Căn cứ Hải quân An Thới (Phú Quốc) ( TVQ Úc chuyển )
Thứ Bảy, 16 Tháng Năm 20208:22 CH
Trần Lý
Huy hiệu hải quân vùng IV duyên hải và căn cứ hải quân Phú Quốc.
Không quân VNCH có nhiều Căn cứ (!) và Căn cứ KQ luôn liên hệ đến phi trường và nói đến phi trường là nói đến lính tàu bay, nhưng Hải quân VNCH thường chỉ được biết nhờ các loại.. chiến hạm và về Căn cứ thì chỉ biết Bộ Tư lệnh HQVNCH tại Sài Gòn..
Hải sử Tuyển tập, một quyển Sử (bán chính thức?) hình như quên mất các Căn cứ của Quân chủng Hải Quân ?
(Bài này xin tặng các chiến sĩ Hải quân đã từng phục vụ tại An Thới, đặc biệt là những thủy thủ từng lái các PCF, các WPB.. )
Các sĩ quan hải quân trước căn cứ hải quân Phú Quốc, Bộ tư lệnh hải quân vùng IV duyên hải (Hình của trang chienhuuvnch.com)
- Phú Quốc và An Thới
Khi nói đến các địa danh như An Thới, Dương Đông, rất ít người biết đó là tên các Thị trấn trên đảo Phú Quốc , một hòn đảo khá lớn mà diện tích (574 cây số vuông) bằng cả lãnh thổ Singapore, nằm trong Vịnh Thái Lan, trực thuộc Tỉnh Kiên Giang..
Đường bộ từ Dương Đông đi An Thới khoảng 28 km
Dương Đông về phương diện hành chánh là Thị xã của Quận cùng tên. Quận về quân sự có Chi khu và các đơn vị ĐPQ của Quận lo an ninh lãnh thổ (trên đất liền) nhưng bảo vệ đảo Phú Quốc lại do lực lượng Hải quân của Vùng 4 Duyên hải ch5u trách nhiệm..
Tháng 3-75 : Tại Quận Dương Đông có 2 TĐ ĐPQ, 1 ĐĐ Trinh sát, 1 Trung đội Pháo binh với 2 khẩu 105.. Một trong 2 TĐ ĐPQ đóng tại An Thới cạnh Căn cứ HQ..ngoài ra ĐPQ cũng đóng tại đồn Hàm Ninh (phía Đông).
Quận trường (sau cùng) là Trung tá Đinh xuân Thảo..
Căn cứ hải quân và phi trường An Thới, Phú Quốc (Hình của Peter A. Bird).
- An thới và HQVNCH
Hải sử (Vũ Hữu San) ghi :
- Năm 1959 : Lực lượng Hải thuyền được thành lập
- Bộ Chỉ huy hải trấn được chính thức thành lập.. . Có 4 duyên khu :bộ chỉ huy của mỗi Duyên khu đặt tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng..
- Tháng 7 năm 1965, Lực lượng Hải thuyền được cải tuyển thảnh Chủ lực quân.. Các đội hải thuyền cải danh thành các Duyên đoàn .. thống thuộc các vùng Duyên hải.Lúc này Lực lượng Hải thuyền có đến 4000 nhân viên chia làm 28 Duyên đoàn.. Mỗi Duyên đoàn trang bị 3 ghe chủ lực, 3 ghe di cư và 16 ghe..chèo (?)
- Sau năm 1972 :
HQVNCH chia duyên hải thành 5 Vùng gọi từ Vùng 1 đến Vùng 5 Duyên hải ;
“Vùng Duyên hải có nhiệm vụ chính yếu là duy trì an ninh duyên hải, các hải đảo, ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp bằng đường thủy; điều động hành quân các đơn vị HQ trực thuộc.. Đơn vị chính yếu của Vùng Duyên Hải là các Duyên đoàn, các Hải đội Duyên phòng,các Radar kiểm báo và các căn cứ HQ đồn trú trong lãnh thổ trách nhiệm
Suốt dọc duyên hải VN có 20 Duyên đoàn và 16 đài radar kiểm báo.
Mỗi Duyên đoàn có 12 chiến thuyền gắn động cơ và gồm các loại Ghe Chủ lực (Command), ghe Thiên nga và ghe Đồng Nai (SSB) (xin xem chi tiết về các loại ghe trong Bài Lực lượng Hải thuyền )
Mỗi Hải đội Duyên phòng được trang bị với các chiến đỉnh gồm :
- Duyên tốc đỉnh = Patrol Craft, Fast (PCF0
- Tuần duyên đỉnh = WPB
Bộ Chỉ huy Yểm trợ Tiếp vận HQ có 7 Căn cứ YTTV (một tại An thới)
Về tổ chức của Vùng 4 Duyên Hải : (V4/ZH)
Phạm vi hoạt động : Từ Mũi Cà Mau đến biên giới Miên-Việt trong Vịnh Thái lan
– Bộ Tư lệnh V4/ZH đặt tại An Thới (Phú Quốc) . LL HQ gồm có
– Các Duyên đoàn 42 đến 47 trong đó 46- 47 đóng tại An Thới
– Hải đội 4 Duyên phòng đóng tại An Thới.
