Khoảng cách sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ lớn như thế nào (Phần 4)

Khoảng cách sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ lớn như thế nào (Phần 4)

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ là cường quốc quân sự lớn nhất thế giới trong 3 thập kỷ qua, khoảng cách cực lớn về sức mạnh quân sự đã làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới. Sau khi bước vào thế kỷ 21, Trung Cộng đã liều mạng phát triển sức mạnh quân sự của mình, với ý định phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên và bước lên ngang hàng cùng với Hoa Kỳ.

July 26, 2021

\"\"
Hai trực thăng tấn công Boeing AH-64 Apache của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hàng không 227, Lữ đoàn kỵ binh số 1, Sư đoàn kỵ binh số 1 của Quân đội Hoa Kỳ đang chuẩn bị hạ cánh xuống trại Taji ở Iraq sau khi thực hiện nhiệm vụ vào ngày 6/11/2007. (Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)

Trung Cộng, đứng thứ ba về sức mạnh quân sự trên thế giới, đã công khai khiêu khích Hoa Kỳ; quân đội Hoa Kỳ cũng đã chính thức coi Trung Cộng là đối thủ số một của mình. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ càng gần nhau, thì Trung Cộng càng có khả năng chủ động phát động chiến tranh. Vậy khoảng cách hiện tại về sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ lớn như thế nào?

So sánh lực lượng trên bộ

Khoảng cách về sức mạnh của Hải quân, Không quân, hỏa tiễn tầm trung và tầm xa giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ khiến Trung Cộng không dám dễ dàng phát động chiến tranh. Kinh nghiệm chiến đấu thực tế của Hải quân, Không quân và Lực lượng hỏa tiễn của Trung Cộng là vô cùng hạn chế. Trận thực chiến gần nhất của quân đội Trung Cộng là Chiến tranh Trung-Việt năm 1979, những sĩ quan đã tham chiến lúc đó có lợi thế hơn khi cạnh tranh lên chức sĩ quan cấp cao của Trung Cộng.

Chiến thuật coi thường sinh tử của các sĩ quan và binh lính thực chất chính là chiến thuật mà Trung Cộng đã dựa vào. Chiến tranh Trung-Việt về cơ bản là chiến đấu trên bộ, không đầu tư vào lực lượng không quân, Trung Cộng không có hỏa tiễn đất đối đất vào thời điểm đó, các cuộc tấn công tầm xa chủ yếu dựa vào pháo binh và pháo phản lực bắn loạt của Liên Xô để bắn phá, các mẫu xe tăng lỗi thời thì hoạt động tương đối kém. Chiến tranh Trung-Việt có mô thức tương tự như chiến tranh trong Thế chiến thứ hai, bao gồm cả cuộc chiến Trung-Ấn vào năm 1972.

Vào năm 1950, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã từng trực tiếp đối chiến trên Bán đảo Triều Tiên, Trung Cộng luôn tuyên bố rằng đã đánh hòa với quân đội Hoa Kỳ. Trên thực tế, quân của Trung Cộng tiến vào Triều Tiên tham chiến là khoảng 2.4 triệu người, còn quân đội Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chiến chỉ với hơn 320,000 người. Trung Cộng đã phát động ít nhất ba chiến dịch quy mô lớn để xâm lược Hàn Quốc, tất cả đều đã thất bại sau khi chịu tổn thất nặng nề. Quân đội Hoa Kỳ nắm giữ phòng tuyến 38, Trung Cộng nhiều lần cố gắng đột phá bằng chiến thuật biển người, nhưng không thể chọc thủng phòng tuyến 38 này, cuối cùng phải chấp nhận hiệp định đình chiến vào năm 1953. Quân đội Trung Cộng đã ủng hộ việc phát động chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên, cuối cùng, chiến lược thống nhất Bán đảo Triều Tiên đã không thể đạt được, hơn nữa đã liên tiếp thất bại về mặt chiến thuật trong nhiều trận chiến.

