Indonesia: Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á tự đóng được tàu ngầm

Indonesia: Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á tự đóng được tàu ngầm!

Hiện nay, Hải quân Indonesia bao gồm tàu khu trục , tàu hộ tống , tàu tấn công-phản công nhanh , tàu quét mìn , tàu vận tải đổ bộ, tàu hỗ trợ và tàu huấn luyện. Cuối cùng là tàu ngầm, điều mà Indonesia đã chứng minh nước này đã đóng được tàu ngầm và là đầu tiên ở Đông Nam Á.October 6, 2021

\"\"

Hạm đội tàu ngầm thuộc Hải quân Indonesia dự kiến sẽ vận hành ít nhất 8 tàu ngầm vào năm 2024. Các tàu ngầm trong hạm đội đều được đặt tên theo vũ khí trong thần thoại Wayang của người Java.\"Indonesia:Indonesia đã có một cuộc kết hợp với Hàn Quốc về chuyển giao công nghệ đóng tàu ngầm tấn công với loạt 3 tàu ngầm lớp Nagapasa của Hải Quân Indonesia ( một biến thể nâng cấp của tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc).\"Indonesia:Tàu ngầm lớp Nagapasa đầu tiên được đóng tại Indonesia là KRI Alugoro (405), được lắp ráp bởi PT PAL và được hạ thuỷ vào tháng 4/2019.\"Indonesia:Con tàu được đặt hàng cùng với KRI Nagpasa và KRI Ardadedali vào ngày 211/12/2011 trong hợp đồng trị giá 1,07 tỷ USD giữa Indonesia và Hàn Quốc (Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering là đơn vị được trao hợp đồng).\"Indonesia:Theo hợp đồng thì KRI Nagpasa và KRI Ardadedali sẽ được đóng gọi tại Hàn Quốc còn KRI Alugoro (405) được lắp ráp tại PT PAL ở Surabaya như một phần của chương trình chuyển giao công nghệ. Đây cũng là con tàu đầu tiên được lắp ráp và hạ thuỷ ở Indonesia và Đông Nam Á.\"Indonesia:KRI Alugoro (405) được hạ thuỷ từ tháng 4/2019 nhưng chỉ được chính thức bàn giao vào tháng 3/2021.\"Indonesia:Về 2 con tàu còn lại trong loạt 3 tàu ngầm lớp Nagapasa này, KRI Ardadedali đã được chuyển giao và vận hành trong một buổi lễ tại xưởng đóng tàu của DSME ở Okpo, Geoje vào tháng 4/2018, trước khi đến căn cứ tại Surabaya. Con tàu thuộc Hạm đội 2 của Hải quân Indonesia, đóng tại Surabaya.\"Indonesia:3 tàu ngầm lớp Nagapasa đều được đưa vào biên c hế bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia, ông Ryamizard Ryacudu vào tháng 8/2017. Sau đó được đưa về Surabaya nơi có Tham mưu trưởng của Hải quân Indonesia tiếp nhận . Nhưng sau đó, KRI Nagapasa đã được giao cho Hạm Đội Phương Đông của Hải Quân Indonesia (Koarmatim).\"Indonesia:Về tàu ngầm lớp Nagapasa, các tàu ngầm này đều có chiều dài thân là 61,3m chiều rộng lớn nhất 6,25m. Tàu có lượng choán nước là 1.400 tấn và phạm vi hoạt động tối đa là 11.000 hải lý. Theo thiết kế, tàu cần thủy thủ đoàn 40 người để vận hành.\"Indonesia:Được trang bị 4 máy phát điện diesel MTU 12V493 cho phép tàu ngầm lớp Nagapasa đạt tốc độ tối đa khi chìm là 21,5 hải lý/ giờ và 11 hải lý/ giờ khi nổi. Độ sâu tối đa trong điều kiện thử nghiệm của các tàu ngầm Nagapasa là 500m.\"Indonesia:Các tàu ngầm lớp Nagapasa được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu Kongsberg MSI-90U Mk 2, bộ sonar Wärtsilä ELAC KaleidoScope, mảng sonar bên sườn, hệ thống Pegasso RESM, hệ thống định vị quán tính Sigma 40XP của Safran, cùng với kính tiềm vọng Hensoldt SERO 400 và OMS 100.\"Indonesia:Đặc biệt, tàu ngầm lớp Nagapasa cũng sở hữu các biện pháp đối phó ngư lôi âm thanh ZOKA do công ty ASELSAN của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.\"Indonesia:Các ngầm lớp Nagapasa cũng được trang bị vũ trang tối tân bao gồm: ngư lôi Black Shark do Whitehead Sistemi Subacquei của Italia sản xuất , có tốc độ 50 hải lý / giờ (93 km / h; 58 dặm / giờ) và tầm bắn 50 km với 8 ống phóng ngư lôi 533mm.\"Indonesia:Với việc được chuyển giao công nghệ để có thể tự hoàn thiện được tàu ngầm, Indonesia đã trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực, nắm trong tay công nghệ chế tạo tàu ngầm động cơ thường.\"Indonesia:Việc nắm bắt được công nghệ chế tạo tàu ngầm, ít nhất sẽ giúp Indonesia tự chủ được nguồn cung cấp linh kiện thay thế, rất có lợi trong tình huống xảy ra xung đột quy mô lớn. Nguồn ảnh: QQ.

Theo Kiến thức

Bài Liên Quan

Leave a Comment