– Căn cứ Yểm trợ tiếp vận An Thới
– Các Đài kiểm báo : một tại Núi An Thới ; một tại Hòn Đốc và một tại Nam Du
Tại An Thới, đài 404 được đạt tại Đồi 162
(tầm hoạt động hữu hiệu được ghi là 50 hải lý)
Duyên tốc đĩnh PCF của hải quân Hoa Kỳ tại An Thới (Hình của swiftboatsailorsmemoria).
- An thới qua cái nhìn của Người Mỹ
Quân sử của US Coast Guard ghi tên An Thới .. nhiều hơn Phú Quốc và Dương Đông ; còn chiến sử của 5th Special Force (SF) Mỹ lại chỉ biết Dương Đông ..
- Hoạt động của 5th SF
Hoạt động của SF tại Phú Quốc khá giới hạn trong các cuộc đột kích vào các mật khu của CQ trên đảo dùng lực lượng riêng CIDG , với sự yểm trợ của HQ Hoa Kỳ và dùng các mật báo viên để thu lượm các tin tức của CQ.
Ngày 6 tháng 3 năm 1965, SF gửi Toán B5/230 đến lập một Trại nhỏ tại Phú Quốc , đặt tên là Trại Dân Tâm (Xóm Dương Đông) bên ngoài thị trấn Dương Đông. Toán này sau đó thu nhỏ thánh toán A-427 (theo hệ thống chỉ huy của B-42 tại Châu Đốc) và rồi thành A-1/111..Toán đóng tại một tòa nhà gạch sát mé biển, do một nhóm CIDG Nùng canh gác,chia thành 2 vòng phòng thủ, trong cùng là SF có đặt một đại liên 30 trên giá chân 3 càng chĩa ra phía cổng.. CIDG canh gác vòng ngoài.. Ba mặt là biển, phía sau để sẵn các xuồng cao su để rút chạy khi bị tấn công !
Hoạt động của Toán này do Đ/úy Hart có một thành tích (?) bí mật là liên lạc và dàn xếp cho sự quy thuận của nhóm Khmer Kampuchea Krom (KKK) tại Phú Quốc về với Chính phủ VNCH, ngày 30 tháng 10, 1965 Tướng Kỳ Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đã đến Đảo để chấp nhận sự trở về..
Trước đó ngày 26 tháng 9, Toán LLĐB Mỹ tại Dương Đông đã phối hợp với HQ HK để đột kích vào mật khu CQ tại đảo Hòn Một ( ngoài khơi Đông-Bắc Phú Quốc). Do tin tình báo của SF Hà Tiên về một căn cứ tiếp liệu CS đạt tại Hòn Một, sau đó chuyển tiếp súng đạn và lương thực vào ven biển Rạch Giá. LLĐB tại Dương Đông đã quyết định tấn công vào khu vực. Một Trung đội CIDG (gốc Miên- Tàu), 3 quân nhân LLĐB VN và 2 SF Mỹ đã mang theo 2 thuyền đổ bộ cột bên hông các WPB Point Comfort và Point Grey, dự trù đổ bộ lên một bãi hoang phía Tây Hòn Một, WPB đậu cách bờ khoảng 200 m và lúc 5 giờ sáng ngày 27-9, CIDG xuống thuyền chèo vào bờ. Các WPB lùi ra chủng 1000m chờ để yểm trợ hài pháo.. Khi toán quân tiến vào cửa sông Hòn Một, đã tìm được dấu vết của CQ và sau đó bị CQ tấn công.. Trung sỉ SF James Pruitt đã trúng đạn ngay đợt đầu, các CIDG phân tán tiếp tục thám sát các vị trí và kho tàng của CQ.
WPB dùng cối 81 bắn yểm trợ , đồng thời gửi thuyền nhỏ vào để tải thương.. Sau khi CIDG rút ra khơi, các WPB đã pháo kích vào Đảo theo các vị trí ghi nhận
LLĐB Mỹ hoạt động tương đối giới hạn trong các cuộc đột kích và thám sát, thu thập tin tức tình báo.. cho đến 1970 (với các toán cố vấn cho lực lượng trinh sát của Chi khu). Các tin tức này cung cấp cho Biệt đội HQ TF-115 dùng trong các công tác chặn xét ghe thuyền ngoài biển.
