi gặp nguy hiểm, họ sẽ có một nhóm người sẽ đưa được chúng tôi ra ngoài \”.
Một nhân viên ngân hàng tại HSBC cho biết chỉ một nửa nhân viên đến văn phòng hôm thứ Sáu vì mọi người được khuyến khích làm việc từ xa nếu họ không thể vào sở một cách an toàn.
Nhân viên của BNP Paribas được thông báo chặt chẽ về tình hình ngoài phố \”Chúng tôi nhận được email thường xuyên vào sáng sớm và suốt ngày từ nhóm quản lý liên tục kinh doanh – cho chúng tôi biết liệu có an toàn khi đi vào văn phòng không – và liệu chúng tôi có nên về nhà sớm. \”
\’Ủng hộ biểu tình hay ủng hộ cảnh sát\’
Theo lời kể, áp lực chính trị từ chính phủ Trung Quốc đối với các ngân hàng và công ty luật cũng đang gia tăng – và nó gây áp lực lên nhân viên.
Một số đối tác trong các công ty luật đang được yêu cầu công khai quan điểm, và tuyên bố ủng hộ người biểu tình hay chính phủ Trung Quốc trước khi giành được doanh nghiệp từ các công ty Trung Quốc.
Các công ty đang chịu áp lực phải bảo nhân viên nên kín đáo, và không tuyên bố trước công chúng về quan điểm của họ.
Một luật sư giải thích \”Tôi đã thực hiện các cuộc gọi, trong đó mọi người được yêu cầu hạn chế lời nói và thận trọng khi chia sẻ quan điểm. Với số lượng người chúng tôi tuyển dụng ở đây, việc chưa có gì xảy ra là một phép lạ nhỏ\”.
Tại nơi làm việc, mọi người đưa ra các quy tắc không chính thức là không thảo luận về chủ đề biểu tình trong nhóm của họ vì cảm xúc đang tăng quá cao.
\”Rõ ràng đó là chủ đề duy nhất giờ này trong văn phòng, nhưng ý kiến rất chia rẽ\”, một nhân viên ngân hàng nói.
\”Trong đội chín người của tôi, ba người là người Trung Quốc và hai người là người Trung Quốc Hong Kong và những người còn lại là người nước ngoài – nó hơi giống Brexit – tất cả chúng ta đều có quan điểm khác nhau một cách dữ dội.\”
Một video trên mạng xã hội của một người đàn ông tuyên bố làm việc tại Citigroup bị cảnh sát bắt giữ đã được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng ngân hàng.
\”Tình hình này đã làm mọi người ở đây sợ hãi – nó khiến bạn cảm thấy tất cả chúng ta đều có thể bị cuốn vào điều này\”
Người phát ngôn của nhóm ngân hàng có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết: \”Chúng tôi đang điều tra vụ việc này và trong khi các cuộc điều tra tiếp tục thì sẽ không phù hợp để bình luận thêm\”.
Các cơ sở kinh doanh sẽ chuyển qua Singapore
Một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với các công ty tài chính là tác động của tất cả những điều này lên nền kinh tế khi danh tiếng của Hong Kong về sự ổn định ngày càng giảm.
Một nguồn tin tại một trong những ngân hàng quốc tế lớn nhất thế giới cho biết họ dự đoán doanh thu tại Hong Kong sẽ giảm 25% trong quý cuối cùng của năm tài chính do bạo động.
Nhiều ngân hàng hiện đang xét lại kế hoạch đầu tư của họ tại Hong Kong trong vài năm tới \”Nếu chúng ta vẫn phải đối phó với cảnh biểu tình trong sáu tháng nữa, mọi người sẽ bắt đầu rời bỏ Hong Kong\”
Họ lo ngại rằng những người đang lên kế hoạch cho các giao dịch lớn giờ sẽ chuyển sang các ngân hàng và công ty luật ở Singapore bởi vì, theo cách nói của một người, \”nơi đó có triển vọng trung hạn dễ dự đoán hơn\”.
Cho đến nay hầu hết các tác động kinh doanh chỉ ảnh hưởng đến các công ty nhỏ – nhà hàng chẳng hạn. Nhưng có mối quan tâm giữa các nhân viên ngân hàng, được đưa ra trong các số liệu thống kê kinh tế gần đây, rằng điều này có thể lan rộng hơn.
\”Công ty cổ điển mà chúng tôi hợp tác cho một công ty vận tải Trung Quốc vay tiền để thực hiện các giao dịch tài chính thông qua Hong Kong. Họ dựa vào môi trường kinh doanh lành mạnh ở đây. Bây giờ chúng tôi lo là họ sẽ sạt nghiệp.\’\’