Giới chuyên gia Đức đặc biệt quan tâm đến tình hình Biển Đông thông qua các công trình nghiên cứu, xuất bản sách
Ngày đăng 11-03-2020
Nhà xuất bản quốc tế Peter Langtại Đức hôm 6/3 đã xuất bản Cuốn sách tiêu đề “Tranh chấp Biển Đông sau phán quyết trọng tài ngày 12/7/2016: Phân tích và Viễn cảnh” do Giáo sư, Tiến sỹ Thomas Engelbert, Đại học Hamburg (Đức), làm chủ biên cho các bài viết của 11 tác giả khác.
Các tác giả và nội dung cuốn sách
Cuốn sách gồm tập hợp 12 bài nghiên cứu của 11 tác giả là những nhà nghiên cứu, có uy tín hàng đầu trong giới nghiên cứu về Biển Đông tại Đức và các nước châu Âu.Cuốn sách gồm tập hợp 12 bài nghiên cứu của 11 tác giả là những nhà nghiên cứu, có uy tín hàng đầu trong giới nghiên cứu về Biển Đông tại Đức và các nước châu Âu như Tiến sỹ Suzette-V.Suarez (chuyên ngành luật biển, Đại học Bremen, Đức), Tiến sỹ Gerhard Will (nguyên chuyên gia Đông Nam Á của Viện Khoa học và Chính trị Đức – SWP), Tiến sỹ Bill Hayton (Viện Chatham House London, Anh), Giáo sư, Tiến sỹ Vladimir N. Kolotov (Đại học St. Peterburg, Nga), Tiến sỹ Stein Tonnesson (Viện nghiên cứu hòa bình Oslo, Na Uy)…
Trong các bài viết của mình, các tác giả đã đưa ra những phân tích, đánh giá sâu, những nhìn nhận khách quan về vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhấn mạnh vai trò của Phán quyết PCA, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, cách thức giải quyết xung đột trong hòa bình; ảnh hưởng của Biển Đông đối với chiến lược của các nước lớn…
Ý nghĩa, giá trị của cuốn sách
Theo giáo sư Engelbert, cuốn sách được xuất bản cuối tháng Hai vừa qua, là ấn phẩm nghiên cứu đầu tiên được phát hành tại Đức phân tích những khía cạnh liên quan đến tranh chấp Biển Đông sau phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài thường trực PCA.
Nhà xuất bản Peter Lang có trụ sở chính tại Bern (Thụy Sĩ) và có văn phòng ở nhiều thành phố lớn như Berlin, Frankfurt/Main (Đức), Brussels (Bỉ), New York (Mỹ), Oxford (Anh),Warsaw (Ba Lan) và Vienna (Áo) cho thấy uy tín cũng như mức độ phổ biến của tác phẩm nghiên cứu này. Đồng thời cũng một lần nữa cho thấy sự quan tâm, theo dõi của giới học giả, nghiên cứu tại Đức và châu Âu về những diễn biến ở Biển Đông hiện nay.