Bí mật cuộc đời danh tướng Lý Thường Kiệt (Ảnh: Tổng hợp)
Bí mật cuộc đời Lý Thường Kiệt (Phần 7): Những trận thư hùng đầu tiên
Bình luậnMinh Bảo • 03/01/22
Mang theo tổng quân số hơn 50 vạn quân tính cả quân tân đằng hải, bảo binh tận dụng làm phu vận chuyển quân nhu cùng với rất nhiều danh tướng bách chiến thời đó, quân Tống rất tự tin sẽ san phẳng lũy Như Nguyệt và chiếm Thăng Long nhanh chóng, nên Quách Quỳ đã hạ lệnh cho quân nghỉ ngơi hạ trại, tổ chức tiệc khao quân ăn Tết rồi mới tiến hành tấn công.
Lần đầu đọ sức tại biên giới
Lý Thường Kiệt tận dụng thời gian quý giá khi nhà Tống đang bận chuẩn bị lực lượng mà thiết lập nhiều tầng phòng ngự trên lãnh thổ nước ta. Tháng 10 năm 1076, quân Tống đến đất Tư Minh thuộc trại Vĩnh Bình chuẩn bị tiến đánh châu Quảng Nguyên, Môn, Tô Mậu và huyện Quảng Lang. Tướng Lưu Kỷ của Đại Việt là một tướng giỏi nên đầu tiên đã ngăn được quân tiền phong của Tống do Yên Đạt chỉ huy một thời gian. Yên Đạt thấy Lưu Kỷ thủ vững khó hạ, nên dùng kế ly gián, phao tin Lưu Kỷ đầu hàng Tống đến các động xung quanh làm họ tưởng thật nên hàng Tống. Lưu Kỷ quân cô thế cô đành phải đầu hàng. Quảng Nguyên về tay quân Tống.
Ngày 11 tháng chạp, quân Tống tiến đến ải Chi Lăng. Nơi đây quân Lý bố trí các đồn trại từ Quyết Lý ở phía Bắc châu Quảng Lang và ải Chi Lăng phía Nam do phò mã Thân Cảnh Phúc, Thiên Thành công chúa, tướng Đinh Hoàng Nghi chỉ huy. Lực lượng ở đây có năm nghìn quân và cả voi chiến. Nhưng các tướng Tống sang đây vốn toàn danh tướng trải nhiều trận và đầy mưu lược nên không dễ đối phó. Các tướng Đào Bật, Khúc Chẩn cùng Triệu Tiết dùng quân uy và lợi lộc dẫn dụ, rốt cuộc đã chiêu hàng được nhiều tù trưởng bên Đại Việt như Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An, Nùng Quang Lâm, Nùng Thịnh Đức, Nùng Tôn Đản quy hàng nên đã tìm ra đường hai mặt giáp công Chi Lăng, thành công bức được phò mã Thân Cảnh Phúc, Thiên Thành công chúa và Đinh Hoàng Nghi phải rút lui sau một trận chiến vô cùng khốc liệt. Phò mã Thân Cảnh Phúc và các tướng lĩnh nhân đêm tối bỏ cửa ải, rút lui vào rừng núi, chuyển qua thế phòng ngự chủ động, đánh du kích sau lưng quân Tống.
Tuy nhiên trên mặt biển thì quân Tống lại không may mắn như thế, hạm đội do Hứa Ngạn Tiên và Lưu Sơ chỉ huy bị đô đốc Đại Việt là Trần An và Trần Lâm đánh tan, chỉ còn hai chiếc tàu chạy về Quảng châu. Sau khi thuận lợi chiếm Quyết Lý và Chi Lăng, quân Tống ùn ùn đổ về đồng bằng sông Hồng.