Gần 60 năm sau, quân đội Hoa Kỳ đã hoàn toàn phát triển thành một quân đội hiện đại. Mô hình tác chiến hoàn toàn mới được thể hiện trong Chiến tranh vùng Vịnh của Hoa Kỳ vẫn đang được các nước trên thế giới nghiên cứu và mô phỏng. Quân đội Trung Cộng cũng bắt chước Quân đội Hoa Kỳ, đề xuất mục tiêu hiện đại hóa quân đội, Hải quân, Không quân và Lực lượng hỏa tiễn đã được chú ý nhiều hơn, khu vực quân sự do quân đội chiếm đóng đã bị phá, số quân khổng lồ cũng đã giảm bớt.

Quân đội Hoa Kỳ không có lý do để xâm lược Trung Quốc, quân đội Trung Cộng cũng khó có thể ra khỏi đại lục để tác chiến, vậy nên lực lượng trên bộ của Trung Quốc và Hoa Kỳ khó có thể chạm mặt nhau. Nếu Trung Cộng mạo hiểm phát động chiến tranh ở eo biển Đài Loan, Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông, thì lực lượng Thủy quân lục chiến của Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể gặp nhau ở các trận chiến quy mô nhỏ. Nếu Trung Cộng vẫn muốn sử dụng chiến thuật biển người để tiến hành cuộc chiến quy mô lớn hơn ở trên bộ, thì có lẽ sẽ lại tấn công Hàn Quốc và đối đầu với quân đội Hoa Kỳ đóng tại Hàn Quốc, với điều kiện là Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Nếu lực lượng trên bộ của Trung Quốc và Hoa Kỳ thực sự lần nữa giao chiến, quân đội Trung Cộng vẫn sẽ không phải là đối thủ.

\"Khoảng
Lữ đoàn Không vận 173 của Hoa Kỳ tham gia cuộc tập trận “Cấp tốc phản ứng” tại Slovenia vào ngày 15/5/2019. (Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)
\"quân
Ảnh chụp Quân đội Trung Cộng khi tham gia cuộc tập trận chung chống khủng bố Trung Quốc-Ấn Độ lần thứ 6 vào ngày 25/11/2016. Trang phục và diện mạo của binh lính đều cố gắng bắt chước quân đội của Hoa Kỳ. (Ảnh: Indranil Mukherjee/AFP/Getty Images)

1. So sánh sĩ quan

Mặc dù số lượng quan viên trong quân đội của Trung Cộng đã bị cắt giảm nhưng số lượng vẫn rất nhiều, hơn 910,000 sĩ quan. 18 quân đoàn ban đầu đã được tổ chức lại thành 13 quân đoàn, lý do chủ yếu là tổ chức lại hệ thống sĩ quan. Sau khi cải tổ, 13 quân đoàn này được phân bố tại 5 chiến khu lớn.

Chiến khu Đông bộ hướng ra eo biển Đài Loan, Chiến khu Trung bộ bảo vệ thủ đô, Chiến khu Bắc bộ để đối phó với các điểm nóng ở Nga và Bán đảo Triều Tiên, mỗi chiến khu có ba quân đoàn. Chiến khu Nam bộ và Chiến khu Tây bộ, mỗi chiến khu có hai quân đoàn. Dù chiến sự xảy ra ở đâu, các chiến khu đều có khả năng điều động một quân đoàn đến để hỗ trợ, tuy nhiên địa hình đất liền của Trung Quốc rất phức tạp, đường biên giới trên bộ và đường bờ biển rất dài nên rất khó phòng thủ.

Lục quân Hoa Kỳ có khoảng 480,000 sĩ quan đang tại ngũ, hơn 180,000 sĩ quan dự bị và hơn 330,000 sĩ quan ở trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia, tổng số là hơn 1 triệu. 1 triệu sĩ quan này đều được duy trì huấn luyện ở mức độ cao, có thể nhanh chóng được đưa ra chiến trường.

Quân đội dự bị của Trung Cộng nhiều hơn, tuyên bố có khoảng 8 triệu người, chủ yếu bao gồm các quân nhân nghỉ hưu đã bỏ bê trong việc huấn luyện, quân ủy Trung Cộng có lẽ sẽ dùng họ làm bia đỡ đạn.

