Hành tinh dung nham địa ngục có mưa đá và gió siêu âm
K2-141b là một “hành tinh dung nham” ác mộng và có cả mưa đá. Một nhóm các nhà nghiên cứu do nghiên cứu sinh Tiến sĩ Tuệ Giang Nguyễn của Đại học New York University dẫn đầu đã chạy các mô phỏng máy tính để dự đoán điều kiện và thời tiết trên hành tinh khắc nghiệt này. Hai phần ba của hành tinh K2-141b bị nhốt trong ánh sáng vĩnh viễn nóng rực trong khi phần tối còn lại thì lạnh giá.
Các nhà khoa học đã công bố một nghiên cứu về K2-141b trong Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia. Hành tinh này có một đại dương magma sâu 62 dặm (100 km), trong khi bề mặt của nó bị tấn công bởi những cơn gió siêu thanh với tốc độ hơn 3,100 dặm một giờ (5,000 km mỗi giờ).
Theo tờ Chron đưa tin, vào thứ Ba tuần trước, nhà khoa học về hành tinh Nicolas Cowan tại đại học McGill University cho biết, tất cả các hành tinh đá, bao gồm cả Trái đất, đều khởi đầu là những hành tinh nóng chảy nhưng sau đó nhanh chóng nguội đi và đông đặc lại.
Các mô phỏng máy tính cho thấy K2-141b đang có mưa đá. Trường đại học trên cho biết, tại K2-141b, hơi khoáng bị gió siêu âm cuốn đến phía tối lạnh giá của hành tinh này và ‘mưa’ đá trở lại trên đại dương magma. K2-141b được ví như là một hành tinh địa ngục, và điều đó cho thấy rằng con người nên biết ơn và yêu quý Trái Đất hơn.
Theo Khoa học