Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

\"\"

Nguồn: Armenia and Azerbaijan fight over Nagorno-Karabakh again”, The Economist, 28/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Armenia và Azerbaijan đang đứng trên bờ vực chiến tranh vào ngày 28 tháng 9 khi các cuộc đụng độ chết người tiếp tục xảy ra tại tỉnh tranh chấp Nagorno-Karabakh một ngày trước đó. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh vốn bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân. Sự kiện này đánh dấu việc hai nước đối đầu nhau lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ bạo lực, đánh thức ký ức về một cuộc chiến tàn phá khu vực trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ và giờ đây có nguy cơ kéo theo hai cường quốc bên ngoài là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Bộ ngoại giao Armenia đã công bố đoạn phim quay cảnh xe tăng bị lửa thiêu rụi và cho biết họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Azerbaijan. Azerbaijan tuyên bố đã chiếm được một số ngôi làng ở Nagorno-Karabakh. Cả hai nước đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên quân đội.

Các cuộc đụng độ vì Nagorno-Karabakh đã nổ ra liên tục kể từ năm 1994 khi một lệnh ngừng bắn đã tạm dừngmột cuộc chiến tranh vốn đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và khoảng một triệu người phải di dời. Khu vực này, cũng như bảy huyện xung quanh, đã được kiểm soát bởi lực lượng Armenia. Khu vực có đa số ngườiArmenia sinh sống nhưng vẫn được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Ít nhất 16 người, bao gồm cả một tướng Azerbaijan, đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở phía bắc khu vực ly khai hồi tháng Bảy. Hàng nghìn người Azerbaijan đã phản ứng bằng cách xuống đường ở thủ đô Baku để yêu cầu tái chiếm Nagorno-Karabakh.

\"\"
Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Amernia và Azerbaijan.

Đó có thể là chính là những gì Azerbaijan đang nghĩ đến. Các nhà phân tích nói rằng quy mô của cuộc giao tranh hiện tại cho thấy một cuộc tấn công quân sự lớn hơn và sự trở lại của một cuộc xung đột nguy hiểm hơn so với mùa hè. Olesya Vartanyan, nhà phân tích khu vực Caucasus tại Crisis Group, một viện nghiên cứu chính sách quốc tế, cho biết: “Đây là một sự leo thang nghiêm trọng hơn, được chuẩn bị tốt hơn nhiều, với nhiều binh sĩ hơn và xảy ra đồng thời trên tất cả các khu vực dọc chiến tuyến. Ngoài vũ khí hạng nặng, chúng tôi còn thấy bộ binh, nhiều máy bay trực thăng và máy bay không người lái,” cô nói. Các cuộc đụng độ có nguy cơ tràn vào các khu vực dân sự gần chiến tuyến.

Chiến tranh tái bùng phát cũng có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu rộng lớn hơn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh khu vực quan trọng nhất của Azerbaijan và đã hứa sẽ cung cấp cho chính phủ nước này bất kỳ sự hỗ trợ nào mà họ yêu cầu. Trên thực tế, Armenia đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào cuộc giao tranh, nhưng Azerbaijan phủ nhận. Trong khi đó, Nga có hiệp ước quốc phòng với Armenia, mặc dù nước này cũng bán vũ khí cho Azerbaijan. Thomas de Waal, một nghiên cứu viên cấp cao của Carnegie Europe, một viện nghiên cứu khác, cho biết: “Người Nga không muốn tham gia vào cuộc xung đột và thích đóng vai trò cân bằng và hòa giảihơn. Nhưng nếu lãnh thổ Armenia bị tấn công, họ không có lựa chọn nào khác ngoài bảo vệ Armenia.”

Lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã khuyến khích Azerbaijan cứng rắn. De Waal nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ luôn ủng hộ Baku về mặt chính trị, và giờ đây dường như sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho nước này hơn bao giờ hết. Azerbaijan được cho là đang sử dụng máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để chống lại lực lượng Armenia trong các cuộc đụng độ hiện tại. Sau vụ bùng phát hồi tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ trả thù cho cái chết của các binh sĩ Azerbaijan và đã triển khai các máy bay phản lực F-16 tới Baku để tập trận chung. Trong khi đó, Azerbaijan cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã vướng vào hai cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Libya và Syria. Họ có nguy cơ vướng vào cuộc chiến thứ ba ở Caucasus.

 tình trạng giao tranh tại vùng Nagorno – Karabakh đã leo thang mạnh trong hôm thứ Hai (28/9) giữa người Azerbaijan và người thiểu số Armenia ở đây, ít nhất 55 người đã thiệt mạng trong ngày thứ hai tiếp diễn của một cuộc đụng độ nặng nề, gây lo ngại bất ổn tái bùng phát tại vùng Caucasus giữa 2 quốc gia đã có quan hệ căng thẳng kéo dài một phần tư thế kỷ.