Quân đội Hoa Kỳ có thể xuất ngoại tác chiến trên quy mô lớn, sở hữu khả năng triển khai cơ động và hỗ trợ hậu cần mạnh mẽ. Hoa Kỳ cũng ít có khả năng phải hứng chịu các cuộc tấn công trên bộ. Địa hình ở Trung Quốc đại lục khiến cho việc phòng thủ trở nên rất khó, quân đội Trung Cộng luôn phải bảo vệ các lãnh đạo cấp cao, khả năng thực chiến quy mô lớn ở nước ngoài có nhiều thiếu sót, cũng thiếu các chiến thuật cơ động và phương pháp hỗ trợ hiệu quả.

Lực lượng Thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ là một lực lượng trên bộ độc lập, với hơn 180,000 sĩ quan đang tại ngũ. Lực lượng này thường là đội tiên phong cho các hoạt động ở nước ngoài, được triển khai thường niên trên toàn cầu để đối phó với các xung đột trong khu vực. Trung Cộng cũng đang phát triển Lực lượng Thủy quân lục chiến, hiện tại mới có chưa đến 50,000 sĩ quan.

\"Khoảng
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Lữ đoàn thiết giáp số 3 thuộc Sư đoàn bộ binh 3 của quân đội Hoa Kỳ tập trận tại Kuwait vào ngày 7/11/2012. (Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)
\"xe
Xe tăng chiến đấu chủ lực 99A, mẫu xe tăng mới nhất của quân đội Trung Cộng tham gia duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào ngày 3/9/2015. Mẫu xe tăng này vẫn không thể thoát khỏi cái bóng của Liên Xô cũ. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)

2. So sánh trang thiết bị

Trong Chiến tranh Triều Tiên, quân số giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thực sự vượt quá 7: 1. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ vẫn đủ sức bảo vệ phòng tuyến 38 vì có ưu thế về trang bị và ưu thế trên không. Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ tái chiến trên bộ một lần nữa, sẽ lại có một cuộc chiến tranh giành ưu thế trên không, và quân đội Hoa Kỳ vẫn sẽ nhanh chóng giành được ưu thế trên không và trên biển. Khi so sánh trang bị của lực lượng trên bộ giữa hai bên, khoảng cách cũng khá lớn.

  1. Lực lượng thiết giáp

Theo số liệu của trang web “Hỏa lực toàn cầu” (Global Firepower), Trung Cộng có 3,205 xe tăng, trong đó phần lớn là xe tăng mẫu 96, được gọi là xe tăng thế hệ thứ ba, chúng vẫn chưa thể thoát khỏi cái bóng xe tăng T-72 của Liên Xô cũ, cũng có một phần là bắt chước xe tăng của Hoa Kỳ và Âu Châu, nhưng đều chưa trải qua thực tế chiến đấu.

Trong chiến tranh Trung-Việt, Trung Cộng đã sử dụng hơn 500 xe tăng hạng nhẹ, tính năng của chúng khá kém và đã phải chịu nhiều thiệt hại. Các chủ đề huấn luyện của Trung Cộng dành cho lính xe tăng là được vay mượn một phần từ Liên Xô cũ, có rất ít bài tập phối hợp với bộ binh và các loại binh chủng khác, thậm chí còn không có khái niệm này.

Trong chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, Xe tăng M1 Abrams của Hoa Kỳ đã thể hiện ra ưu thế rõ ràng trước các xe tăng T-72 của Iraq do Liên Xô sản xuất. Quân đội Hoa Kỳ hiện có khoảng 2,500 xe tăng M1 sẵn sàng chiến đấu và khoảng 3,700 chiếc đang ở trong kho. Xét về chất lượng và số lượng, lực lượng thiết giáp của Trung Cộng khó có thể được coi là đối thủ của quân đội Hoa Kỳ.

Lục quân Trung Cộng có khoảng 9,000 xe chiến đấu bộ binh các loại kiểu cũ lẫn mới, đều chưa qua kiểm chứng trên thực tiễn, loại mới nhất cũng không hề tiên tiến, còn loại cũ không rõ còn sử dụng được hay không.

