26 nước hối thúc phương Tây hủy bỏ cấm vận để họ ứng phó với Covid-19

26 nước hối thúc phương Tây hủy bỏ cấm vận để họ ứng phó với Covid-19

07/10/2020


\"Tư
Tư liệu: Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 30/1/2020 tại trụ sở LHQ.

Trung Quốc và 25 nước khác hôm 5/10 kêu gọi Hoa Kỳ và các nước Tây phương lập tức hủy bỏ các biện pháp cấm vận để bảo đảm các nước bị trừng phạt có thể đáp ứng hữu hiệu chống dịch Covid-19.

Thay mặt cho 26 nước lên tiếng tại cuộc họp của Ủy ban nhân quyền/ Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun nói “các biện pháp cưỡng ép đơn phương” vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, chủ nghĩa đa phương, đồng thời cản trở nhân quyền và tác động tới “an sinh của dân chúng tại các nước bị trừng phạt”, phương hại tới quyền của họ được chăm sóc sức khỏe.

Tuyên bố chung của 26 nước viết:

“Tình đoàn kết toàn cầu và hợp tác quốc tế là những vũ khí mạnh mẽ nhất để đấu tranh và thắng dịch Covid-19. Chúng tôi nắm lấy cơ hội này để kêu gọi việc tháo gỡ toàn bộ và lập tức các biện pháp cưỡng ép đơn phương, hầu bảo đảm một đáp ứng đầy đủ, hữu hiệu và hiệu quả của tất cả các thành viên trong cộng đồng quốc tế chống lại dịch Covid-19.”

Trong số các quốc gia hậu thuẫn tuyên bố vừa kể có khoảng 6 nước đang đối mặt với các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ, EU, hay các nước Tây phương khác: Cuba, Triều Tiên, Iran, Nga, Syria và Venezuela.

Tuyên bố của 25 nước lưu ý rằng cả Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Cao Ủy trưởng Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet, đều kêu gọi nên đình chỉ các biện pháp cấm vận có thể phương hại tới khả năng đáp ứng với đại dịch của một nước.

Phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc chưa hồi đáp tức thời yêu cầu bình luận của AP qua email.

Đại sứ Đức tại LHQ Christoph Heusgen đề cập tơi vấn đề cấm vận tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an về Syria vào tháng Năm.

Ông nói các biện pháp cấm vận “không ảnh hưởng tới việc phân phối hàng cứu trợ nhân đạo hoặc các vật phẩm y tế để hạn chế tác hại của Covid-19”, nêu rõ các hướng dẫn cụ thể của EU để bảo đảm vật phẩm cứu trợ được đến tay nhân dân Syria.

26 nước còn lên án “nạn kỳ thị sắc tộc đã bắt rễ sâu xa, cũng như sự tàn bạo của cảnh sát và vấn đề bất bình đẳng xã hội.

Họ viện dẫn vụ cảnh sát Mỹ bắn chết hai người da đen. George Floyd chết dưới tay của một viên cảnh sát da trắng ở Minneapolis hồi tháng 5, và Jacob Blake, bị một viên cảnh sát da trắng bắn vào tháng 8 khiến anh bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống.

Tuyên bố của 26 nước còn viết:

“Tỷ lệ tử vong do Covid-19 gây ra trong các cộng đồng thiểu số, đặc biệt là nhóm gốc Châu Phi, cao một cách bất thường tại một số nước.”

Bài Liên Quan

Leave a Comment