Cầu tàu trước căn cứ hải quân An Thới, các ghe Kiên Giang thuộc duyên đoàn 42 cập bên cạnh cầu (Hình của David Dembowski, CTTC, USN Ret).
- Hoạt động của LL Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG)
Với USCG , An thới là một địa danh quen thuộc (hơn Dương Đông). Căn cứ An Thới của USCG không chỉ là một khu vực riêng nằm bên trong CC HQ VNCH mà còn có thêm một căn cứ nổi ngay ngoài khơi An Thới
Quân sử USCG ghi :
27-5-1965 : CG cho lập Squadron One (Hài đội 1) tại Căn cứ CG Alameda, California để tham chiến tại VN.
10-7 : Squadron One chia thành 2 Phân đội 11 và 12
1 tháng 8 : Phân đội 11 đến An Thới cùng 9 chiến đỉnh (loại 82 foot WPB) để nhận nhiệm vụ tuần tra Vùng Vịnh Thái Lan..Yểm trợ tiếp vận cho Phân đội 11 là LST-762 (USS Floyd County)
Tác giả (HQ Đại úy) Alex Larzelere trong “The Coast Guard at War – VietNam 1965-1975) khi đến nhận nhiệm vụ tại Vùng 4 Hải trấn (1965) [trước khi HQVN tổ chức các Vùng Duyên Hải] đã có những nhận xét về An Thới :
.. “Chính phủ VNCH (Tháng 6-1965) chỉ kiểm soát được có 4 khu vực dân cư trên đảo Phú Quốc : An thới tại đỉnh cực Nam, Dượng Đông và Cửa Cạn tại vùng ven phía Tây và Hàm Ninh bên ven phía Đông..phần lãnh thổ còn thưa thớt dân cư là do VC kiểm soát (?). Lực lượng CQ, khoảng 500 quân đã cắt đứt các đường giao thông nối các tụ điểm dân cư dọc duyên hải. Phi trường duy nhất của đảo là tại Dương Đông,. một phi trường khác được dự định sẽ được xây tại An Thới..’
“ An Thới, một làng đánh cá với những ngôi nhà tranh nhỏ, có một vịnh biển có bãi cát hình vòng cung dài 6 miles..bao bọc bởi các rạng núi thấp che chở dân làng khỏi các cơn gió mùa Đông-Nam. Một cầu tàu bằng bê tông đủ rộng để các chiến đỉnh và các chiến thuyền neo đậu..
Căn cứ HQVNCH gồm vài dãy nhà bằng gỗ, một tầng, nằm về phía Đông Xã An Thới và khu của HQHK là những cấu trúc gỗ, lợp tôn sóng, các lều vải lớn dựng dọc ven biển, phía Tây căn cứ..Một Trung tâm kiểm báo CSC do HQHK và HQVN cùng điều khiển.. Chu vi phòng thủ quanh An Thới chỉ bao bên ngoài căn cứ khoảng 1000 m.
Tác giả L. Schreadley (From the River to the Sea) từng điều khiển PCF tại An Thới có những ghi nhận khá lý thú (trang 260) :
“.. gần Căn cứ An Thới có những xưởng làm nước mắm..(mùi khó hợp !), các xưởng đóng ghe, gỗ được hun khói (không dễ thở !).. Căn cứ có hai cầu tàu, các chiến hạm có độ chìm 8ft có thể neo đậu dễ dàng.. Bãi biển trước Căn cứ là một khu ngổn ngang các ghe Kiên Giang .. phế thải..”
Lực lượng Hoa Kỳ của Phân dội 11 bắt đầu tuần tra ngay 1 tháng 8 năm 1965 . Các chiến đỉnh Mỹ WPB tạm neo quanh LST Floyd County đậu cách bờ An Thới khoảng 500m . Ngày 2 tháng 8 Phân đội nhận tên Task Unit 115.1.9 , và chính thức nhận nhiệm vụ tuần tra Khu vực 9 của Chiến dịch Market Time. Theo kế hoạch ngoài khơi sẽ có một DER hay MSO tuần phòng và gần trong bờ hơn là nhiệm vụ của các WPB và PCF.
Khu vực 9 gồm 150 miles bờ biển VNCH trong Vịnh Thái Lan, từ biên giới Miên-Việt ở phía Bắc đến mũi Cà mau xuống phía Nam.
Ngay những tuần lễ đầu tiên của tháng 8, Phân đội đã có những cuộc tuần tra thăm dò khu vực trách nhiệm và yểm trợ hải pháo cho ĐPQ VNCH khi được yêu cầu..