Nagorno – Karabakh, còn được biết với tên gọi Cộng hòa Artsakh, là một khu vực nằm trên lãnh thổ Azerbaijan với tuyệt đại đa số là người gốc Armenia sinh sống. Vùng đất này nằm giáp với Armenia và thường xuyên nhận sự hỗ trợ từ Armenia.

Xung đột nổ ra từ ngày 27/9 tại khu vực tranh chấp, hai bên đã nã tên lửa và pháo vào nhau, với nhiều xe tăng và máy bay được huy động vào cuộc chiến.

“Đây là một cuộc chiến sống – chết”, hãng Reuters dẫn lời Arayik Harutyunyan, người đứng đầu khu vực Nagorno – Karabakh nói trong một cuộc họp.

Theo Reuters, bất kỳ động thái nào dẫn đến chiến tranh tổng lực đều có thể kéo theo các cường quốc khu vực là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhảy vào. Nga hiện có quan hệ đồng minh quân sự với Armenia, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan.

“Chúng ta đã không chứng kiến kiến bất kỳ thứ gì như thế này kể từ thỏa thuận ngừng bắn từ những năm 1990. Giao tranh đang diễn ra dọc tất cả các khu vực của chiến tuyến”, nhà phân tích Olesya Vartanyan, chuyên khu vực Nam Caucasus, tại Nhóm Khủng hoảng (Crisis Group), một tổ chức phi chính phủ, bình luận, Reuters dẫn lời.

Phía Nagorno – Karabakh cho biết, 53 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh với lực lượng Azeri hôm thứ Hai (28/9), và 31 binh sĩ đã thiệt mạng hôm Chủ nhật (27/9) và 200 người bị thương trong khi bị phía Azerbaija tấn công.

Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), Nagorno – Karabakh, nguồn cơn của mâu thuẫn giữa hai nước láng giềng Armenia và Azerbaijan, là một vùng đất đồi núi và nhiều rừng rậm. Đây là khu vực mà cả Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố chủ quyền. Vào những năm 1920, chính phủ Xô Viết đã thành lập khu tự trị Nagorno – Karabakh, nơi có 95% dân số là người sắc tộc Armenian – trong Azerbaijan.

Reuters thông tin, thời điểm nổ ra các cuộc đụng độ đầu tiên ở khu vực giữa đa số tín hữu Kito Armenia và các láng giềng sắc tộc Azeri ở Nagorno – Karabakh là vào cuối những năm 1980, khi đảng Cộng sản Liên Xô ở Moscow bắt đầu tan rã.

Theo CFR, vào năm 1988, cơ quan lập pháp Nagorno – Karabakh bỏ phiếu sáp nhập khu vực với Armenia mặc dù vị trí của khu vực này là nằm trong biên giới Azerbaijan. Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, khu tự trị chính thức tuyên bố độc lập. Chiến tranh nổ ra giữa Armenia và Azerbaijan trong khu vực, khiến khoảng 30.000 người thương vong và hàng trăm ngàn người phải sơ tán tị nạn. Đến năm 1993, Armenia kiểm soát Nagorno – Karabakh và chiếm 20% lãnh thổ Azerbaijan xung quanh. Năm 1994, dù đạt thỏa thuận ngừng bắn dưới sự hòa giải của các nước Nga, Mỹ và Pháp, tiến trình hòa đàm vẫn bế tắc và các vụ đụng độ thường xuyên xảy ra tại Nagorno – Karabakh, và dọc biên giới Armenia và Azerbaijan.

Vào tháng 4/2016, hai bên đụng độ tại Nagorno – Karabakh làm chết khoảng 110 người, và đây là cuộc xung đột khốc liệt nhất sau thỏa thuận ngừng bắn. Một vụ đụng độ khác mới xảy ra vào tháng 7 khiến ít nhất 17 binh sĩ thuộc 2 bên thiệt mạng.

Đài Al Jazeera cho biết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) lên án “sự xâm lược” của Armenia đối với Azerbaijan và kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột giữa hai nước.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi “nhất thiết phải ngừng ngay lập tức các cuộc giao tranh và nối lại các cuộc đàm phán mà không điều kiện tiên quyết”, theo UN.

Cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, Nga, Iran và các cường quốc châu Âu khác đã kêu gọi chấm dứt thù địch và khởi động các cuộc đàm phán.

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin ngoại giao nói rằng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức họp khẩn theo hình thức họp kín trong ngày 29/9 để bàn về vấn đề Nagorny – Karabakh.

Bài Liên Quan

Leave a Comment