Đọ sức trên mặt biển, chặt đường tiếp vận
Đạo thủy quân Tống do Dương Tùng Tiên chỉ huy gồm 5-6 vạn quân cùng vài trăm chiến thuyền loại lớn tiến vào hải phận Đại Việt để phối hợp với đạo quân của Quách Quỳ để đưa quân Tống sang sông. Đạo quân này tiến theo đội hình hàng dọc, không phát hiện được quân Đại Việt mai phục ở sông Đông Kênh, nên đã lệnh cho toàn quân tiến gấp vào sông Bạch Đằng. Khi hạm đội Tống đã lọt vào trận địa mai phục, Lý Kế Nguyên phát lệnh tiến công. Bị đánh bất ngờ, quân Tống thua to, dù hạm đội của họ lớn, có nhiều thuyền chiến nhưng chỉ là loại thương thuyền nặng nề cơ động chậm, thủy binh là quân ô hợp vơ vét từ miền nam Trung Quốc xây dựng vội vã. Trong khi đó Thủy binh của Đại Việt là những hạm đội tinh nhuệ nhiều năm gồm toàn các binh sĩ thiện chiến, dùng thuyền nhỏ nhẹ, cơ động, lại dựa vào thế hiểm để lập thành thế trận mai phục dài tới vài chục dặm.
Trong trận giao tranh này với Đại Việt, quân Tống thua to. Hơn trăm chiến thuyền bị đánh chìm, hàng vạn quân bị giết và bị bắt. Dương Tùng Tiên phải ra lệnh cho các chiến thuyền còn lại chạy về phía đông để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Phải mấy ngày sau họ mới tập hợp được số chiến thuyền còn lại về vùng biển Liêm Châu, lập thủy trại cố thủ. Thắng lợi của trận thủy chiến Đông Kênh đã làm thất bại hoàn toàn kế hợp vòng chiến lược của Quách Quỳ, và đẩy Quách Quỳ, Triệu Tiết vào hoàn cảnh không có phương tiện cho đại quân vượt sông. Có thể nói nếu không có thủy quân tinh nhuệ và trận thắng này thì tình thế của lũy Như Nguyệt như chỉ mành treo chuông khi 12 vạn quân Lý phải đương đầu cả 50 vạn đại quân Tống.Hơn trăm chiến thuyền bị đánh chìm, hàng vạn quân bị giết và bị bắt. Dương Tùng Tiên phải ra lệnh cho các chiến thuyền còn lại chạy về phía đông để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. (Ảnh minh họa)
Bố phòng của hai bên ở chiến trường Như Nguyệt
Kinh thành Thăng Long nằm giữa châu thổ sông Hồng, bốn bề trống trải nên rất cần có những phòng tuyến vững chắc để bảo vệ. Lý Thường Kiệt đã dày công sắp đặt một hệ thống phòng ngự khổng lồ từ đồng bằng lên tận miền núi. Ngoài tuyến phòng ngự miền núi đã nói ở trên, sau khi quân Tống đã vượt qua nó thì phòng tuyến cuối cùng là phía nam sông Như Nguyệt. Tại đây Lý Thường Kiệt cho đắp đê cao như thành và trên thành dùng tre làm thành lũy cao mấy tầng nối với dãy Tam Đảo ngay sau sông Cầu làm thành một đại chiến lũy dài gần trăm cây số. Lúc này toàn bộ bờ nam sông Như Nguyệt đến Thăng Long gần như đã biến thành một pháo đài khổng lồ.
