4 công trình bí ẩn khổng lồ dưới đáy biển

\"4

Một trong bốn công trình bí ẩn: Quần thể kiến trúc Yonaguni ở biển Nhật Bản. (Ảnh từ: Amazing ancient)

4 công trình bí ẩn khổng lồ dưới đáy biển

 Bình luậnLiên Liên •  01/10/21 

Quần thể kiến trúc Yonaguni ở biển Nhật Bản, hay “siêu đô thị” tại bờ biển phía đông bắc Cuba, hay thành cổ Dwarka, Ấn Độ… là bằng chứng cho thấy rằng, những người tiền sử đã sở hữu công nghệ khoa học vượt bậc, cao hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. 

Với hơn 70% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, chúng ta mới chỉ khám phá thành công 1-2% thềm các đại dương. Trong đó, người ta đã phát hiện nhiều quần thể kiến trúc nhân tạo đồ sộ dưới đáy các vùng biển trên khắp thế giới. Giới khoa học nhận định rằng đây có thể là di sản của các nền văn minh thời tiền sử.

\"Kim

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rằng: một diện tích lớn khoảng hơn 10 triệu km vuông (tương đương Trung Quốc và Châu Âu gộp lại) dưới đáy biển, trước đây từng là đất liền. Do đó, có lẽ không quá kinh ngạc nếu chúng ta tìm thấy các thành phố ngầm dưới đáy biển.

Khu vực mà hiện nay chúng ta gọi là các thềm lục địa (các vùng biển nông bao quanh rìa các lục địa, trong một số trường hợp trải dài ra ngoài khơi vài trăm km), như vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen – trước kia đều từng là các vùng đất liền.

Biển Địa Trung Hải là một trong những vùng biển nông hơn, tại đây thường xuyên diễn ra các dự án khảo cổ. Người ta đã phát hiện được khoảng hơn 200 thành phố dưới đáy biển Địa Trung Hải – được phân bổ khắp khu vực đáy biển, tại các độ sâu khác nhau.

Phải chăng nền văn minh hiện tại của chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé khi so sánh với nhiều nền văn minh thời kỳ tiền sử đã đạt đến trình độ công nghệ tiên tiến đỉnh cao, trong một vòng tuần hoàn trải dài về quá khứ xa xôi?

Quần thể kiến trúc Yonaguni ở biển Nhật Bản

Được một số nhà khoa học gọi là phát hiện khảo cổ của thế kỷ, quần thể kiến trúc Yonaguni được tình cờ phát hiện ngoài khơi hòn đảo Yonaguni của Nhật Bản – cho thấy nền kiến trúc cổ đại với các cột trụ, hình lục giác, cầu thang, con đường, hành lang mái vòm, và thậm chí một kim tự tháp bậc thang.Kim tự tháp Yonaguni ở ngoài khơi Nhật Bản. (Ảnh: Wikipedia/commons)

Mặc dù có giả thuyết rằng quần thể kiến trúc Yonaguni là kết quả của hoạt động địa chấn trong khu vực, nhưng từ những tảng đá có góc cạnh chính xác và bố cục của chúng trong mối liên hệ với nhau – cho thấy đây có thể là tàn tích của một thành phố ngầm dưới biển.

Quần thể này bao gồm cấu trúc hóa học của đá phấn (vốn không tồn tại một cách tự nhiên trong khu vực). Có hai khe hở rộng khoảng 2 m ngay sát quần thể kiến trúc – mà không một nhà khảo cổ nào có thể xếp chúng vào loại “cấu trúc tự nhiên”.

Toàn bộ thành phố ngầm dưới biển Yonaguni được ước tính có niên đại lên đến ít nhất 10.000 năm tuổi.

Ngành khảo cổ học đại dương chỉ mới trở thành một ngành học thuật chính thức trong vòng 50 năm trở lại đây, khi các thiết bị lặn tiên tiến ra đời. Theo nhà khảo cổ học đại dương, Tiến sĩ Nick Flemming, có ít nhất 500 di chỉ ngầm dưới nước có chứa tàn tích của một vài dạng thức kiến trúc hay cổ vật nhân tạo nào đó – được phát hiện trên khắp thế giới. Trong đó, gần 1/5 các di chỉ này có niên đại hơn 3.000 năm tuổi.

