Đối đầu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56: Dấu hiệu về leo thang căng thẳng Mỹ – Trung

Đối đầu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56: Dấu hiệu về leo thang căng thẳng Mỹ – Trung

Ngày đăng 21-02-2020

Việc giới chức Mỹ và Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chỉ trích, lên án nhau tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56 là một trong những dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương giữa hai nước tiếp tục căng thẳng, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong thời gian tới.

\"\"/

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (15/2) tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa không chỉ tới Mỹ mà còn ảnh hưởng đến trật tự thế giới chung; nhấn mạnh Trung Quốc và sự trỗi dậy của nước này hiện đang đứng đầu danh sách các mối đe dọa hàng đầu của Mỹ. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đã từng tuyên bố đến trước năm 2035 sẽ hoàn tất cải cách toàn bộ lực lượng quân đội nước này và đến năm 2049 sẽ kiểm soát hoàn toàn châu Á; cáo buộc Trung Quốc ngày càng can thiệp nhiều hơn vào nội bộ của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia phương Tây, để “giành lợi thế bằng mọi cách và mọi giá”. Bộ trưởng Mark Esper nhấn mạnh điều cần thiết là cộng đồng quốc tế và cảnh giác trước ý đồ của Trung Quốc muốn thay đổi và xóa bỏ trật tự thế giới hiện hành và các quy tắc quốc tế lâu đời. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo Trung Quốc đặt ra rủi ro rất lớn cho phương Tây. Ông Pompeo sau đó liệt kê các vấn đề mà châu Âu sẽ cảm nhận được sức nóng từ Trung Quốc như về Huawei, tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh, nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính trị Mỹ, châu Âu và sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Bắc Cực. 

Đáp trả, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích các Bộ trưởng Mỹ đưa ra những phát ngôn “không đúng sự thật” và lên án hai quan chức cấp cao của Mỹ liên tục “buộc tội và vu khống” Trung Quốc trên trường quốc tế. Ông Vương Nghị tuyên bố “bất kể họ đi tới đâu, họ cũng lặp đi lặp lại những điều tương tự. Chúng ta phải vượt qua sự phân biệt giữa Đông và Tây. Trung Quốc sẽ không sao chép mô hình của phương Tây”, nhấn mạnh Trung Quốc cam kết cách tiếp cận về hợp tác cùng có lợi, duy trì chủ nghĩa đa phương nhằm giữ gìn hòa bình thế giới. Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đề cao những nỗ lực của Bắc Kinh phản ứng trước sự bùng phát của virus COVID-19. Ông cho biết việc xử lý sự lây lan của dịch viêm phổi cấp là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn có thể đem lại lợi ích cho thế giới.

Được biết, trong những năm gần đây, quan hệ Mỹ-Trung luôn là tâm điểm của thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng “chính sách xoay trục” sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ từ cuối năm 2011 là nhằm kiềm chế Trung Quốc, từ đó duy trì vị thế dẫn dắ́t của Mỹ tại khu vực này. Để trợ giúp cho chiến lược xoay trục, Mỹ tăng cường can dự vào tranh chấp biển đảo tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, bố trí hệ thống phòng thủ tại Hàn Quốc, áp đặt các biện pháp thuế quan mới đối với Trung Quốc… Đáp lại chiến lược của Mỹ, sau khi lên nắ́m quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã từ bỏ chiến lược “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, đề xướng “Giấc mơ Trung Hoa” để đưa Trung Quốc trở thành cường quốc toàn cầu. Với những bước đi quyết đoán được hậu thuẫn bởi nguồn lực kinh tế dồi dào, tận dụng bối cảnh quốc tế có lợi và sự sa lầy của Mỹ, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể quyền lực trên phạm vi toàn cầu bằng cách tăng cường vai trò trong một số định chế quốc tế (Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn G20) thậm chí là dẫn dắ́t (Khối những nền kinh tế mới nổi BRICS hay Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á-AIIB), bên cạnh đó là những dự án đầu tư, tài trợ trên phạm vi toàn cầu với số vốn rất lớn. B. R. Deepak (2014) nhận định “Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Quỹ con đường Tơ lụa (MSR) và Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) đã đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm địa chính trị-kinh tế toàn cầu và điều này đã buộc Mỹ phải tranh giành vai trò lãnh đạo ít nhất là trong khu vực, thậm chí là toàn cầu”. Trong khi đó, dù vẫn đóng vai trò dẫn dắ́t thế giới, nhưng quyền lực của Mỹ đã bị giảm sút do trì trệ kinh tế và sự thiếu quyết đoán cùng tham vọng quá sức của Chính quyền Obama. Sức mạnh Mỹ bị phân tán cùng lúc cho nhiều mặt trận để giải quyết các vấn đề và chống chọi với các thế lực chống đối trên phạm vi toàn cầu, từ đó tạo nên bối cảnh quốc tế bất lợi cho Mỹ. Trong nước thì chính quyền của Tổng thống Obama để mất niềm tin của người dân dẫn đến việc Đảng Dân chủ đánh mất quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội vào tay Đảng Cộng hòa, vì vậy chính sách xoay trục của Mỹ chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Quan hệ Mỹ-Trung trong giai đoạn này luôn trong trạng thái giằng co, đan xen hợp tác và đấu tranh với lợi ích nghiêng về Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền đã phá vỡ trạng thái này, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng và khó dự đoán. Mỹ đã áp dụng tư tưởng của Chủ nghĩa Trọng thương để bảo hộ sản xuất trong nước, những rào cản thuế đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ được dựng lên; tiếp tục thực hiện chính sách kiềm chế Trung Quốc, cứng rắ́n và quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông; đặc biệt là Mỹ có những điều chỉnh trong quan hệ với Đài Loan mà đỉnh điểm là từ bỏ chính sách “Một Trung Quốc”; tăng cường hơn các hoạt động quân sự tại các nơi gần Trung Quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, Mỹ tiến hành trừng phạt Trung Quốc về an ninh mạng và sở hữu trí tuệ.

