BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ HÀNH ĐỘNG BÁN NƯỚC CỦA VIỆT NAM CỘNG SẢN.
Mấy hôm nay lại dấy lên câu chuyện Việt cộng gởi Công hàm lên Liên Hợp quốc và Tàu cộng chứng minh Việt cộng đã bán đứt Biển Đông cho Tàu cộng tại công hàm năm 1958 do Phạm Văn Đồng ký cũng như việc Tàu cộng tuyên bố còn nhiều văn bản bán đứt Biển Đông khác mà Việt cộng đã ký bán khống cho Tàu cộng.
Sự tình ra sau và có đúng như những giọng điệu giảo hoạt của Việt cộng cũng như những bài đọc của các nhà \”khai trí\” bằng livestream, xin mời quý vị bỏ chút thì giờ quý báu để cùng tui ôn cố tri tân như sau:
1. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA:
Ngày 08/3/1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp định Élysée (1949) tuyên bố thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Quân đội Pháp thay mặt Quốc gia Việt Nam để bảo vệ và quản lý Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 4/1949, Hoàng thân Bửu Lộc, chú của vua Bảo Đại và là anh em cô cậu ruột với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thay mặt Quốc gia Việt Nam tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Quốc gia Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Cũng trong năm 1949, Quốc gia Việt Nam đã gởi đơn đăng ký danh sách các trạm khí tượng tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Pháp xây dựng trước đây vào danh sách các trạm khí tượng thế giới và đã được OrganisationMondiale de Meteorologie -Tổ chức khí tượng thế giới, viết tắt là OMM công nhận ngay sau khi OMM nhận được đơn xin đăng ký của Quốc gia Việt Nam. Cụ thể là Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số hiệu 48860, Trạm Ba Bình số hiệu 48419.
Ngày 14/10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ sự việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chánh phủ Pháp và Chánh phủ Quốc Gia Việt Nam.
Từ ngày 05/9 đến ngày 08/9/1951 đã diễn ra Hội nghị San Francisco với đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhựt Bổn. Tại phiên họp toàn thể mở rộng vào ngày 05/9 để thông qua đề nghị của ngoại trưởng Sô cộng là Gromưco về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung Nhựt Bổn thừa nhận chủ quyền của Tàu cộng đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam. Kết quả sau cuộc bỏ phiếu là 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của ngoại trưởng Gromưco.
Ngày 07/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chánh phủ Quốc gia Việt Nam là ông Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố tại Hội nghị San Francisco rằng \”hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Quốc gia Việt Nam. Không một đại biểu nào trong Hội nghị có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 08/9/1951, Hòa ước với Nhựt Bổn được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, Khoản f của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhựt Bổn từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel – Hoàng Sa và Sprathly – Trường Sa\”.
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết với mục đích công nhận một nước Việt Nam có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhứt. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải tại vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa 2 miền Nam Bắc Việt Nam. Theo Điều 4 thì giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của Quốc gia Việt Nam.
Thực hiện nội dung của Hiệp định Genève 1954, tháng 4/1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Lợi dụng lúc giao thời khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, Tàu cộng và Phi Luật Tân đã xua quân xâm chiếm trái phép một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước tình hình này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng phản đối: Ngày 24/5 và ngày 08/6/1956, Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.
Ngày 22/8/1956, Tàu HQ04 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã ra quần đảo Trường Sa cắm bia chủ quyền, dựng cờ, bảo vệ quần đảo trước hành động xâm chiếm trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam của Đài Loan và Phi Luật Tân.
Ngày 20/10/1956, bằng Sắc lệnh 143/VN, Việt Nam Cộng Hòa đã đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Năm 1960, Việt Nam Cộng Hòa đã có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thược, cán bộ hành chánh hạng 1 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, giữ chức Phái viên hành chánh Hoàng Sa.
Ngày 27/6/1961, bổ nhiệm ông Hoàng Yêm giữ chức Phái viên hành chánh Hoàng Sa.
Ngày 13/7/1961, Việt Nam Cộng Hòa sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam.
Ngày 11/4/1967, Việt Nam Cộng Hòa ban hành Nghị định số 809-NĐ-DUHC cử ông Trần Chuân giữ chức phái viên hành chánh xã Định Hải – Hoàng Sa, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 21/10/1969, Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa ban hành Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26 sáp nhập xã Định Hải – Hoàng Sa vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.
Ngày 13/7,1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngày 06/9/1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định 420-BNV-HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Từ 17/01 đến 20/01/1974, lợi dụng việc quân nguyên Mỹ rút hoàn toàn khỏi Đông Dương theo Hiệp định Ba Lê 1973, Tàu cộng đã xua quân đánh cướp nhóm phía Tây, quần đảo Hoàng Sa.
Mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sỹ đã anh dũng hy sinh, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không cản phá được hành động xâm lược của Tàu cộng. Tuy nhiên, trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế. Cụ thể, ngày 19/01/1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã ra Tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Tàu cộng.
Ngày 01/02/1974, Việt Nam Cộng Hòa tăng cường lực lượng đóng giữ, bảo vệ quần đảo Trường Sa trong tình hình Tàu cộng tăng cường sức mạnh tiến hành xâm chiếm lãnh thổ mà theo nhận định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là “Tàu cộng sẽ đánh Trường Sa và xâm chiếm bằng võ lực giống như Hoàng Sa, có sự tiếp tay của cộng sản Bắc Việt và thái độ làm ngơ của Mỹ\”.
Ngày 02/7/1974, tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của Liên Hợp quốc tại Caracas, đại biểu Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng tố cáo Tàu cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này là không tranh chấp và không thể chuyển nhượng.
Ngày 14/02/1975, Việt Nam Cộng Hòa công bố Bạch Thư về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
II. HÀNH VI BÁN NƯỚC CỦA VIỆT NAM CỘNG SẢN: (sẽ viết rõ về mục này)
Nếu quý vị thấy hữu ích xin chia sẻ và đón đọc. Trân trọng./.
Tran Hung.