Brexit: EU và Anh quyết tâm đạt thỏa thuận vào giữa tháng 11

Brexit: EU và Anh quyết tâm đạt thỏa thuận vào giữa tháng 11

một giờ trước

\"Michel
Chụp lại hình ảnh,Michel Barnier

Đàm phán về thỏa thuận thương mại toàn diện EU-Vương quốc Anh sẽ tiếp tục không ngừng nghỉ, cho đến giữa tháng 11 nhằm xóa bỏ khác biệt cuối cùng.

Dù hạn chót cho đàm phán Brexit mà Thủ tướng Anh Boris Johnson đặt ra đã trôi qua tuần trước, nay Anh và EU vẫn tỏ ra muốn đạt thỏa thuận, với sự có mặt của nhà đàm phán EU Michel Barnier ở London tuần này.

Sự kiện ông Barnier \”phải tới Anh\” được nhiều tờ báo cho là cả EU và chính phủ Johnson đều vừa tỏ ra là công việc của họ rất khó khăn, vừa không thể tuyên bố ngừng nói chuyện.

Các báo Anh nói nhóm đàm phán hai bên muốn làm việc cả thứ bảy, chủ nhật cho tới giữa tháng 11.

Tuy thế, trong ngày 23/10/2020, tổng thống Pháp Emmanul Macron dọa rằng Pháp \”vẫn có quyền không thông qua thỏa thuận Brexit nếu Boris Johnson không chịu nhượng bộ\”, theo trang The Independent.

Về lý thuyết, ông Michel Barnier (người Pháp) được Ủy ban châu Âu ủy nhiệm lãnh đạo quá trình đàm phán Brexit với Anh Quốc.

Nhưng mọi thỏa thuận đều cần Quốc hội EU và nghị viện các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực chung cuộc.

Vướng mắc lớn nhất tới nay vẫn là hai lĩnh vực hóa ra đều có liên quan tới Pháp.

Một là việc phân định vùng khai thác cá giữa Anh và Pháp.

Khi còn trong EU, ngư trường của Anh và Pháp nằm dưới sự điều phối chung của EU.

Trên nguyên tắc, tàu thuyền EU mang cờ nước này sang vùng biển nước kia đánh cá đều hưởng quyền bình đẳng.

Nay thì vì Anh tách ra, EU phải thay mặt Pháp đàm phán với Anh về việc phân định vùng, và quota khai thác hải sản ở vùng ngoài khơi chung biên giới.

Các ngư trường này đều còn ít cá và từ nhiều năm trước, giới nghiên cứu thủy hải sản đã đề nghị lập ra Vành đai xanh dương (Blue belt) quanh bờ biển Anh – Pháp để hạn chế đánh bắt nhằm khôi phục nguồn hải sản.

Nhưng quyền lợi của các doanh nghiệp ven bờ hai bên vẫn được coi trọng và Anh muốn \”thu hồi chủ quyền\” ở vùng biển của mình.

Hiện 60% sản lượng cá trong vùng nước của Anh là do các tàu nước ngoài, chủ yếu là Pháp và EU sang đánh bắt.

Hai là tranh cãi về chế độ trợ cấp cho doanh nghiệp (state aid) mà các chính phủ châu Âu và Anh đưa ra, làm sao không gây cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường, theo nguyên tắc \’sân chơi bình đẳng\’ (the level playing field) – có từ Hiệp ước Rome 1957.

Trong thị trường chung EU, doanh nghiệp nào được hưởng \”bao cấp\” từ chính phủ hiển nhiên sẽ có cơ hội sống còn tốt hơn doanh nghiệp không được hưởng, bất kể họ từ quốc gia nào.

Sau khi Anh ra khỏi EU từ 01/01/2021, mọi hình thức trợ cấp của chính phủ ở London cho doanh nghiệp Anh có thể \”tạo thế mạnh cạnh tranh bất bình đẳng cho họ\” khi hoạt động tại EU.

Trên thực tế, theo báo The Guardian (08/09/2020), Anh Quốc không trợ cấp bao nhiêu cho doann nghiệp cả.

Là nền kinh tế nổi tiếng tự do và để tư nhân tự phát triển, năm 2018, Anh chỉ bỏ ra 0,38% GDP để trợ cấp cho các doanh nghiệp nước này.

Con số bên châu Âu luôn cao hơn: Đức 1,45%, Đan Mạch 1,55% và Pháp 0,79%.

Khác biệt mang tính nguyên tắc và tư tưởng

Khúc mắc có vẻ đến từ nguyên tắc \’cạnh tranh bình đẳng\’ hơn là thực tế.

Pháp trợ cấp nhiều cho doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, còn Anh thực ra chỉ muốn \’rảnh tay\’ (free hand) không bị ràng buộc bởi các cam kết tương lai với EU để hỗ trợ cho các công ty start-up trong lĩnh vực công nghệ cao.

Cho đến nay, EU cũng hiểu vì sao Anh không muốn ký vào chế độ kiểm soát trợ cấp của chính phủ cho doanh nghiệp kiểu mà 27 nước EU muốn có.

Ông Barnier đã ngỏ ý sẵn sàng \”làm nhẹ\” vấn đề này nhưng đề nghị Anh cho lập một ủy ban độc lập để giám sát việc trợ cấp cho doanh nghiệp, thay vì để ủy ban hiện có – UK Competition and Markets Authority – thuộc chính phủ Anh, lo việc này trong tương lai.

Vẫn theo các báo Anh, quá trình đàm phán Brexit không chỉ gặp mâu thuẫn về kinh tế và định hướng chính trị hai bên mà còn nhuốm màu ý thức hệ.

Đảng Bảo thủ của ông Johnson lâu nay có truyền thống tin vào \’chủ nghĩa tự do\’, và cố thủ tướng Margaret Thatcher từng phàn nàn rằng EU đã đi quá xa khỏi \’nền tảng\’ tự do kinh tế.

Bà đã yêu cầu EU mở ra \’Hiến chương Tự do Kinh tế (Charter for Economic Liberty), điều chưa bao giờ thành hiện thực.

Nếu nhượng bộ tiếp trong lĩnh vực cạnh tranh tự do theo đúng nguyên tắc thị trường, Boris Johnson có nguy cơ \”phản bội\” lại tinh thần Thatcher, theo các bình luận cánh hữu ở Anh.

Mặt khác, các gói cứu trợ khổng lồ chính phủ Anh và các chính phủ EU tung ra để cứu kinh tế bị tàn phá bởi Covid-19 khiến việc đàm phán về một vài phần trăm GDP trợ cấp cho doanh nghiệp trở nên vô nghĩa, ít ra là vào lúc này.

Bài Liên Quan

Leave a Comment