Việc quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng được cho là do sự tác động, chi phối của một số yếu tố:

Thứ nhất, bước sang thế kỷ 21, cả thế giới đã chứng kiến sự tăng tốc của toàn cầu hóa. Sự tăng tốc này một mặt làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu hội nhập và tương tác, mặt khác lại làm nảy sinh và sâu sắ́c thêm các mẫu thuẫn giữa các chủ thể trên phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên các chủ thể trong hệ thống quốc tế, bên cạnh quốc gia còn có các chủ thể phi quốc gia (Non-state Actor) như tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia, từ đó tạo nên sự đan xen lợi ích giữa nhiều chủ thể khác nhau khiến cho các chủ thể không thể chỉ làm theo ý mình hoặc chỉ nghĩ đến xung đột mà phải điều chỉnh bản thân cho phù hợp hoặc phải hợp tác với nhau. Từ đó, vai trò của các thể chế toàn cầu như (Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới) hay khu vực (Liên minh châu Âu, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) được tăng cường để bảo đảm ổn định và thúc đẩy sự tương tác giữa các chủ thể. “Các nhà lý thuyết hệ thống cho rằng hệ thống quốc tế có tác động quan trọng lên các quốc gia; môi trường quốc tế ràng buộc và quy định các quốc gia một cách mạnh mẽ”. Như vậy hệ thống quốc tế tuy theo quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực là vô chính phủ (cấu trúc quyền lực giữa các quốc gia được sắ́p xếp theo chiều ngang) nhưng theo quan điểm của Chủ nghĩa Tự do thì lại không vô tổ chức, ví dụ: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) buộc siêu cường số 1 thế giới là Mỹ phải hạ thuế đối với mặt hàng thép của Ấn Độ vào năm 2000; Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ngăn chặn thành công xung đột Liban – Israel năm 2006… Hệ thống quốc tế là hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, các chủ thể khác nhau trong hệ thống vừa có thể bị ảnh hưởng vừa có thể bị tổn thương bởi hành động của các chủ thể khác, ví dụ, hành động Trung Quốc tăng cường quân sự hóa ở Biển Đông năm 2016 đã đe dọa chủ quyền lãnh thổ, tự do và an ninh hàng hải đối với một số quốc gia khác; thông tin thị trường lao động Mỹ khởi sắ́c trong tháng 6 năm 2016 đã khiến cho thị trường chứng khoán chủ chốt toàn cầu tăng điểm ngay tức thì. Từ phân tích này có thể thấy, dự đoán thứ nhất hợp lý hơn dự đoán thứ hai.

