Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam bảo vệ rừng, giảm phát thải CO2
Ngân hàng Thế giới (WB) mở ra khoản tài chính hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ và quản lý rừng. Facebook World Bank VietnamThế giới hỗ trợ Việt Nam bảo vệ rừng, giảm phát thải CO200:00/05:34
Việt Nam có thể nhận 51,5 triệu Mỹ kim nếu giảm được lượng phát thải khí các-bon trong vòng 5 năm.
Ngân hàng Thế giới (WB) qua thông cáo báo chí đề ngày 22/10 cho biết tổ chức này đã mở ra khoản tài chính hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ và quản lý rừng. Thỏa thuận Chi trả Giảm phát thải (ERPA) đã được ký cùng ngày với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo đó, để nhận được số tiền này, Việt Nam cam kết giảm phát thải 10,3 triệu tấn khí CO2 từ nay cho đến năm 2025 ở sáu tỉnh miền Bắc Trung Bộ.
Số tiền xuất từ Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm Nghiệp (FCPF), phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp, xã hội dân sự, và sắc tộc bản địa trên toàn cầu nhằm tập trung vào giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng qua những chương trình trả công cho các thành phần tham gia khi giảm được số lượng phát thải có thể đo lường được.
“Thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu một chương mới đối với Việt Nam. Từ đây Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích mới nhằm bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng quản lý rừng…\”. – Bà Carolyn Turk
Bà Carolyn Turk, tân Giám đốc Quốc Gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhậm chức từ đầu tháng 7 năm nay, trong thông báo nhận định rằng, “Thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu một chương mới đối với Việt Nam. Từ đây Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích mới nhằm bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng quản lý rừng…”.
“Thỏa thuận này sẽ rất tốt cho cả hai phía Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.” Ông Huỳnh Văn Thượng nói. Là một người quan tâm đến việc bảo vệ rừng và là Điều phối viên quốc gia cho dự án chi trả dịch vụ môi trường của Cục Lâm Nghiệp Mỹ tại Việt Nam, từ Đà Nẵng, ông hoan nghênh thỏa thuận vừa ký này:
“Bởi vì với Việt Nam (khoản tiền này) bổ sung nguồn vốn đáng kể cho các cơ quan nhà nước thực hiện bảo vệ phát triển rừng. Hiện tại nguồn bảo vệ phát triển rừng của Nhà nước thì hạn chế, không được rộng rãi như mong đợi. Cho nên có một nguồn quỹ như thế này giúp cho nhà nước Việt Nam thì rất tốt. Trên phương diện của Ngân hàng Thế giới đây là mô hình giúp cân bằng giữa các nước phát triển mà giữ được rừng thì người ta bán lại được lượng phí chỉ cho những nơi phát thải nhiều, để người ta có ý thức hơn trong việc giảm phát thải. Nếu mà anh cứ phát thải thì buộc anh phải mua lại của nơihấp thụ CO2 cho anh”.
Cụ thể, qua Chương trình Giảm phát thải của Việt Nam, sáu tỉnh Trung bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế được chọn làm điểm của dự án vì tầm quan trọng về đa dạng sinh học và tình hình kinh tế xã hội. Khu vực này có diện tích đất hơn 5 triệu héc-ta, trong đó hơn 3 triệu héc-ta rừng, và bao gồm năm hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận. Dân số của khu vực này là khoảng 10,5 triệu người, gần một phần ba trong số đó sống dưới mức nghèo đói của cả nước.
Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hà Công Tuấn cho biết, “Chương trình này sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng và giảm mất rừng trong khi vẫn tạo ra thu nhập cho các chủ rừng và nâng cao phát triển bền vững ở khu vực Bắc Trung Bộ”.
Theo ông Huỳnh Văn Thượng, kinh nghiệm cho thấy, khi các hộ gia đình ở các khu vực hoặc chủ rừng có thêm thu nhập không phải đi vào rừng săn, bắt thì hầu như giải quyết được việc phá rừng từ những hoạt động này.
“Ví dụ đơn giản, trong vườn quốc gia Cát Tiên. Đây là bài học thực tế cho thấy, xã Đắc Lua nó giáp vùng cốt lõi của Vườn Quốc Gia Cát Tiên, thì hiện tượng săn bắn, phá rừng cách đây cả chục năm xảy ra rất là nghiêm trọng. Nhưng từ khi người ta làmtrạm bơm nước để cho người dân sản xuất 2,3 vụ lúa, khi người ta đủ ăn rồi, thì theo báo cáo của Vườn Quốc Gia Cát Tiên mà tôi đi cách đây 2 năm, lượng người dân sống phụ thuộc vào rừng, vào rừng săn, bắt thú, chặt cây háitrái, theo Vườn Quốc Gia Cát Tiên báo cáo thì giảm 80-90% lượngngười dân vô rừng”.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á-Thái Bình Dương, và cũng mới là quốc gia thứ 5 trên thế giới đạt được điều kiện cho thỏa thuận từ quỹ FCPF cung cấp.
Chỉ vài ngày trước, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tuyên bố đã đồng ký kết khoản vay 186 triệu Mỹ kim với Công ty TTP Phú Yên để phát triển dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời với công suất 257 MW tại Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Theo thông báo của ADB, đây là dự án nhà máy điện mặt trời đang vận hành lớn nhất tại Việt Nam và lớn nhất ở Đông Nam Á. Cũng được biết khoản vay này được chứng nhận xanh đầu tiên của Việt Nam, sẽ giúp giảm phát thải 123.000 tấn khí các-bon mỗi năm.
Những chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn để đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á do nguồn tài nguyên chi phí thấp, trong khi nhu cầu cung cấp năng lượng của đất nước càng gia tăng.
Ông Thượng nhận định những nguồn tài chính từ quốc tế rất cần cho một đất nước đang phát triển như Việt Nam.
“Rõ ràng trong một đất nước đang thiếu năng lượng như Việt Nam mình thì người ta sẽ cân nhắc cả hai vừa giữ rừng vừa cộng với phát triển điện mặt trời cho nó dung hòa cả hai bên”.
Theo ông giữ rừng còn có thêm cái lợi là không chỉ giảm phát thải các-bon mà còn thải ra lượng oxy, và thêm nữa, giúp giảm nhẹ tác động từ thiên tai mưa lũ.