Ngày 4 tháng 8, CQ tấn công đồn Hàm Ninh (10km Bắc An Thới), WPB 82303 Point Glover đến giúp tản thương..đưa gia đình binh sĩ về An Thới..Thương binh được điều trị tạm trên LST..
Để giúp việc bảo trì các Chiến đỉnh WPB tại chỗ (thay vì phải chạy về Rạch Giá), Tàu sửa chữa ( và tiếp liệu) USS Krishna (ARL-38) đã đến An Thới thay cho LST vào ngày 17 tháng 9-1965. Một Trung Tâm Hành quân dành cho Market Times cũng được thiết trí trên ARL-38.
Thành quả của Division One , hoạt động tử An Thới, rất đáng kể:
Chiến tích đươc HQ Tr tá Thomas Cutler kể lại trong “Brown Water, Black Berets” , trang 96 : 19 tháng 9-1965 ..WPB Point Glover khi tuần tra , lúc 1 giờ sáng bắt gặp một thuyền máy dài 20 ft trên đường vào Phú Quốc..Thuyền này chạy trốn và bị bắn chìm, người trên thuyền bỏ trốn.. cuộc lục soát sơ khởi tìm thấy nhiều súng bá đỏ, và 500 viên đạn.. sau đó tìm được thêm 2 xác VC.. Vài giờ sau, cũng trong khu vực này WPB Point Marone lại tìm thấy một thuyền máy lớn hơn 35-40 ft, có khoảng 10-12 VC trên thuyền chống trả.. 11 bị hạ, 1 lội được vào bờ phía Hà Tiên bị SF bắt sống. Thuyền VC bị kéo về An Thới.. trên thuyền có nhiều súng đạn, tiền, tài liệu cho thấy là một trong đám VC bị hạ là .. Huyện ủy Dương Đông..
Ngày 6 tháng 4 -1966, một cuộc hành quân phối hợp lần đầu tiên giữa CG Mỹ và HQVN tại Vùng 4 (Hải trấn) được tổ chức gọi tên ‘Operation Roundup’. HQVN có các chiến hạm HQ-114 (Hàm Tử II), các Duyên đoàn 44, 45 và bên Mỹ có 2 WPB, 2 PCF tuần tra, kiểm soát ghe thuyền tại Vịnh Cây Dương.. khởi đầu cho các hoạt động hỗn hợp trong những năm kế tiếp..
Khi tuần tiễu trong khu vực biển gần Cambodia, các WPB có khi bị tàu Miên bắn đuổi , và trong tháng 6, WPB Point Partridge đã bắt được một Đại tá Công binh CSBV trên đường dùng ghe dự định xâm nhập vào VN qua ngã Rạch Giá !
Chiến công quan trọng nhất là Vụ WPB Point Grey giúp chặn bắt và đánh chìm chiếc tàu xâm nhập của CSBV tại cửa Bồ Đề (9 tháng 5-1966) Duyên đoàn 41 cũng tham gia trận này.
Trong 10 tháng hoạt động đầu tiên, Squadron One đã kiểm soát trên 80 ngàn thuyền bè bằng radar và khám xét trên 40 ngàn ghe, bắt giữ 40 ghe VC,, Các cuộc tuần tra đã khám phá một đường xâm nhập và chuyển vận tiếp liệu chở từ BV đến Miên bằng tàu chở hàng khối Cộng, rồi dùng xe tải chở quân, hàng hóa, phân tán thành các chuyến ghe nhỏ để đưa vào VNCH qua lối Vùng 4 DH.
Ngày 30 tháng 9 năm 1968.. Lực lượng của Division 11 tại An Thới, thu gọn còn 4 WPB và đường tăng cường bằng một PCE của HQ Thái cùng đồn trú tại An Thới.
Chỉ huy trưởng của Squadron One tại An Thới cũng giữ thêm vai trò Trường toán Cố vấn bên cạnh Tư lệnh Vùng 4 ZH. Toán cố vấn HQ lên đến 40 người, hai phụ tá : một tại An Thới và một tại Rạch Giá .. các cố vấn Mỹ hoạt động bên cạnh các đơn vị HQVN kể các Duyên đoàn.
Bên cạnh các hoạt động quân sự, HQHK cũng giúp xây dựng và mở rộng Căn cứ An Thới, cùng các hoạt động dân sự vụ dành cho gia đình binh sĩ tại Xã An Thới. Chương trình quan trọng nhất là xây dựng một phi trường dài 3000 ft cho Căn cứ, một số cấu trúc doanh trại, nhà mới cho HQVN , và một Cơ xưởng sửa chữa bên trong Căn cứ..