Bước sang thế kỷ 21, quan hệ Mỹ – Trung đã trở thành tâm điểm của thế giới, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (2014) đã thừa nhận quan hệ Mỹ – Trung có tính nhân-quả nhất trên thế giới ngày nay, vì vậy cần được quản lý hết sức cẩn thận và quan hệ này là nhân tố quan trọng nhất định hình thế kỷ 21. Sự hợp tác Mỹ-Trung cần thiết cho sự ổn định và phát triển toàn cầu như chống khủng bố, ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, ứng phó với biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính và tăng cường vai trò của các thể chế quốc tế. Hơn nữa, xét từ góc độ quyền lực, cán cân quyền lực Mỹ-Trung cũng không còn quá nghiêng về Mỹ. Xét từ góc độ kinh tế, Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc là chủ nợ hàng đầu của Mỹ, Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Hai nền kinh tế lớn này có sự phụ thuộc vào nhau rất chặt chẽ, nhất cử̉ nhất động của hai nền kinh tế này đều ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Xét từ góc độ quân sự, Mỹ là cường quốc quân sự số 1 thế giới với hệ thống các liên minh quân sự rộng khắ́p toàn cầu và được xem là “cảnh sát” toàn cầu. Dù tiềm lực quân sự của Trung Quốc không bằng Mỹ, Trung Quốc cũng không có hệ thống các liên minh quân sự như Mỹ, nhưng với tiềm lực quân sự hiện có, Trung Quốc vẫn có đủ sức để tạo ra mối răn đe sống còn đối với Mỹ nếu xảy ra xung đột. Một cuộc chiến Mỹ-Trung sẽ là thảm họa không chỉ đối với hai nước mà là toàn cầu.

Xét theo yếu tố hệ thống, Mỹ hoặc Trung Quốc nếu đơn phương gây căng thẳng một cách phi lý thì sẽ không chỉ bị bên còn lại đáp trả, mà còn bị các thể chế quốc tế và những quốc gia bị ảnh hưởng phản đối. Từ đó dẫn đến chính bản thân mình cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu Mỹ hoặc Trung Quốc bất chấp các thể chế và các chủ thể trong hệ thống quốc tế để làm theo ý mình, thì hệ thống quốc tế sẽ bị hủy hoại, trật tự thế giới bị đảo lộn, thế giới sẽ rối loạn. 

Với quan niệm truyền thống của Mỹ là Mỹ có vai trò duy trì trật tự thế giới, trong khi đó Trung Quốc cũng ý thức được mình đang trong quá trình trỗi dậy, cả hai sẽ không làm như vậy. Quan hệ Mỹ-Trung có thể có những căng thẳng, nhưng sẽ khó có xung đột hoặc biến động lớn nào xảy ra.

Thứ hai, đã có những sự tranh luận về ảnh hưởng của hệ thống chính trị quốc nội đối với chính sách đối ngoại của quốc gia, chẳng hạn như Chủ nghĩa Hiện thực tấn công không coi trọng hệ thống chính trị quốc nội nhưng Chủ nghĩa Hiện thực phòng thủ thì lại rất coi trọng hệ thống chính trị quốc nội, Chủ nghĩa Hiện thực tân cổ điển hài hòa hơn khi coi trọng cả hệ thống quốc tế và hệ thống chính trị quốc nội. Trên thực tế ảnh hưởng của hệ thống chính trị quốc nội đến chính sách đối ngoại là không thể phủ định vì chính sách đối ngoại là nhằm để bảo vệ và đạt được các lợi ích quốc gia. Vì vậy nhiều nghiên cứu cho rằng hệ thống chính trị quốc nội là một bộ phận đặc biệt giải thích cho chính sách đối ngoại. Để hiểu được ảnh hưởng này thì cần phải làm rõ cơ chế hoạch định và những yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc. Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể việc hoạch định chính sách đối ngoại, nhưng Tổng thống Mỹ dựa vào các ủy ban, bộ, hội đồng thuộc chính phủ để xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại, tuy nhiên cần có sự chuẩn thuận (ngân sách, tính hợp pháp) của Quốc hội để chính sách đối ngoại đó có thể thực hiện được. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng có thể trực tiếp tham gia vào hoạch định chính sách đối ngoại bằng các luật hay quyết định, chẳng hạn như Quốc hội Mỹ nếu thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc do Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đệ trình “sẽ buộc chính quyền của Tổng thống Donald Trump phải có các biện pháp cứng rắ́n với Trung Quốc”. Ở quốc gia dân chủ như Mỹ, dư luận công chúng rất quan trọng đối với chính sách đối ngoại. Một chính sách đối ngoại không hợp lòng dân, hậu quả tức thời là những cuộc biểu tình của người dân sẽ tạo nên lực cản rất lớn đối với chính sách đối ngoại, hậu quả sâu xa là người dân Mỹ sẽ bỏ phiếu cho đảng đối lập để hạ bệ đương kim Tổng thống và đảng cầm quyền. Bầu cử̉ là sự quyết định của người dân đối với sự cầm quyền của bất cứ chính đảng nào ở Mỹ. 

