Cố vấn Peter Navarro: “Trung Cộng phá kinh tế Mỹ trong 60 ngày”

Cố vấn Peter Navarro: “Trung Cộng phá kinh tế Mỹ trong 60 ngày”

Thứ Hai, 18 Tháng Năm 20202:00 CH

\"im-3411-1-696x464\"
Ông Petar Navarro, cố vấn thương mại Tòa Bạch ốc (phải) được coi là người đứng sau chính sách tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Ảnh AP

H.C.

Trong chương trình phỏng vấn “Sunday Morning Futures” của đài Fox News hôm 10-05, cố vấn chính sách thương mại của Tòa Bạch ốc, ông Peter Navarro, đưa ra một nhận định gây nhiều tranh cãi rằng Tổng thống Donald Trump “đã xây dựng một nền kinh tế đẹp nhất, hùng mạnh nhất thế giới trong ba năm” nhưng “đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá sập nó trong 60 ngày”.

Ông Navarro được coi là nhân vật chống Trung Cộng quyết liệt nhất trong đội ngũ cố vấn của Tổng thống Trump. Ông cũng là gương mặt khá quen thuộc với người Việt Nam trong và ngoài nước, sau khi cuốn sách của ông “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death By China) được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trên internet. Nhưng trong giới học giả kinh tế Hoa Kỳ, các quan điểm của ông rất ít được ủng hộ.

“Chúng ta biết ‘bệnh nhân số 0’ ở Trung Quốc, vào khoảng giữa tháng Mười một, ở Vũ Hán. Chúng ta biết ‘ground zero’ đó có một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học P4, nơi con virus có khả năng thoát ra”, ông nói. “Trong hai tháng tiếp theo đó, chúng ta biết Trung Quốc che giấu con virus khỏi thế giới đằng sau tấm khiên là Tổ chức Y tế thế giới, và trong khi họ làm như thế họ vẫn gửi những chiếc máy bay hành khách sáng lấp lánh bay đi từ Trung Quốc, không phải từ Vũ Hán tới phần còn lại của Trung Quốc mà tới những nơi như New York và Milan, gieo rắc khắp thế giới cái mà sau này trở thành đại dịch,” ông Navarro nói thêm.

“Khi họ làm như vậy, chúng ta cũng biết từ các dữ kiện hải quan của chính họ, rằng họ đã thu gom hầu như toàn bộ trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) của toàn thế giới, bao gồm cả hơn hai tỉ khẩu trang,” ông Navarro nói.

Cần phải có một hóa đơn cho Trung Quốc. Đây không phải là vấn đề trừng phạt họ mà là vấn đề buộc họ phải có trách nhiệm, đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”.

Peter Navarro, cố vấn chính sách thương mại của Tòa Bạch ốc

Khi các trường hợp nhiễm Covid-19 bùng nổ mạnh, Mỹ đã bị thiếu PPE cho các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch, một hiện tượng trước đây chưa từng có.

“Rồi họ bán lại [các trang bị PPE đó] với giá cắt cổ, và đối với một số nước, họ thực sự gây áp lực buộc các nước đó phải phủ nhận virus đến từ Trung Quốc, hoặc không được nói về Đài Loan,” ông Navarro nói thêm, cùng với việc kể ra những nỗi thống khổ, những bất tiện mà người dân Mỹ phải chịu đựng vì đại dịch và nền kinh tế bị đình trệ.

Khi được người phỏng vấn hỏi, bao nhiêu năm nữa chúng ta mới trở lại bình thường”, ông nói rằng: “Tôi nghĩ chúng ta phải trải qua một giai đoạn nhiều năm, và tôi nghĩ đó là lý do tại sao điều quan trọng là trong Tòa Bạch ốc phải có ai đó thật sự am hiểu về kinh tế học, về nền kinh tế. Đây sẽ là một cuộc đấu tranh liên tục và phức tạp, chúng ta phải có người trong Tòa Bạch ốc chú ý tập trung vào nền kinh tế. Đó là việc làm, việc làm, việc làm và việc làm,” ông nhấn mạnh.

Những ý kiến trên được ông Navarro nhắc lại ngày hôm sau thứ Hai 11-05 trong chương trình “Squawk Box” của kênh truyền hình kinh tế tài chánh CNBC, và cho rằng Mỹ phải mất khoảng 10 ngàn tỷ USD để khắc phục những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra. “Họ [Trung Quốc] đã gây thiệt hại khủng khiếp cho thế giới và thiệt hại vẫn đang tiếp diễn”. Ý kiến của ông Navarro càng làm rộ lên lời đồn đoán rằng chính phủ Mỹ sắp trả đũa Trung Quốc bằng biện pháp thuế mới.

Tuy đe dọa sẽ có biện pháp trừng phạt Trung Quốc, nhưng ông Navarro không khẳng định liệu ông có khuyên tổng thống áp đặt những mức thuế nhập cảng mới hoặc hủy bỏ thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” giữa hai nước đã ký kết hồi đầu năm nay hay không. “Cần phải có một hóa đơn cho Trung Quốc. Đây không phải là vấn đề trừng phạt họ mà là vấn đề buộc họ phải có trách nhiệm, đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”, ông Navarro nói.

Tổng thống Trump hôm thứ Sáu nói rằng, ông thất vọng với cách hành xử của Bắc Kinh và “bị giằng xé” liệu có nên duy trì thỏa thuận giai đoạn một này hay không. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đã điện đàm với Phó Thủ tướng Lưu Hạc (Liu He) của Trung Quốc và hai bên thúc đẩy thực hiện thỏa thuận giai đoạn một “bất chấp tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu hiện nay”.(Fox News, CNBC, The Hill

Bài Liên Quan

Leave a Comment