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của quân đội Hoa Kỳ được trang bị giáp hạng nặng và pháo 25mm, cũng như hỏa tiễn chống tăng BGM-71 TOW, có thể tham gia các trận chiến xe tăng và chở 6 binh sĩ cùng một lúc. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, xe tăng M2 Bradley đã tiêu diệt nhiều xe tăng của Iraq hơn cả M1 Abrams, quân đội Hoa Kỳ chỉ mất có 20 chiếc, trong đó 17 chiếc bị hư hại là do hỏa lực của quân đồng minh. Số lượng xe tăng M2 Bradley sẵn sàng chiến đấu hiện nay là khoảng 2,500 chiếc, và khoảng 2,000 chiếc đang ở trong kho. Mẫu M3 Bradley mới nhất được sử dụng nhiều hơn cho trinh sát trên chiến trường, hiện có khoảng 1,200 chiếc đang hoạt động và khoảng 800 chiếc đang được bảo quản.

Xe bọc thép chở quân M113 của quân đội Hoa Kỳ có thể chở đến 11 binh sĩ, hiện có khoảng 5,000 mẫu cải tiến đang hoạt động và khoảng 8,000 chiếc ở trong kho. Các mẫu cải tiến có thể mang nhiều loại vũ khí khác nhau như súng cối, hỏa tiễn BGM-71 TOW, pháo xe tăng, súng phun lửa, vân vân. Mẫu xe bọc thép tám bánh mới được thiết kế trong thế kỷ 21 là M1126 Stryker, có hơn 4,300 chiếc đang được quân đội Hoa Kỳ sử dụng. Ngoài ra còn có khoảng 2,900 xe bọc thép 4 bánh M1117 Guardian hiện đang trong biên chế. Quân đội Hoa Kỳ thậm chí còn sở hữu nhiều xe địa hình bọc thép hạng nhẹ hơn, bao gồm khoảng 230,000 chiếc Hummer; hơn 10,000 xe địa hình hạng nhẹ; hàng nghìn phương tiện trinh sát, công binh cùng xe bọc thép đặc biệt phục vụ cho các mục đích khác nhau. Thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ cũng có nhiều loại xe bọc thép hạng trung và nhỏ, với số lượng hơn 30,000 chiếc.

Lục quân và Thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ từ lâu đã được thiết giáp hóa trên quy mô lớn, với khả năng cơ động cao hơn và chú trọng vào việc bảo vệ binh sĩ. Quân đội Trung Cộng vẫn đang trong quá trình vật lộn để chuyển hóa vì chiến thuật biển người ngày nay đã không còn có thể áp dụng với lực lượng thiết giáp của Hoa Kỳ.

\"Khoảng
Pháo tự hành M109 thuộc Trung đoàn 8, Lữ đoàn 1, Sư đoàn kỵ binh số 1 của quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật tại khu huấn luyện Fort Hood vào ngày 12/6/2013. (Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)
\"Khoảng
Hệ thống pháo tự hành của Quân đội Trung Cộng đã đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để tham gia cuộc duyệt binh vào ngày 18/9/2009. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
  1. Vũ khí tấn công tầm ngắn và tầm trung

Theo dữ liệu từ trang web “Hỏa lực toàn cầu”, Trung Cộng có 1,970 pháo tự hành, 1,234 pháo xe kéo và 2,250 súng phóng hỏa tiễn, chúng được mô phỏng theo của Nga và đã tham chiếu với các công nghệ của Hoa Kỳ và Âu Châu. Các loại vũ khí mà Trung Cộng dùng trong Chiến tranh Việt Nam từ lâu đã bị loại bỏ, còn các thiết bị mới đều chưa được thử nghiệm ở trong thực chiến.

Pháo tự hành M109 của quân đội Hoa Kỳ đã được sản xuất hơn 7,000 chiếc và xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia. Mẫu mới nhất M109A8 có thể thực hiện các cuộc công kích chuẩn xác, có thể tác chiến cơ động trong phạm vi 700 km, hiện tại quân đội Hoa Kỳ có khoảng 1,000 chiếc đang sẵn sàng chiến đấu và khoảng 500 chiếc ở trong kho. Pháo xe kéo M777 howitzer của Hoa Kỳ sử dụng hệ thống khống chế hỏa lực kỹ thuật số, có thể thực hiện các cuộc công kích chuẩn xác trong phạm vi 40 km. Chúng đều được làm bằng hợp kim titan, có thể chuyên chở bằng trực thăng hoặc phi cơ vận tải để nhanh chóng tiến vào chiến trường, hiện có 500 chiếc đang trong biên chế. Lựu pháo M119 cũng có thể được vận chuyển bằng đường hàng không như trực thăng, sử dụng hệ thống khống chế hỏa lực kỹ thuật số để bắn chính xác và có hơn 800 khẩu đang được sử dụng.

