Covid: Bộ xét nghiệm Việt Á từ góc nhìn an nguy của thể chế
- TS Khoa học Boristo Nguyễn
- Gửi cho BBC từ Moscow, Nga
21 tháng 1 2022
Một giáo sư đại học, người thân của gia đình tôi có vợ mới mất vì covid cách đây không lâu.
Anh kể rằng, chị đi khám định kì tại bệnh viện 175 (thành phố HCM) họ nghi ngờ nhưng không phát hiện ra Covid, xét nghiệm cho kết quả âm tính. Về nhà 2 ngày đầu cảm thấy bình thường, vẫn tưới cây, chụp hình đăng ảnh lên Facebook.https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-60067146/p0bdbm2t/viChụp lại video,
Các câu hỏi lớn xung quanh bộ xét nghiệm của công ty Việt Á
Ngày thứ ba thì trở bệnh, hôn mê cấp cứu vào bệnh viện Gia Định. Tại đây họ phát hiện ra bị Covid ngay nhưng quá muộn, gan phổi đã hỏng hết. Bệnh viện 175 dùng bộ xét nghiệm của Việt Á nên không phát hiện ra.
Bệnh viện Gia Định dùng test ngoại nhập thì phát hiện được ngay. Anh nói cả một hệ thống đã lừa đảo và gây ra tội ác đối với gia đình anh.
\’Tội ác\’
Tôi biết, không có bộ xét nghiệm Covid nào đảm bảo chính xác 100% và không biết ảnh hưởng của bộ xét nghiệm Việt Á vào cái chết chị ở mức độ nào, nhưng tôi biết nếu được xét nghiệm tử tế ngay từ đầu thì cơ hội phát hiện kịp thời và chữa khỏi sẽ cao hơn rất nhiều.
Việc sử dụng một cách ồ ạt bộ xét nghiệm Việt Á với nguồn gốc và chất lượng đáng ngờ chắc chắn đã đưa ra rất nhiều chẩn đoán sai và là nguyên nhân cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng. Đấy là chưa nói đến việc nâng khống giá để bòn rút tiền của người dân.
Lợi dụng tình hình căng thẳng của đại dịch, bằng cách hối lộ và những thủ đoạn trái với luật pháp để trục lợi, gây tổn thất về sinh mạng và tiền của của dân là một tội ác rất lớn. Những kẻ gây ra tội ác này cần phải bị trừng trị một cách thích đáng.
Từ vụ án Việt Á
Hãy thử điểm lại những gì có liên quan đến vụ án Việt Á, trực tiếp hay gián tiếp tạo điều kiện để cái ác hình thành và phát tác:
– Chính sách ồ ạt ép người dân phải xét nghiệm Covid. Việc này lợi bất cấp hại, tập trung đông người mà tổ chức lộn xộn chính lại tạo ra kết quả ngược, tăng lây lan trong cộng đồng. Có lẽ không một quốc gia nào có cách làm như vậy. Chính như vậy đã \”kích cầu\”, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc lợi dụng dịch bệnh để làm tiền, trục lợi.
– Ngày 23/1/2020: Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên.
– Tháng 2/2020 Học viện Quân Y ký hợp đồng với Bộ Khoa học và công nghệ đề tài 19 tỷ nghiên cứu khoa học về bộ xét nghiệm thời hạn đến tháng 7 năm 2020, gia hạn đến tháng 10/2020. Tuy đề tài chưa nghiệm thu (dự kiến vào tháng 12/2021) nhưng ngày 3/3/2020, tức chỉ sau 1 tháng, đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp quốc gia đã thông qua và bộ Y tế cấp phép sử dụng.
– Ngày 4/3/2020, đúng 1 ngày sau đó, Bộ Y tế vội vã cấp phép sử dụng cho bộ xét nghiệm Việt Á.
– Ngày 22/4/2020 và 26/4/2020 Bộ Khoa học và Công nghệ liên tiếp đưa các thông tin sai sự thật về bộ xét nghiệm Việt Á: \”Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu cho bộ kit SARS-Cov-2 của Việt Nam\” và \”Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam được Tổ chức y tế chấp thuận\”.
– Ngày ngày 2/7/2021, trong \”Danh sách các sinh phẩm chẩn đoán/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm vi rút Sars-Cov-2\” gửi các sở y tế địa phương và các bệnh viện trực thuộc Bộ y tế do Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Nguyễn Minh Tuấn ký, bộ xét nghiệm Việt Á được đưa lên vị trí số 1, với khả năng cung ứng 3 triệu bộ xét nghiệm/tháng, giá 470.000 đồng/bộ xét nghiệm
– Tháng 3/2021 công ty Việt Á được trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 theo đề xuất của UBND thành phố HCM \”do có thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng sinh phẩm Real-time RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2\”.