Thành phố khổng lồ dưới đáy biển Cuba

Mọi việc bắt đầu khi chính phủ Cuba thuê một số nhà hải dương học tác nghiệp tại vùng biển – nằm giữa điểm cực tây Cuba và bán đảo Yucatan, ngoài khơi khu vực mà người Cuba gọi là bán đảo Guanahacabibes.Bản đồ Bắc Mỹ nhìn từ không gian với thông tin về Cuba. Mũi tên hướng đến bờ biển phía tây của Cuba, nơi các công trình kiến trúc bằng đá dưới nước được phát hiện vào năm 2001 bởi Pauline Zalitzki và Paul Weinzweig.

\"Bản

(Ảnh chụp màn hình / The Cosmos News / Youtube)

Họ sử dụng công nghệ chụp quét sonar cạnh sườn để lập bản đồ đáy biển tại khu vực, các nhà khoa học bắt đầu nhận thấy dấu tích của các cấu trúc dạng đường thẳng trông rất cân đối – nằm khoảng 670 m (nửa dặm) dưới mặt nước.

Các thợ lặn không thể hoạt động tại độ sâu với mức áp suất khủng khiếp như thế, do đó họ đã sử dụng các tàu ngầm điều khiển từ xa ROV. Đây là các robot tự hành có thể di chuyển như tàu ngầm nhỏ, được trang bị đèn pha và camera – có thể gửi tín hiệu hình ảnh lên bề mặt.

Hình ảnh thu về là các công trình cự thạch khổng lồ, được xây từ những tảng đá nguyên khối cỡ lớn, nặng khoảng 40 đến 50 tấn, tảng này đặt chồng lên tảng kia. Các công trình này có các góc cạnh hình vuông, đường thẳng và đường cong tròn, chắc chắn không thể tồn tại nếu thiếu bàn tay tạo tác của con người.

Sau quá trình chụp quét và lập bản đồ chi tiết công phu, các nhà thám hiểm đã xác định được 30 công trình ngầm, xen kẽ giữa các đại lộ rộng lớn. Dựa trên các hình ảnh tái lập, có thể thấy các di chỉ này trông rất giống các thành phố ở Trung Mỹ – trên khắp khu vực Mexico và bán đảo Yucatan – được xây bởi người Maya, người Aztec, người Toltec và những tộc người bản địa khác.

Các công trình ngầm dưới biển này có những đường nét kiến trúc khá quen thuộc như ở các di chỉ cổ đại Chichen Itza, Teotihuacan hay Palenque. Có các kim tự tháp dạng bậc thang, cạnh bên là các quảng trường rộng lớn.

Dựa trên nét kiến trúc bề mặt, rõ ràng chúng có mối liên hệ nào đó với các công trình ở các di tích thành phố cổ – của người bản địa da đỏ ở Trung Mỹ ngày nay, nhưng chúng lại nằm sâu dưới đáy biển.

Không có bất kỳ ghi chép hay truyền thuyết nào đề cập đến thành phố ngầm như vậy, cho nên đây có thể là nơi bị nhấn chìm xuống đại dương từ cách đây rất lâu vào thời viễn cổ.

Cây cầu 1,7 triệu năm tuổi trong sử thi Ấn Độ

Cựu Giám đốc Cục Khảo sát Địa chất Ấn Độ tin rằng, ông đã tìm thấy bằng chứng về cây cầu nhân tạo 1,7 triệu năm tuổi, cho thấy loài người đã tồn tại trên Trái đất hàng triệu năm trước và có khả năng xây dựng các cấu trúc phức tạp từ lâu trước khi khoa học hiện đại xuất hiện.

Điều này dường như khác với tất cả những gì chúng ta đã được nghe trước đây. Theo các nhà khoa học chính thống, con người mới chỉ xuất hiện trên Trái đất khoảng 200.000 năm, nhưng cây cầu này đã khiến tất cả mọi thứ các nhà khoa học tin tưởng trở thành nghi vấn.

Cấu trúc thậm chí còn có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian này chiếm một diện tích tương đối lớn, trải dài từ Ấn Độ đến Sri Lanka.Ảnh cây cầu Rama được chụp từ vệ tinh của NASA.

\"Hình

(Ảnh: Universe Explorers)

Điều trùng hợp là các truyền thuyết Hindu cổ đại kể rằng, vua Rama, một vị thần Hindu đã xây dựng một cây cầu có tỷ lệ tương tự cách đây hơn một triệu năm. Từ thời cổ đại, nó đã được gọi là ‘Cầu Rama’ hay ‘Rama Setu’, một số người khác gọi là ‘Cầu Adams’.