Khác với Mỹ, Trung Quốc là nước Xã hội Chủ nghĩa và chỉ do Đảng Cộng sản cầm quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo toàn diện đất nước Trung Quốc. Vì vậy, dù Bộ Ngoại giao là cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại, “nhưng các chính khách trong Thường vụ Bộ Chính trị mới là những người phụ trách chính sách đối ngoại với Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan”. Như vậy, cơ quan quyền lực tối cao quyết định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ là Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, tiếng nói của người dân được nuôi dưỡng bởi chủ nghĩa dân tộc luôn có tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là chính sách đối ngoại đối với Mỹ. Theo Susan L. Shirk (2008), “mỗi khi công chúng quan tâm nhiều đến một vấn đề nào đó, giới lãnh đạo lại cảm thấy cần phải hành động cứng rắ́n để chứng tỏ sự mạnh mẽ của họ. Giống như những trang hảo hán Tàu, họ từ bỏ thái độ trung dung thường thấy trong các vấn đề quốc tế và thể hiện mình như những siêu anh hùng theo chủ nghĩa dân tộc”. Một thế lực có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc là Quân Giải phóng Nhân dân (PLA). PLA có tiếng nói có trọng lượng trong các cơ quan quyền lực của Trung Quốc như “chiếm đa số ghế trong Ban Chấp hành Trung ương (khoảng 22%) số ủy viên chuyên trách và có 2 đại diện trong số 24 thành viên Bộ Chính trị… khoảng 10% đại biểu cơ quan lập pháp của Trung Quốc – Quốc hội Nhân dân thuộc giới mặc quân phục” và có thành viên trong Tiểu ban Lãnh đạo Trung ương LSGs, cơ quan được lãnh đạo bởi Tổng Bí thư và chịu trách nhiệm báo cáo với Thường vụ Bộ Chính trị. PLA “luôn luôn có ảnh hưởng chính trị vì mối quan hệ mật thiết của nó với giới tinh hoa trong Đảng và hào quang chiến thắ́ng của quân đội cách mạng”, điển hình là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Tuy nhiên, ảnh hưởng của PLA đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc chủ yếu được thể hiện ở vai trò là cơ quan sở hữu sức mạnh quân sự và đảm bảo an ninh quốc gia. PLA có những lợi ích riêng, khi an ninh Trung Quốc được cho là bị đe dọa thì lợi ích của PLA sẽ tăng lên, từ đó tạo ra “yếu tố Diều hâu” trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Từ hệ thống chính trị quốc nội Mỹ có thể thấy, Đảng Cộng hòa, với truyền thống là: Mỹ là lãnh đạo và cảnh sát thế giới, không nước nào được qua mặt; biên giới là một điều tất yếu để định nghĩa và bảo vệ một quốc gia, biên giới là một thứ bất khả xâm phạm; Mỹ là thế lực đạo đức vĩ đại nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới; mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới là độc tài, chủ nghĩa Hồi giáo; tăng cường ngân sách quốc phòng, chiến tranh đôi lúc là giải pháp tốt và duy nhất, hòa bình thông qua sức mạnh, vì địch chỉ sợ sức mạnh chứ không sợ lời nói, không giới hạn sức mạnh, quy mô và mục tiêu chiến tranh, sẽ thúc ép chính quyền của Donald Trump cứng rắ́n với Trung Quốc,, đặc biệt trong tranh chấp lãnh thổ với các nước. Tuy nhiên, do “hai cường quốc đã lệ thuộc vào nhau ở mức độ cao, sự xâm nhập lẫn nhau giữa hai nền kinh tế là rất sâu đậm”, “Trung Quốc cho phép Hoa Kỳ tránh được những nguy cơ ngày càng tăng của tình trạng thiếu tiết kiệm, chính sách tài khóa thiếu thận trọng, và tăng trưởng thu nhập hộ gia đình yếu”. Nếu căng thẳng đến mức xung đột làm ảnh hưởng lớn đến chính nước Mỹ thì dư luận và các nhóm lợi ích tại Mỹ sẽ không để yên. Vì vậy, Mỹ tăng cường các hành động gây căng thẳng những sẽ không để xảy ra xung đột quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi đó ở Trung Quốc, mục đích tối cao của chính sách đối ngoại Trung Quốc là duy trì quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng và thế lực quân đội ở Trung Quốc cũng sẽ thúc ép lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc phải cứng rắ́n và quyết liệt với Mỹ, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và Đài Loan, Biển Đông, vấn đề thương mại. Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với sự bất mãn của dân chúng và sự thúc ép của các tập đoàn, công ty xuất khẩu để có các biện pháp cứng rắn đáp trả Mỹ.

Bài Liên Quan

Leave a Comment