Xét xử Mạnh Vãn Châu: Sẽ có bất ngờ?

Xét xử Mạnh Vãn Châu: Sẽ có bất ngờ?

January 18, 2020

\"\"/

Giám đốc Tài chính Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc Mạnh Vãn Châu – cô công chúa của CEO Tập đoàn này Nhậm Chính Phi – đã có mặt tại Tòa án ở Canada hôm thứ 6 vừa qua, tham gia một cuộc họp liên quan đến việc sắp xếp các phiên điều trần nhằm giải quyết các yêu cầu theo đặc quyền của Tổng Chưởng lý Canada. Bà Mạnh sẽ phải thắng trong phiên tòa diễn ra từ ngày 20/1 tới tại Vancouver để quyết định khả năng bị dẫn độ sang Mỹ. Phiên tòa có tính quyết định được mở 13 tháng sau khi bà bị giữ tại sân bay ở Vancouver theo yêu cầu từ phía Mỹ. Tại phiên tòa này, thẩm phán sẽ cân nhắc liệu tội mà phía Mỹ cáo buộc có phải là một tội theo luật pháp Canada.

Nếu đó không phải tội ở cả hai quốc gia, hay theo thuật ngữ chuyên môn là “tội phạm kép”, thì bà Mạnh Vãn Châu sẽ không phải chịu một sự ràng buộc nào và được thả tự do. Brock Martland, một luật sư hình sự tại Vancouver cho rằng, phần lớn các vụ dẫn độ, tội phạm kép rất dễ phân tích. Một lời cảnh báo cho thấy vụ xử bà Mạnh Vãn Châu có thể cũng trong tình huống tương tự. Tuy nhiên, vụ việc của bà Mạnh khó hơn. Phía bào chữa cho rằng Mỹ đã tìm cách biến khiếu kiện về vi phạm lệnh cấm vận trở thành một vụ án lừa đảo để dễ dẫn độ bà hơn. Phía công tố cho rằng bà đã nói dối HSBC, khiến cho họ không đánh giá chính xác về các rủi ro khi làm việc với Huawei.

Do vậy, đây có thể coi là tội lừa đảo. Nhưng theo luật sư của bà Mạnh, nếu hành vi của bà diễn ra tại Canada thì nó sẽ không vi phạm lệnh cấm nào của Canada. Hành vi bị cáo buộc đã diễn ra ở một quán trà tại Hong Kong giữa bà Mạnh và một nhân viên của HSBC. Như vậy, hành vi này không diễn ra ở đất Mỹ hay Canada và không thể cáo buộc bà Mạnh tội lừa đảo. Bloomberg dẫn lời ông Ravi Hira, cựu công tố viên nhận xét: “Luật lừa đảo Canada không áp dụng cho các lãnh thổ ngoài quốc gia. Nếu anh lừa đảo ở Hong Kong, tôi không thể kết tội anh ở Canada”.

Dẫu vậy, từ năm 2008, trong gần 800 vụ xét xử dẫn độ tới Mỹ, Canada chỉ từ chối hoặc trả tự do cho 8 người. Tỷ lệ chấp nhận dẫn độ lên tới 99%. Trong buổi xét xử bà Mạnh Vãn Châu sắp tới, rất khó nói trước về kết quả.  Theo Luật sư của bà Mạnh Vãn Châu, Canada không chỉ cho phép các ngân hàng làm ăn với các thực thể có trụ sở ở Iran, mà còn khuyến khích họ làm như vậy. Kết quả dẫn tới việc trục xuất Giám đốc tài chín của Huawei – bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ, dựa trên các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ “tạo ra tiền lệ nguy hiểm và thậm chí có thể làm suy yếu chính sách của Canada đối với Iran”.

Bên cạnh đó, Canada không chỉ cho phép các ngân hàng làm ăn với các thực thể có trụ sở ở Iran, mà còn khuyến khích họ làm như vậy. Hơn nữa, giao dịch giữa Huawei và Skycom (Công ty công nghệ SkyCom có trụ sở tại Hong Kong- được cho là công ty con của Huawei) với HSBC hay bất cứ ngân hàng nào của Canada sẽ không dẫn tới kết quả rằng ngân hàng đó sẽ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ vì Huawei và SkyCom có làm ăn với đối tác Iran. Tổng Chưởng lý Canada nhận định trong các bản đệ trình được công bố vào tuần trước cho rằng, bà Mạnh bị dẫn độ vì đã lừa dối HSBC và các biện pháp trừng phạt của Mỹ nên được xem là góp phần vào môi trường pháp lý trong đó xảy ra lừa đảo chưa không phải là lý do cho kết quả dẫn độ.

Việc bà Mạnh lừa dối HSBC có thể khiến ngân hàng này bị liệt vào danh sách trừng phạt của Mỹ vì vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran. Bà Mạnh Vãn Châu (47 tuổi) đã bị bắt tại sân bay ở Canada liên quan đến yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Bà phải chịu sự giám sát 24 giờ/ngày của ít nhất hai người giám sát tại biệt thự trị giá 10 triệu USD ở Vancouver. Nơi ở của bà Mạnh được ghi lại liên tục bởi một máy theo dõi GPS đeo trên mắt cá chân trái. Bà Mạnh được phép đi bộ một khu vực rộng khoảng 100 dặm vuông ở Vancouver trong ngày với đội ngũ an ninh được chỉ định. Mọi vi phạm – bao gồm giả mạo thiết bị hoặc hành động mạo hiểm ở bất cứ đâu gần sân bay đều sẽ được thiết bị tự động cảnh báo. Nếu tòa án xét xử ngày 20/1 tới đây xác định tội của bà Mạnh Vãn Châu không phải là “tội phạm kép” Tổng Chưởng lý Canada sẽ có quyền kháng cáo trong vòng 30 ngày.

Gary Botting, một luật sư ở Vancouver, người có kinh nghiệm với hàng trăm vụ dẫn độ ở Canada cho biết, về lý thuyết, bà Mạnh có thể lên máy bay trở về Trung Quốc sau phiên tòa ngày 20/1 dù vẫn có quyết định kháng cáo. 

Theo Báo Đất Việt

Bài Liên Quan

Leave a Comment