\"tên
Lữ đoàn pháo binh số 17 của quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành bắn đạn thật bằng Hệ thống hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao M142 tại Trung tâm Huấn luyện Yakima ở Washington vào ngày 16/5/2011. (Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)
\"Khoảng
Hệ thống phóng hỏa tiễn di động của quân đội Trung Cộng tại lễ duyệt binh ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào ngày 1/10/2019. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Hệ thống hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao M142 là vũ khí tấn công tầm xa chủ lực của Lục quân và Thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ. Nó có thể mang 12 quả hỏa tiễn hoặc 2 hỏa tiễn đạn đạo đối đất MGM-140; Tầm bắn của hỏa tiễn là 42 km, còn hỏa tiễn đạn đạo có tầm bắn hơn 300 km. Hệ thống này di chuyển với tốc độ 85 km/h, có thể đi được 480 km và vận chuyển đến nhiều nơi bằng phi cơ vận tải Lockheed C-130 Hercules, hiện quân đội Hoa Kỳ có 375 hệ thống này đang trong biên chế. Ngoài ra còn có Hệ thống hỏa tiễn đa năng M270, là hệ thống phóng nhiều hỏa tiễn tự hành và được trang bị giáp, có thể phóng 12 hỏa tiễn hoặc 2 hỏa tiễn đạn đạo trong vòng 1 phút, hiện đang trong biên chế với gần một nghìn bộ.

Trung Cộng có hơn 600 hỏa tiễn tầm ngắn, chủ yếu nhắm vào Đài Loan. Chúng có tính cơ động và thích ứng nhanh chóng với chiến trường mới hay không là điều chưa thể biết được. Một khi tuyến đường sắt bị gián đoạn, pháo binh, xe tăng, v.v., đều sẽ rất khó di chuyển ở cự ly xa. Lực lượng hỏa tiễn của Trung Cộng phụ trách tất cả các hỏa tiễn tấn công mặt đất ở tầm trung và tầm ngắn, quân đội không có quyền chỉ huy và điều động, vậy nên phối hợp tác chiến có thể sẽ là khó khăn lớn nhất. Bất kể là khả năng cơ động tầm xa, khả năng công kích chuẩn xác hay năng lực hợp đồng tác chiến, quân đội của Trung Cộng đều có khoảng cách rõ ràng với quân đội Hoa Kỳ.

Không chỉ có vậy, sau khi rút khỏi “Hiệp ước hỏa tiễn tầm trung”, Hoa Kỳ đã đang nhanh chóng phát triển và triển khai các hỏa tiễn tầm trung đối đất với tầm bắn hàng nghìn km, để tăng cường khả năng tấn công tầm xa của mình.

\"trực
Hai trực thăng tấn công Boeing AH-64 Apache của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hàng không 227, Lữ đoàn kỵ binh số 1, Sư đoàn kỵ binh số 1 của Quân đội Hoa Kỳ đang chuẩn bị hạ cánh xuống Trại Taji ở Iraq sau khi thực hiện nhiệm vụ vào ngày 6/11/2007. (Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)
\"Khoảng
Trực thăng vũ trang Z-10 của Trung Cộng tại hội triển lãm Hàng không Chu Hải vào ngày 6/11/2018. (Ảnh: Wang Zhao/AFP/Getty Images)
  1. Trực thăng vũ trang

Quân đội Trung Cộng có khoảng 150 trực thăng tấn công hạng trung Z-10, được chế tạo dựa theo mẫu của Liên Xô cũ. Ngoài ra còn có trực thăng tấn công hạng nhẹ Z-19, mô phỏng trực thăng Dolphin của Âu Châu, với khoảng 150 chiếc hiện đang trong biên chế. trực thăng tấn công của Trung Cộng không chú trọng đến giáp bảo vệ, nó nhấn mạnh vào vũ khí tấn công, đối mặt với số lượng lớn hệ thống hỏa tiễn vác vai đất đối không của Hoa Kỳ, khả năng sống sót trên chiến trường của nó e là sẽ giảm đi rất nhiều. Quân đội Trung Cộng chỉ có vài trăm trực thăng vận tải, điều này gây khó khăn cho việc triển khai binh lính trên không với quy mô lớn và hỗ trợ cho chiến trường. Trong Cộng chưa thực sự làm chủ được công nghệ sản xuất và phát triển trực thăng tiên tiến.