Phía xa xa trên thượng lưu sông Như Nguyệt, ngay sau núi Tam Đảo, đoạn sông Phú Lương là đạo quân Thiên tử binh trấn thủ, do Phò mã Hoàng Kiện và công chúa Động Thiên chỉ huy, gồm có hiệu Vũ Thắng của tướng Trần Di, hiệu Bổng Nhật của tướng Lý Đoan. Gần một chút là vành đai chiến lũy Như Nguyệt án ngữ ngay cửa ngõ vào Đình Bảng, do Trấn Bắc thượng tướng quân Nguyễn Căn và công chúa Vũ Thanh Thảo phụ trách, với đạo Thiên tử binh hiệu Bổn Thánh của tướng Mai Cầm, hiệu Bảo Thắng của tướng Quách Y. Đại quân còn lại giữ mặt trận phòng ngự chủ chốt dọc theo lũy Như Nguyệt chặn đường đến Thăng Long. Trấn ngự ở đây có công chúa Thiên Ninh cùng các hiệu Thiên tử binh tinh nhuệ nhất gồm hiệu Ngự Long do tướng Phạm Dật chỉ huy, hiệu Quảng Thánh của tướng Vũ Quang, hiệu Phù Đổng của tướng Hà Mai Việt và hiệu Hồng Châu của đô thống Dương Nghi phụ trách.
Về Thủy quân thì quân Lý đóng ở bờ Nam chặn đánh địch qua sông với hỗ trợ từ đại doanh ở sông Lục Đầu do Tín Nghĩa Vương Lý Chiêu Văn trấn thủ. Lực lượng ở đây có đạo Thiên tử binh hiệu Đằng Hải của tướng Trần Ninh và quận chúa Trần Ngọc Hương chỉ huy, hiệu Long Dực của tướng Dương Minh. Ngoài ra còn một đội thủy quân khác ở cửa sông Đông Kênh do Trung Thành Vương Lý Hoằng Chân chỉ huy. Đạo Thiên tử binh này dùng thuyền nhỏ tập kích địch vượt sông cũng như chặn giặc ngoài chiến lũy, gồm có hiệu Hùng Lược của tướng Ngô Ức, hiệu Vạn Tiệp của tướng Tạ Duy. Xa nhất ngoài sông Bạch Đằng cho đến lãnh hải trên biển Đông là hạm đội lớn và tinh nhuệ nhất do đô đốc Lý Kế Nguyên trực tiếp thống lãnh. Đạo quân này về sau đã đánh tan cánh thủy quân nhà Tống khiến cho Quách Quỳ không hợp quân được, thua trận và phải bó tay chịu nhận hòa đàm mà về nước.
Mang theo tổng quân số hơn 50 vạn quân tính cả quân tân đằng hải, bảo binh tận dụng làm phu vận chuyển quân nhu cùng với rất nhiều danh tướng bách chiến thời đó, quân Tống rất tự tin sẽ san phẳng lũy Như Nguyệt và chiếm Thăng Long nhanh chóng, nên Quách Quỳ đã hạ lệnh cho quân nghỉ ngơi hạ trại, tổ chức tiệc khao quân ăn Tết rồi mới tiến hành tấn công. Quân Tống chia quân làm ba mặt trận đóng dài dọc theo sông Cầu.
“Thứ nhất, mặt trận trên bến đò Phú Lương trao cho Yên Đạt làm chánh tướng, Khúc Chẩn làm phó tướng, với ba tướng Lôi Tự Văn, Lữ Chân, Lý Hiếu Tông; ngoài ra còn có bọn hàng tướng Hoàng Sầm Mãn, Nùng Thuận Ninh, Sầm Khánh Tân làm hướng đạo. Mặt trận Vạn Xuân trao cho Tu Kỷ làm chánh tướng, Đào Bật làm phó tướng, với bốn tướng xung kích Địch Tường, Quản Vi, Giới Định, Lý Thật; hai hàng tướng Lưu Báo, Nùng Sĩ Trung làm hướng đạo. Mặt trận Như Nguyệt, Triệu Tiết làm chánh tướng, Miêu Lý làm phó tướng, với năm tướng xung kích Diêu Tự, Vương Tiến, Bình Viễn, Đặng Trung, Lưu Mân; các hàng tướng Nùng Thịnh Đức, Nùng Quang Lâm, Hoàng Kim Mãn làm hướng đạo. Hai tướng kị binh Trương Thế Cự, Vương Mẫn lưu động, do chính Quách Quỳ chỉ huy”
(Nam quốc sơn hà – Trần Đại Sỹ)