– Hàng loạt lãnh đạo các CDC địa phương và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đã thông đồng, cấu kết với công ty Việt Á để nâng khống giá kit test Covid-19. Phan Quốc Việt, TGĐ công ty Việt Á khai đã chi hoa hồng 800 tỷ đồng \”lót tay\” để thu lợi 500 tỷ đồng.
– Xưởng sản xuất với qui mô hàng triệu bộ xét nghiệm của Việt Á rộng chỉ có 10m2.
– Từ tháng 9 đến tháng 12/2021 Việt Á nhập khẩu 3 triệu bộ xét nghiệm từ Trung Quốc
\’Những điều trông thấy\’
Như vậy, ta sẽ thấy:
- Qui mô của vụ án rất lớn, cả về mức độ tác động xã hội lẫn sự dính líu của nhiều cơ quan nhà nước. Đây không còn đơn thuần là một vụ tham nhũng, nâng khống giá mà có dấu hiệu lũng đoạn nhà nước, dàn dựng một cách hệ thống, lớp lan bài bản gồm nhiều mắt xích:
- hình thành chính sách để tạo thị trường,
- lập đề tài khoa học bằng vốn nhà nước để tạo tính chính danh cho sản phẩm,
- các cơ quan nhà nước đưa thông tin sai sự thật để tạo tính chính danh và quảng cáo cho sản phẩm,
- qua truyền thông, thậm chí sử dụng cả biện pháp trao Huân chương lao động để quảng cáo cho chất lượng của sản phẩm, biện luận cho nhu cầu sử dụng cũng như giá thành cao của sản phẩm
- qui mô nhà xưởng của công ty Việt Á rất nhỏ nên không thể cung cấp được hàng triệu bộ xét nghiệm mỗi tháng. Những bộ xét nghiệm này hoặc được nhập từ nước ngoài về rồi thay nhãn mác, hoặc được làm giả trong nước. Việc nhập số lượng lớn bộ xét nghiệm phải được sự thống nhất của cơ quan Hải quan. Việc làm hàng giả hay thay nhãn mác (bản chất vẫn là làm giả) với qui mô lớn phải được các cơ quan chức năng chống hàng giả bỏ sót, không truy cứu trách nhiệm.
- Chuỗi mắt xích những việc làm này là để hình thị trường, tạo ra một cái áo khác đẹp và đưa hàng giả vào bắt dân phải sử dụng.
- Qua lời khai nhận của Phan Quốc Việt về con số 800 tỷ lót tay và lợi nhuận thu về 500 tỷ phải chăng đây là \”tỷ lệ vàng\” 40/60 của luật ăn chia, \”lại quả\” trong các phi vụ tham nhũng ở Việt Nam?
An ninh quốc gia, an toàn thể chế
Nhưng điều quan trọng hơn muốn nói đây là vấn đề an ninh quốc gia, sự an toàn của thể chế.
Lịch sử hiện đại cho thấy hiểm họa an ninh quốc gia không chỉ đến từ bên ngoài mà còn tiểm ẩn bởi những nguy cơ bên trong. Không ít chế độ đã sụp đổ chính vì những mối hiểm họa xuất phát từ ngay trong lòng của nó.
Có một câu hỏi: Tại sao vụ Việt Á với qui mô như vậy lại có thể xảy ra, ai thực sự là người chủ mưu, đạo diễn chính trong vụ này?
Cả 2 câu trả lời cho câu hỏi này đều chứng tỏ hệ thống an ninh quốc gia có lỗ hổng nghiêm trọng.
Nếu câu trả lời là Phan Quốc Việt và công ty Việt Á chỉ bằng tiền hối lộ mà có thể thao túng được cả một hệ thống các cơ quan nhà nước thì chứng tỏ cái hệ thống chính quyền có vấn đề về an ninh rất lớn, mất khả năng tự bảo vệ trước sự tha hóa bởi đồng tiền.
Nhà nước có thể bỏ ra hàng tỷ ngoại tệ mua vũ khí, trang bị cho quân đội để phòng chống nguy cơ bên ngoài nhưng chỉ với 800 tỷ, một con số khá nhỏ mà có thể tác động, tạo ảnh hưởng đến như vậy thì là điều rất đáng lo.
Ngược lại, nếu đằng sau Việt Á có thế lực chống lưng, bảo kê thì tình hình cũng không kém tồi tệ. Chính quyền đã bị những nhóm vì lợi ích cá nhân thao túng một cách có hệ thống thì đây cũng chính là vấn đề an ninh nghiêm trọng.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của TS Khoa học Boristo Nguyễn, Moscow, Nga