Ngày 2 tháng 10 năm 1966, cơ sở của Toán Cố vấn Mỹ hoàn tất bên trong Căn cứ An Thới và họ đã chuyển từ ARL-38 ngoài khơi vào hẳn trong bờ.
Hoạt động của Division One tại An Thới chính thức chấm dứt vào cuối tháng 6 năm 1969. giao lại nhiệm vụ tuần tra vùng Vịnh Thái Lan cho HQVNCH, lực lượng Mỹ chuyển về Cát Lở (kể cả chiếc PGM của HQ Thái).
Tuy nhiên, tại An Thới vẫn còn một Toán Yểm trợ Kỹ thuật (Technical Assistance Group= TAG) gồm 1 Sĩ quan và 8-10 chuyên viên hoạt động giúp bảo trì các WPB.. Toán này ở lại đến khi HK rút khỏi VN (cuối 1972)
Tuần duyên hạm Nam Du HQ607 cập cầu tàu căn cứ hải quân An Thới, Phú Quốc.
- An thới của các chiến đỉnh Duyên Phòng Việt Nam
Năm 1961, theo kế hoạch của Đ/tá Hồ Tấn Quyền,TL HQVNCH lúc đó, bp65 Chỉ huy Duyên khu Phú Quốc (tại An Thới) phải lập xong 7 đội hải thuyền là 41 Hòn Khoai, 42 An Thới (đặc trách Thổ Châu), 43 Hòn Tre, 44 Kiên An, 45 Hà tiên và Liên đội 46-47 An Thới. Mỗi đội trang bị 18 ghe Kiên Giang (Nguyễn văn Ơn , hon-viet.co.uk)
Trong Counterpart HQ Đ/tá Đỗ Kiểm (trang 147) ghi lại thời gian (tháng 2-1969 đến giữa 1972 ) ông làm Tư lệnh Vùng 4 Hải trấn (chưa có danh xưng Vùng 4 DZ và vùng trách nhiệm bao gồm luôn khu vực Năm Căn) và Vùng 4 Hải trấn đảm trách cả hai việc tuần tra trên biển và trong sông Cà Mau..(kể cả..lo việc TT Thiệu đi câu cá ở Phú Quốc !) Một chi tiết đáng chú ý là Công binh HK (Seabees) xây một căn nhà 3 tầng trong Căn cứ An Thới để dành cho vị chỉ huy..)
HQ Đại úy Nguyễn Tấn Hưng , Trưởng Phòng Nhì (sau cùng) của Bộ Chỉ huy Vùng 4 ZH đã kể lại những sinh hoạt, kể cả những truyện ‘thâm cung bí sử’ tại Căn cứ An Thới trong tập sách “Một thuở làm ‘trùm’ xin đọc http://saigonline.com/nth/unic/mtlt01.htm
Tập truyện ghi lại nhiều địa danh và sự việc tại Căn cứ An Thới khi ông theo HQ Đ/tá Khương Hữu Bá ra thay HQ Đ/tá Phạm Gia Luật rồi sau đó ở lại cùng Đ/tá Nguyễn văn Thiện cho đến ngày.. di tản..
Hải đội 4 duyên tốc đĩnh (Hình của Mr. PHT).
HQ Th tá Phùng Học Thông qua bài “Hải đội Duyên phòng” (bienxua.wordpress.com) đã ghi nhận được khá đầy đủ về danh sách các vị Sĩ quan HQ cùng các loại chiến đỉnh mà họ ‘lướt sóng’ khi phục vụ tại An Thới ..Hoạt động của Hải đội 4 Duyên phòng trong thời gian 1967-1975 dược thực hiện phần chính do các PCF, và tại An thới (1970) bắt đầu có các WBP của HQVNCH hoạt động..
HQ Th tá Thông ghi lại :
“Căn cứ HQ An Thới.. bên trái là cầu tàu chánh của Bộ TL Vùng, sau nó phía trong bờ là cột chánh, các LSSL, LSIL và PGM có thể cặp cầu này.. Cầu tàu bên phải là những ponton nối nhau, chạy từ bờ ra biển khoảng trên 70-80m. Cầu tàu này là cầu tàu của Thủy xưởng An Thới, thường thì các PCF của Hải đội 4 ZP cặp tại đây.. Bộ TL/V4. CCYT/TV An thới. Hải đội 4 ZP nằm trong Căn cứ..CC có một bệnh xá (Tr úy BS Lê Huy Thụy là người chỉ huy sau cùng)
“Hải đội 4 ZP được chính thức thành lập ngày 19 tháng 7-1968 tại An Thới khi nhận 4 Duyên tốc đỉnh (PCF) đầu tiên, đưa từ HK đến VN bằng LSD. Doanh trại riêng của Hài đội chỉ được xây dựng trong Căn cứ An Thới vào đầu năm 1968 . Các PCF này mang số từ HQ 3800 đến 3803. Cuối tháng 8-1968, nhận thêm 2 PCF HQ 3804 và 3805 , từ SG lái về An Thới và 10-1968 nhận HQ 3806 và 3807 từ Đà Nẵng lái về An Thới, sau cùng thêm 4 PCF (HQ3808 đến 3811 ) cũng từ ĐN về An Thới. Qua 1969 do nhu cầu nên Hải đội nhận thêm 2 PCF và sau đó tiếp tục cho đến tổng số PCF của Hải đội lên đến 28 chiếc.