Lục quân Hoa Kỳ được trang bị một số lượng lớn trực thăng, phi cơ cánh cố định và phi cơ không người lái, có thể thực hiện các cuộc trinh sát và tấn công trên không, đồng thời cũng có thể nhanh chóng thả và vận chuyển binh lính cùng vật liệu.

trực thăng tấn công chủ lực Boeing AH-64 Apache của quân đội Hoa Kỳ hiện đang được biên chế với 756 chiếc, được trang bị pháo tự động nòng 30 mm M230, có thể mang hỏa tiễn AGM-114 Hellfire và hỏa tiễn Hydra 70 cho cả hai bên. Nó cũng được trang bị thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, phi công có thể sử dụng hệ thống quan sát ban đêm được tích hợp trong mũ bảo hiểm. Boeing AH-64 Apache đã phá hủy hàng trăm xe bọc thép của Iraq, trở thành kẻ thù không đội trời chung của lực lượng thiết giáp, và làm thay đổi hoàn toàn phương thức tác chiến trên bộ.

Trực thăng hạng nhẹ MD Helicopters MH-6 Little Bird của quân đội Hoa Kỳ có thể mang hỏa tiễn AGM-114 Hellfire, hỏa tiễn vác vai đất đối không FIM-92 và hỏa tiễn Hydra 70, với 60 chiếc hiện đang trong biên chế. Ngoài ra còn có trực thăng UH-60 Black Hawk là loại trực thăng tấn công đa dụng cỡ trung, hiện quân đội Hoa Kỳ có tổng cộng hơn 1,560 chiếc với các kích cỡ khác nhau, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như vận tải, tác chiến điện tử và cứu hộ trên không. Nó có thể chở 11 binh sĩ hoặc một lựu pháo 105mm M102 trong một cuộc không kích. Vũ khí chính là súng máy nòng 30mm và súng máy hạng nặng. Nó cũng có thể mang hỏa tiễn AGM-114 Hellfire và hỏa tiễn FIM-92.

\"Khoảng
Các trực thăng vận tải của Lục quân Hoa Kỳ có thể treo các thiết bị hạng nặng như pháo binh và có thể được triển khai cơ động. (Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)

Lục quân Hoa Kỳ còn có hơn 460 trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook; 250 trực thăng cứu hộ UH-72 Lakota; 50 phi cơ trinh sát C-12 Huron và gần 100 phi cơ vận tải các loại. Quân đội Hoa Kỳ cũng sử dụng một lượng lớn phi cơ trinh sát không người lái, bao gồm khoảng 5,000 chiếc RQ-11B Raven, hơn 500 chiếc RQ-7B Shadow, hơn 300 chiếc RQ-20A Puma, hơn 310 chiếc MQ-1C Gray Eagle (Đại bàng xám) và hơn 4,400 phi cơ không người lái ném bom xuyên khung.

Thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ có hơn 1,300 các loại phi cơ khác nhau, bao gồm gần 100 phi cơ chiến đấu tàng hình tiên tiến F-35B Lightning II, 143 phi cơ cường kích F/A-18 Hornet, 102 phi cơ tấn công AV-8B Harrier II, 277 trực thăng cánh nghiêng V-22 Osprey, 90 trực thăng tấn công Bell AH-1Z Viper, còn lại là phi cơ tác chiến điện tử, phi cơ chở dầu, phi cơ vận tải và phi cơ không người lái, vân vân. Lực lượng mặt đất của Hoa Kỳ đã sớm đạt được khả năng tấn công và phòng thủ ba chiều, đồng thời liên tục tăng cường khả năng tấn công và thả dù từ trên không. Quân đội Trung Cộng vẫn đang trong quá trình bắt chước, trang bị và trình độ huấn luyện đều thiếu hụt nghiêm trọng.