Trong sử thi Ramayana của Ấn Độ, có một câu chuyện về cây cầu đất và cách nó được xây dựng để giúp Rama băng qua mặt biển, đến một hòn đảo lớn và giải cứu người vợ của mình khỏi sự ly tán của vua quỷ Ravanna.

“Cây cầu” này là nhân tạo hay tự nhiên? Một chuyên gia đã khẳng định, đây là bằng chứng cho thấy con người đã tồn tại và xây dựng nên những cấu trúc tinh vi cách đây hàng triệu năm.

Tiến sĩ Badrinarayanan, cựu Giám đốc Cục Khảo sát Địa chất Ấn Độ và là cựu điều phối viên Phòng Khảo sát của Viện Công nghệ Hải dương Quốc gia (NIOT) cho biết: Ông đã nghiên cứu các mẫu vật trong lõi của cây cầu và dường như tin rằng, chúng không phải được hình thành tự nhiên như giả thuyết của các nhà khoa học khác, mà là một cấu trúc nhân tạo, và được tạo ra cách đây hơn một triệu năm.

Tiến sĩ Badrinarayanan và nhóm của ông đã khoan 10 lỗ dọc theo cầu Adam. Những gì ông phát hiện ra khiến nhiều người sửng sốt. Khoảng 6m dưới bề mặt cầu, ông đã tìm thấy một lớp đá cát, san hô và vật liệu giống như đá mòn. Nhóm của ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra một lớp cát lỏng bên dưới đó khoảng 4-5 m và sau đó là những kết cấu cứng phía dưới.

Một nhóm thợ lặn đã xuống dưới để kiểm tra thân cầu. Các tảng đá mà họ quan sát được không phải được hình thành ở biển. Chúng được xác định là đến từ hai bên đường đắp cao.

Tiến sĩ Badrinarayanan cũng chỉ ra có bằng chứng cho thấy việc khai thác đá thời cổ đại ở những khu vực này. Nhóm nghiên cứu của ông kết luận rằng, vật liệu đó là từ một trong hai bờ biển được đặt dưới đáy cát dưới biển để tạo thành cầu.

Sử thi “Ramayana” miêu tả kích thước cây cầu là 100 yojana chiều dài và 10 yojana chiều rộng. Một yojana tương đương với khoảng 8km. Đây là một kích thước khổng lồ, không phù hợp với cây cầu được quan sát thấy ngày nay. Tuy nhiên, tỷ lệ được miêu tả như vậy có thể phù hợp.

Bharath Gyan là một nhóm nghiên cứu văn hóa Ấn Độ truyền thống từ một nền tảng tâm linh. Họ cho rằng tỷ lệ 10:1 (dài:rộng) phù hợp với các số đo thực tế của cây cầu được quan sát ngày nay. Tất nhiên, cây cầu tồn tại ngày nay không hoàn toàn đồng dạng (xuyên suốt thân cầu) vì chiều rộng thay đổi đôi chút tại các vị trí khác nhau.

Mặc dù Tiến sĩ Badrinarayanan khá bối rối trước hiện tượng phân lớp trong các mẫu vật lõi, những người khác đã lý giải nó theo nhiều cách khác nhau. Chưa có một cách giải thích nào được các nhà địa chất thống nhất.

Ông Suvrat Kher, một chuyên gia địa chất trong lĩnh vực địa tầng dưới biển, đã đưa ra một số cách lý giải trên blog của mình: “Trong thời kỳ ‘băng hà’ thuộc Thế Canh Tân (Pleistocene), hiện tượng băng tích lũy và tan chảy đã làm cho mực nước biển dao động trong khoảng vài chục mét, tạo điều kiện hình thành vài đoạn đá ngầm san hô và bãi cát ngầm. Trong những thời kỳ mực nước hạ thấp ở Thế Canh Tân, đã từng có một dải đất kết nối giữa Ấn Độ và Sri Lanka. Nhưng vào cuối giai đoạn băng kỳ Wisconsin cuối cùng, mực nước biển lại bắt đầu dâng lên trên toàn thế giới”.