Năm 1970 , các Tuần duyên đỉnh (WPB) được HQ HK chuyển giao cho HQVN . Hài đội 3 Duyên phòng đã đưa 5 chiếc WPB đến An Thới (4-1970) tạm trực thuộc Hđ 3 ZP nhưng sau đó từ 10-1971 các WPB này được chuyển ra Vùng 1.
“ Trong Căn cứ An Thới còn có Coastal Surveillance Center (CSC) An Thới = Trung Tâm Kiểm soát Duyên hải,Sĩ quan trực Việt-Mỹ củng hoạt động.. Các PCF và WPB Mỹ ghé đây nhận tin tức tình báo cùng lệnh tuần tiễu.. Các PCF liên lạc 24/24 với CSC..
Chiến tích sau cùng của HQ tại An thới là Trận giải tỏa Đồn Cửa cạn (phía Bắc đảo Phú Quốc) vào cuối tháng 4-1975 , HQ 230 đã yểm trợ hải pháo để ĐPQ phá vỡ vòng vây của CQ,, Duyên đoàn 44 hành quân chiếm lại các đảo Keo Ngựa và Kiến vàng đang bị Khmer đỏ lấn chiếm .. HQ-330 có mặt để yểm trợ..
- Không quân tại An Thới :
Phú Quốc có hai phi trường :
- Phi trường dân sự Dương Đông :
Vị trí cách Phi trường Hà tiên 60 km về phía Tây- Tây/Nam và cách Phi trưởng An Thới 25 km về phía Bắc-Tây/Bắc. Phi trường được Quân đội Nhật xây trong thời Thế chiến 2. Phi dạo tráng nhựa dài 3,300 feet (1000m), các phi cơ DC-3 của Air Việt Nam sử dụng phi trường này. Các phi cơ quân sự như C-130 cũng có thể đáp. Air VN bay theo phi trình : SaiGon- Cần Thơ-Dương Đông
Năm 1967, KQ HK có một toán Detachment 1 của 619th Tactical Control hoạt động tại đây (Duong Dong Airstation) và có một cơ sở nhỏ là Forward Air Combat Post (FACPs) dùng để yểm trợ cho LLĐB SF..
Không ảnh An Thới, Phú Quốc (Hình của Jim Hathcoat).
- Phi trường quân sự An thới :
Cạnh Căn cứ HQ An Thới , cách Dương Đông 25km về phía Nam-Đông/Nam và cách đất liền VNCH 62 km. Phi đạo do Seabees Công binh TQLC HK xây cất, trải vỉ sắt (M8A1) dài 4000 ft (1219 m)
Tại phi trường An thới có một biệt đội L-19 của SĐ 4 KQ biệt phái cùng một toán
chuyên viên kỹ thuật ..
- Năm 1973 , một Caribou C-7 của KQVN đã ngộ nạn (trong bài Phi cơ C-7 Trần Lý ghi là phi trường Dương Đông nhưng chính xác hơn là phi trường An Thới). Phi cơ do Tr/úy Đoàn Thế Hảo điều khiển, khi cất cánh một động cơ bị trục trặc, đã đâm đầu xuống biển ..trên phi cơ trong số hành khách có BS Trịnh văn Dư và NS Lê đình Thứ của Bệnh xá HQ An Thới..