\"Khoảng
Hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot. (Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)
\"Khoảng
Hỏa tiễn phòng không Hồng Kỳ của Trung Cộng tham gia cuộc duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 3/9/2015. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)
  1. Vũ khí phòng không

Mỗi quân đoàn của Trung Cộng có một lữ đoàn phòng không, trách nhiệm chủ yếu là phòng không ở tầm trung và tầm thấp, sử dụng một số lượng lớn pháo phòng không và được trang bị hỏa tiễn phòng không Hồng Kỳ-16B với tầm bắn tối đa 70 km. Ngoài ra còn có hỏa tiễn phòng không Hồng Kỳ-17A với tầm bắn khoảng 12 km, mô phỏng hỏa tiễn phòng không của Liên Xô cũ và hỏa tiễn tiêu chuẩn loại 1 của Hoa Kỳ.

Các hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300 và S-400 mà Trung Cộng nhập khẩu từ Nga và một số vũ khí mô phỏng chúng chủ yếu là để phòng thủ Bắc Kinh, quân đội Trung Cộng khó có thể có được chúng.

Quân đội Hoa Kỳ có hơn 1,100 hệ thống hỏa tiễn Patriot đang trong biên chế, mỗi hệ thống được trang bị từ 12 đến 16 hỏa tiễn, có thể tấn công phi cơ và đánh chặn hỏa tiễn của đối phương. Lục quân Hoa Kỳ cũng có hệ thống hỏa tiễn phòng không cơ động tầm ngắn Avengers, có thể chống lại hỏa tiễn hành trình, phi cơ không người lái, phi cơ cánh cố định bay thấp và trực thăng, với hơn 800 bộ đang được sử dụng, phạm vi hoạt động là 440 km và có thể mang từ 4 đến 8 hỏa tiễn FIM-92. Ngoài ra, quân đội Hoa Kỳ còn có hệ thống phòng không tầm gần Phalanx, sử dụng hệ thống radar 3 chiều để theo dõi mục tiêu, nó có thể điều khiển pháo M61 Vulcan bắn liên thanh những viên đạn 20mm để chống lại hỏa tiễn và đạn pháo bay tới. Lục quân Hoa Kỳ cũng đang tích cực thử nghiệm các loại vũ khí phòng không sử dụng động năng hoặc năng lượng laser.

Tóm lược

Mặc dù quân đội của Trung Cộng có quân số đông nhất thế giới, nhưng trang bị không đồng đều, số lượng hạn chế, khả năng cơ động và tác chiến ba chiều rõ ràng không đủ, chưa thể nói là đội quân đã hiện đại hóa, để phòng thủ trên bộ và ven biển thì quân lực phải kéo giãn, việc tấn công có thể còn khó khăn hơn.

Cả Lục quân và Thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ đều có thể phản ứng nhanh chóng và triển khai bất cứ lúc nào. Không chỉ được trang bị các thiết bị tiên tiến và đầy đủ, quân đội Hoa Kỳ còn thông qua thực chiến mà đi đầu trong mô hình tác chiến ba chiều mới nhất. Nếu xảy ra chiến tranh trên bộ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong hầu hết các trường hợp, binh lính hai bên còn chưa chạm mặt thì quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành các đợt công kích khác nhau, quân đội sẽ nhận được sự yểm trợ kịp thời từ trên không và trên biển. Các đề mục huấn luyện của quân đội Hoa Kỳ luôn gần với thực tế chiến đấu, và là đối tượng mô phỏng của nhiều quốc gia, đặc biệt là lực lượng đặc nhiệm.

Lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ đóng tại các căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc có thể nhanh chóng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp và thực hiện các chiến lược toàn cầu. Các đồng minh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng có thể hỗ trợ các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ bất cứ lúc nào. Giống như các quân chủng khác, Lục quân của Trung Cộng sẽ không dám dễ dàng thách thức quân đội Hoa Kỳ.

(Còn tiếp)

Xuân Hoàng biên dịch

Bài Liên Quan

Leave a Comment