Giám đốc tình báo Mỹ: Trung Quốc \’đe dọa lớn đến nền tự do\’

Giám đốc tình báo Mỹ: Trung Quốc \’đe dọa lớn đến nền tự do\’

4 tháng 12 2020

\"us

Quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ nói rằng Trung Quốc là \”mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do\” kể từ Thế chiến thứ hai.

Viết trên Wall St Journal, John Ratcliffe cho rằng Trung Quốc đang bành trướng quyền lực của mình bằng cách đánh cắp các bí mật của Mỹ và sau đó thay thế các công ty Mỹ trên thị trường.

Chính quyền Trump đã có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, áp thuế lên các hàng hóa Trung Quốc và cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc vẫn chưa phản hồi gì.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã mạnh mẽ đáp trả đối với các động thái của Mỹ về việc áp thuế lẫn những nỗ lực giữ gã khổng lồ viễn thông Huawei ra khỏi thị trường Mỹ.

Ông Ratcliffe cảnh báo, Bắc Kinh đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Mỹ và có ý định thống trị thế giới về mặt \”kinh tế, quân sự và công nghệ\”.

Một số bình luận của ông Ratcliffe tương tự những can thiệp trước đây của Ngoại trưởng Mike Pompeo và Giám đốc FBI Christopher Wray nêu lên.

Tuy nhiên, những điều này cũng xảy ra vào thời điểm Trung Quốc tăng cường áp lực lên đồng minh của Mỹ là Úc, khi Trung Quốc công bố danh sách những điều họ muốn Canberra thay đổi trong hành vi và áp thuế đối với rượu vang nhập khẩu từ Úc cũng như khiêu khích chính phủ Úc về hồ sơ về quyền của nước này ở Afghanistan.

Ratcliffe đã nói gì?

Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia nói rằng, Trung Quốc đã thay thế Nga và chống khủng bố là trọng tâm chính trong các hoạt động tình báo của Mỹ.

Trung Quốc đã nhúng tay vào một dạng gián điệp kinh tế mà ông mô tả là \”cướp, sao chép và thay thế\” – lấy ví dụ về một công ty sản xuất tuabin gió của Trung Quốc bị kết tội ăn cắp từ một đối thủ cạnh tranh của Mỹ trước khi bán ra thị trường trong khi công ty Mỹ mất giá trị cổ phiếu và sa thải nhân viên.

Ông nói, tài sản trí tuệ của Mỹ trị giá 500 tỷ đôla (370 tỷ bảng Anh) đã bị đánh cắp hàng năm. Việc FBI bắt giữ các công dân Trung Quốc vì tội ăn cắp nghiên cứu đã trở nên thường xuyên và Trung Quốc cũng đã trả cho trưởng khoa hóa học của Đại học Harvard 50.000 đôla một tháng cho đến khi ông bị bắt vào đầu năm nay.

Ông Ratcliffe cũng cáo buộc các dịch vụ tình báo Trung Quốc đã đưa các lỗ hổng vào công nghệ của các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Huawei và nói các đồng minh đang sử dụng công nghệ Trung Quốc sẽ không được Mỹ chia sẻ thông tin tình báo.

Ông nói rằng tình báo Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc đã tiến hành \”thử nghiệm trên người\” đối với quân đội với mục đích phát triển những binh lính có \”khả năng tăng cường về mặt sinh học\”.

Và ông cho biết Trung Quốc đã tham gia vào một \”chiến dịch gây ảnh hưởng diện rộng\” nhắm vào các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ và nhân viên của họ bằng cách khuyến khích các công đoàn tại các công ty lớn nói với các chính trị gia địa phương nên có đường lối mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc nếu không sẽ mất phiếu bầu của các thành viên công đoàn.

Ông Ratcliffe cho biết, Bắc Kinh đã nhắm vào các thành viên Quốc hội với tần suất \”gấp 6 lần Nga và gấp 12 lần tần suất của Iran\”.

Ông nói các quốc gia khác phải đối mặt với thách thức tương tự từ Trung Quốc như Mỹ: \”Trung Quốc tin rằng một trật tự toàn cầu mà Trung Quốc không đứng đầu là một sai lầm lịch sử. \”Mục đích của Trung Quốc là nhằm thay đổi điều đó và lật ngược sự lan rộng của quyền tự do trên toàn thế giới.\”

Nhà Trắng đã xử lý Trung Quốc như thế nào?

Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã gia tăng đối đầu với Trung Quốc trong một số lĩnh vực.

Hai nước đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đôla của nhau và áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các sản phẩm thuộc các lĩnh vực nhạy cảm.

Hôm thứ Năm, Nhà Trắng nói họ đã thêm bốn công ty Trung Quốc – nhà sản xuất chip SMIC, công ty dầu khí quốc gia CNOOC, Công ty Xây dựng Công nghệ Trung Quốc và Tập đoàn Tư vấn kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc – vào danh sách đen các công ty được cho là có liên quan đến quân đội Trung Quốc.

Đầu năm nay, Mỹ đã ra lệnh cho một lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đóng cửa vì lo ngại gián điệp kinh tế – Bắc Kinh đáp trả bằng việc ra lệnh cho Mỹ đóng cửa lãnh sự quán của họ ở thành phố Thành Đô. Hai nước cũng đã trục xuất các nhà báo của nhau.

Mối quan hệ giữa hai siêu cường cũng trở nên tồi tệ vì đại dịch virus corona – ông Trump đã nhiều lần ám chỉ là \”virus Trung Quốc\” – và các động thái của Trung Quốc ở Hong Kong.

Ông Trump đã ký lệnh chấm dứt đối xử ưu đãi của Mỹ dành cho Hong Kong sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới gây tranh cãi ở đặc khu này, mà Mỹ cho rằng đã đặt dấu chấm hết cho quyền tự trị của Hong Kong.

Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền \”khủng khiếp và có hệ thống\” trong cách đối xử với thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương và đã trừng phạt một số chính trị gia Trung Quốc.

Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng loạt, đàn áp tôn giáo và ép buộc triệt sản đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người khác, nhưng Bắc Kinh bác bỏ mọi hành vi ngược đãi.

Biden sẽ có cách tiếp cận khác?

Tổng thống đắc cử Joe Biden, người nhậm chức vào tháng Một, được kỳ vọng sẽ tiếp tục chính sách chống lại Trung Quốc của Tổng thống Trump, nhưng bắt tay với các đồng minh, trái ngược với việc ông Trump thích các thỏa thuận thương mại đơn phương.

Phóng viên Nhà Trắng Tara McKelvey của BBC nói rằng hiếm có thỏa thuận giữa các bên trong việc cứng rắn với Trung Quốc về thương mại và các vấn đề khác.

Chính quyền Trump đã thành công trong việc giành được sự ủng hộ của trên toàn cầu đối với việc tẩy chay công nghệ viễn thông của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Biden có thể sẽ linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác với một Trung Quốc đang trỗi dậy, đặc biệt là trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu.

Bài Liên Quan

Leave a Comment