- Sáng 29 tháng 4-1975 , một chiếc AD-5 của PĐ514 do Th tá Hồ văn Hiển đã bay từ SG đi Cần Thơ với 15 người nhét chật ,,Phi cơ bị từ chối không cho đáp tại Cần Thơ nên đành bay đi Phú Quốc và đáp tại An Thới.. bỏ hết bom đạn à bị tạm giữ tại đây.. đến sáng 30-4 mới bay tiếp đến Utapao (Thái Lan)
(Bà Điệp Mỹ Linh trong Vùng 4 DH di tản ghi là chiến hạm USS Dubuque của HQ Mỹ neo ở ngoài khơi An Thới để hướng dẫn phi cơ của KQVNCH bay sang Thái; Jonathan Malay trong “War in our wake” cũng ghi tàu buôn GreenVille Victory được lệnh đến Hòn Khoai để phối hợp với USS Dubuque trong một công tác tối mật ‘ghi’ là làm trạm phát tuyến dẫn đường và trạm tiếp xăng (!) cho phi cơ (navigational beacon and refueling station) VNCH đào thoát sang Thái nhưng trên thực tế là một ‘điệp vụ’ đón một toán công tác tuyệt mật còn trong nội địa Kampuchea đang do Khmer đỏ chiếm đóng : USS Dubuque và Greenville Victory còn ở trong hải phận Hòn Khoai đến 2 tháng 5) Tài liệu chính thức của KQHK ghi khác hơn là MAC-Thai đã dùng một AU-23 trang bị dụng cụ điều không, bay trên không phận Tỉnh Trat ( biên giới Thái-Miên) để liên lạc với các phi công VN bay khỏi VN và hướng dẫn họ bay về Utapao).
- An thới.. những ngày cuối :
- Người di tản từ miền Trung :
Một số dân tị nạn từ miền Trung, ngày Quân đoàn 1 và 2 tan hàng ‘bị đưa về Phú Quốc, và Trại Tù binh CS cũ, đang bị bỏ không, được chọn làm Trại Tạm cư. Bộ TL Vùng 4DZ được giao trách nhiệm tiếp nhận và ‘lo’ cho khoảng 40 ngàn dân..Chỉ huy trưởng Hải đội 4 Duyên Phòng, HQ Tr tá Trần văn Hản làm Trưởng trại. Các SQ HQ tại An thới được phân nhiệm điều hành Trại tiếp cư với sự tăng cường trợ giúp từ Bộ TL HQ SG. Phi trường Căn cứ tiếp nhận hàng tiếp liệu chở từ SG ra bằng các C-130, C-47. Bộ Xã hội cũng gửi nhân viên ra giúp việc cứu trợ.
Người di tản được chạy khỏi Đà Nẵng lúc đầu được các thương thuyền Mỹ do Military Sealift Command= MSC) thuê bao, đưa đến Cam Ranh.. nhưng rồi Cam Ranh cũng bỏ chạy nên dân tỵ nạn được chạy tiếp.. và Chính phủ VNCH không muốn họ vào Vũng Tàu, về SaiGon tránh hoang mang hỗn loạn nên đưa họ về Phú Quốc bằng 4 thương thuyền thuê của Công ty US Lines Ship : SS Pioneer Contender (16 ngàn dân), SS Greenville Victory, SS Sergeant và SS TransColorado (8 ngàn dân, kể cả 3 3700 do chiến hạm USS Durham chuyển qua ở giữa biển ). Do các hỗn loạn trên tàu (cướp bóc, hãm hiếp..) nên TQLC Mỹ ngày 4 tháng 4 đã phải lên tàu Contender để tái lập trật tự..(Xin đọc ‘Thảm họa Di tản Miền Trung ‘ của Trần Lý).. Cả 4 tàu này đều đổ người vào Căn cứ An thới để sau đó được chuyển đến trại tạm cư..
MSC ghi thêm : tàu Andrew Miller giúp chở 7500 dân từ Đà Nẵng đến Cam Ranh, sau khi đổ dân tỵ nạn xuống Cam Ranh; tàu qua Tuy Hòa đón được 300 người đưa đi Phú Quốc , sau đó trở lại Cam Ranh và đưa được 500 dân cũng đi Phú Quốc ; tàu Pioneer Commander đưa được 8000 dân từ Nha Trang đi Phú Quốc..
Cũng tại bãi biển trước Căn cứ An Thới đã có những vụ xừ án, trừng phạt các kẻ cướp bóc trên SS Pioneer Contender..
Không ảnh An Thới, Phú Quốc tháng 4 năm 1975 (Hình của AUSTRALIA WAR MEMORIAL).
- .. người Saigon ra Phú Quốc :
Trong những ngày cuối của VNCH, những nhân viên của các Cơ sở tuyên truyền do Mỹ xây dựng chống Cộng như các Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam, Gươm Thiêng Ái quốc .. đã được chuyển từ Saigon ra Phú Quốc bằng các chuyến bay C-130 đáp xuống Phi trường An Thới ..Ngày 26 tháng 4 HQ 505 đã chở từ Vũng Tàu ra Phú Quốc một số nhân viên USAID.. dự trù cho một kế hoạch di tản bằng tàu SS Challenger ..neo ngoài khơi ..và chiều 28 các nhân viên này đã được các LCM, PCF của Căn cứ chuyển ra tàu.. Một số dân Phú Quốc cũng dùng các phương tiện riêng.. để quá giang..
