Bí ẩn chưa biết về “ông tổ” của dòng trực thăng tuần tra biển
Giống như mọi loại vũ khí do Đức phát minh ra trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, loại máy bay trực thăng này cũng có cái tên dài dằng dặc đó là Focke-Achgelis Fa 330 Bachstelze và cái tên gọi tắt là Fa 330. Đây là loại trực thăng một cách quạt, một động cơ, được sử dụng kết hợp với lực lượng tàu ngầm Đức – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Do đặc tính của tàu ngầm là chỉ nổi phần tháp chỉ huy trên mặt nước, việc quan sát trên biển là điều rất khó khăn vì tầm nhìn thấp. Để giải quyết vấn đề tầm nhìn, Hải quân Đức đã nghĩ ra rất nhiều giải pháp – trong đó bao gồm cả việc sử dụng máy bay Arado Ar 231 làm phương tiện trinh sát – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Tuy nhiên cuối cùng, giải pháp đơn giản và tỏ ra hiệu quả nhất lại chính là sử dụng một loại máy bay trực thăng lên thẳng. Loại trực thăng này được thiết kế khác biệt với trực thăng thời nay ở điểm nó chỉ có một động cơ và một chong chóng, hoàn toàn không có cánh đuôi – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Hệ thống cánh quạt chính của trực thăng Fa 330 có ba lá và có thiết kế cũng không hề giống với cơ cấu cánh quạt trực thăng hiện nay. Fa 330 có cơ chế hoạt động cực kỳ đơn giản, chí cần một phi công và một người trợ giúp để có thể cất cánh từ tàu ngầm một cách dễ dàng – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Loại trực thăng do thám này không có cánh đuôi nên cách thức hoạt động cũng hoàn toàn khác trực thăng ngày nay. Theo đó, trực thăng Fa 330 sẽ được cột vào tàu ngầm bằng 150 mét dây. Động cơ của trực thăng chỉ đóng vai trò tạo lực nâng để cất cánh lên cao. Khi cần thu hồi, 150 mét dây sẽ được máy kéo lại từ từ, qua đó giúp kéo trực thăng xuống – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Tối đa, Fa 330 có thể bay cao được 120 mét – dù vẫn còn tới 30 mét dây dự phòng nhưng độ cao này là quá đủ cho mục đích quan sát. Tầm nhìn của tàu ngầm U-boat được mở rộng chỉ từ 9 cây số lên tới 46 km nhờ hệ thống trực thăng này – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Theo hướng dẫn sử dụng trực thăng do thám Fa 330 trên biển cho các thuyền trưởng tàu ngầm, trong trường hợp tàu ngầm cần lặn khẩn cấp, các thuyền trưởng có thể vừa chìm tàu và vừa thu dây kéo trực thăng, sau khi trực thăng chạm mặt nước phi công sẽ cắt dây kéo – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Sau khi tình huống nguy hiểm qua đi, tàu ngầm sẽ nổi lên tìm phi công và trực thăng sau – tất nhiên là trong nhiều trường hợp phi công sẽ bị bắt làm tù binh hoặc trôi dạt đi mất – tuy nhiên đây là thiệt hại có thể chấp nhận được so với việc làm nguy hiểm tới toàn bộ thành viên thuỷ thủ đoàn – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Khi không sử dụng, trực thăng Fa 330 sẽ được xếp cánh và cho vào một khoang kín được thiết kế đặc biệt ở phía sau tháp chỉ huy của tàu ngầm. Dù chỉ cần hai người để triển khai Fa 330 (trong đó có một phi công), tuy nhiên quá trình triển khai Fa 330 cũng cần tới 20 phút vì khoang kín nước đựng chiếc trực thăng này rất khó mở – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Tổng cộng đã có khoảng 200 chiếc trực thăng Fa 330 được chế tạo và nó phục vụ khá hiệu quả trong quá trình thử nghiệm với các tàu ngầm Đức. Tuy nhiên do ra đời quá muộn, khi này lực lượng tàu ngầm Đức đã gần như bị áp đảo ở Đại Tây Dương nên các trực thăng Fa 330 không tạo được sự khác biệt trong việc giành lại phần thắng trên biển của Hải quân Đức – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Hiện tại, trên thế giới vẫn còn khoảng 15 chiếc Fa 330 còn được bảo tồn nguyên vẹn. Trong đó nhiều nhất là ở Mỹ với số lượng 5 chiếc và ở Đức với số lượng ba chiếc – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Cơ cấu cánh quạt cực kỳ phức tạp trên trực thăng Fa 330 khác biệt hoàn toàn so với cơ cấu cánh quạt trên trực thăng ngày nay – Nguồn ảnh: Militaryfactory.
Theo Kiến thức