- Air America :
Hoạt động của Air America (đúng hơn là của Cơ Quan Tình báo Hoa Kỳ) tại An Thới cũng có vài điều đang ghi
- 8 tháng 4 -75 : Volpar (loại Beechcraft 18) bay từ Kiên Giang đi Dương Đông và trở về..thường chở các giới chức CIA trong các phi vụ..’riêng’
- 9 tháng 4 : Caribou bay nhiều chuyến Cần Thơ-An Thới
- 10 tháng 4 : C46 …5 chuyến từ Cần thơ .. sau đó còn nhiều chuyến bay dành cho USAID..
- Các chuyến sau cùng trong ngày 28-4 dùng C-47 chuyển nhân viên dân sự từ Saigon ra An Thới để xuống tàu SS Challenger ..
- Vùng 4 Duyên hải .. ra đi :
Việc “ra đi’ (hay tan hàng) của Vùng 4 Duyên Hải đã được nhiều người “trong cuộc” ghi lại với nhiều chi tiết khác nhau :
- Ông Tư lệnh HQ Đ/tá Nguyễn văn Thiện có bài chi tiết ghi lại những quyết định của Ông trên nhiều trang mạng..và cho biết Ông đã ‘đem được ‘ trên 3000 quân dân Phú Quốc.. đến bến Tự do (?)
- Ông Nguyễn Tấn Hưng trong “Một thuở làm Trùm” có nhiều cái nhìn .. khác hơn. kể lại cuộc rút quân tại An Thới như một cuộc .. tự thoát mà Bộ Chỉ huy Vùng 4 DH giữ tuyệt đối bí mật (? ) ngay cả với Bộ Tham mưu của mình (ai biết thì chạy, cấm phổ biến, tự tìm phương tiện..)
- Bà Điệp Mỹ Linh trong “Hải quân VNCH ra khơi “ đặt thêm những câu hỏi, sự kiện khó kiểm chứng ngay cả với người trong cuộc (!)
- Ông Từ Linh, SQ HQ Thuyền trưởng của 1 trong 2 chiếc PCF của Hải đội 4ZP biệt phái cho BTL Vùng trong những ngày cuối, lo việc chuyên chở các Vị Chỉ huy từ bờ ra tàu ngoài khơi, và cũng là chiếc PCF sau cùng rời cầu tàu An thới Trong “Những cơn sóng ngầm Vùng 4 Duyên hải “ (dongsongcu.word.press.com) Ông kể lại những giờ sau cùng với những chi tiết có phần khác Vị Tư lệnh ? :
“.. Tư lệnh và gia đình ra SS Challenger từ chiều 29-4 ..nhưng buộc phải trờ lại vì áp lực của ông cha xứ và giáo dân An thới (?)..”Việc sắp xếp ra đi của Ông TL chỉ giới hạn trong số các người thân cận (?)”
- Ông Thiện cho biết : Cuộc di tàn đã được lên kế hoạch và chuẩn bị trước : Ông đã bàn thảo với 4 vị Hạm trưởng của 4 Chiến hạm có mặt tại An Thới (lúc đó là HQ-230; HQ-330, HQ-331 và 602).. và không nhắc đến các đơn vị như Hải đội Duyên Phòng, Duyên đoàn 42 .. (?) (Đoàn tàu rời An Thới sáng 30 tháng 4.. mãi đến sáng 1 tháng 5 , các PCF của Hải đội 4 DP mới đuổi kịp .. nhờ ‘đoán’ là Tư lệnh chạy ra Poulo Panjang !)
Và theo Ông Thiện thì trước khi xuống LCM 8 tại cầu tàu Nhà thủy tạ của BTL, ông còm họp, từ giã SQ và Nhân viên BTL/HQ/V4ZH tại phòng ăn Thủy thủ đoàn của Căn cứ (?) rồi đón gia đình , chờ LCM do Tr/tá Lê thành Thọ CHT/CCYTTV An Thới đến đón và còn đón cà Quận trưởng Đương Đông .. cùng ra Chiến hạm HQ 230 ..
Trần Lý – 5/2020
Ghi chú : Tại Phú Quốc, có Trung tâm giam giữ Tù binh phiến Cộng (còn gọi là Trại giam Cây Dừa), Trung tâm này bên ngoài cách CC An Thới khoảng 5km trong đất liển do Quân cảnh VN đảm trách, có thể chứa đến 35 ngàn tù binh).Tại đây có toán Cố vấn MP Hoa kỳ, toán Mobile Advisory IV-44 hoạt động chung với lực lượng quản trị trại giam VNCH.. Trại giam đóng cửa sau khi hoàn tất việc trao đổi tù binh theo Hiệp định Paris.
Nguồn: Cảm ơn Mr. Trần Lý chuyển