Theo ông, khi dải đá ngầm san hô mọc lên phía trên, cuối cùng chúng sẽ vươn tới tầng nước nông hơn và đôi lúc bị sóng đánh gãy, từ đó rơi xuống và lắng đọng ở bên dưới. Tương tự, cát cũng có thể được cuốn đi và lắng đọng, tạo ra các tầng khác nhau bên trên các trầm tích. Ông nghĩ rằng việc phân tầng như được quan sát có thể có cách giải thích khác, không nhất thiết là do con người đã đặt các tảng đá mòn.

Năm 2007, khi các bức ảnh mới của NASA cho thấy Cây cầu Adam xuất hiện và thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ tuyên bố rằng NASA đã xác định niên đại chiếc cầu này lên đến 1,7 triệu năm. Mốc niên đại này phù hợp với các truyền thuyết Ấn Độ, tương đương với một trong bốn thời kỳ của nhân loại, thời kỳ mà vua Rama đã từng sống.Hình ảnh cây cầu Adam/cầu Rama từ trên không, nhìn về phía tây. (Ảnh từ: Wikipedia)

Một số báo cáo vào thời đó cho rằng đất đai ở hai bên bờ cây cầu đã được xác định niên đại lên đến 1,7 triệu năm tuổi, chứ không chỉ riêng cây cầu.

Thành cổ Dwarka, Ấn Độ

Năm 2001, Viện Hải dương Ấn Độ tiến hành các cuộc khảo sát hải dương học ở Vịnh Khambhat để nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường biển ở đây.

Khoảng 17 km (11 dặm) ngoài khơi, tại độ sâu 50 m, trong khi đang chụp quét phần đáy biển với công nghệ sonar quét sườn, người ta bắt đầu chụp được các đường nét kiến trúc khá cân đối, đều đặn và lặp lại – hình thành nên các mạng lưới ô vuông. Điều này rất đáng chú ý, bởi nó bao phủ một vùng diện tích biển rộng trải dài 13 km vuông.

Khi ấy, chính phủ Ấn Độ đã ngay lập tức điều các nhóm thám hiểm và khảo sát đến hiện trường. Mặc dù hoạt động này đối với thợ lặn là rất nguy hiểm và khó khăn, bởi có nhiều dòng chảy xiết trong khu vực lặn, nhưng nhóm khảo sát vẫn tiến hành.

Nhờ đó, họ đã xác định được rất nhiều công trình là các bức tường đá dài. Có thể nhìn thấy chúng rất rõ dưới đáy biển, và rõ ràng chúng được tạo từ các khối đá được cắt xẻ, định hình và xếp chồng lên nhau.

Nhóm khảo sát đã xác định được hai thành phố biệt lập – rất lớn và được xây rất quy mô, nằm bên bờ một lòng sông cũ. Bản đồ cho thấy mạng lưới các con phố – gợi tưởng đến các di chỉ khảo cổ Mohenjo-Daro, Harappa và các thành phố cổ đại khác của nền văn minh lưu vực sông Ấn.

Thú vị hơn, họ đã có thể thu thập được hàng chục di vật và bằng chứng định cư của con người, bao gồm các di vật bằng đá, gốm, kim loại và gỗ. Thậm chí, họ còn tìm thấy các mảnh xương còn sót lại.

Cách di chỉ vịnh Khambhat khoảng 300 km về phía bắc là thành phố Dwarka, các cuộc khai quật bên dưới thành phố cổ này đã hé lộ các dấu tích của một thành phố cổ đại nằm dưới mặt nước.Thành phố Dwarka, Ấn Độ thuộc khu vực bến cảng của thành phố Dwarka, bang Gujarat, Ấn Độ, nằm ở dưới độ sâu khoảng 20 m. (Ảnh từ: cdn.earthporm)

Tiến hành khảo sát vùng biển lân cận, các thợ lặn đã tìm thấy những tàn tích ở ngoài khơi không xa, ở độ sâu chỉ khoảng 20 m. Các học giả Ấn Độ cho rằng đây rất có thể là thành cổ Dwarka, mà theo các cổ thư tiếng Phạn thì đây từng là một thành phố rộng lớn, trù phú nhưng đã sụp đổ do bị nước biển nhấn chìm.

Thành cổ Dwarka xuất hiện rất phổ biến trong nhiều tích cổ của đạo Hindu, do đó đối với người Ấn Độ, thì đây là một khám phá đặc biệt thú vị, cũng giống như việc các tín đồ Công giáo tìm thấy dấu tích về khu vườn của Eden hay con tàu Noah trong huyền thoại.

Ngoài ra, về phía bắc không xa, gần thành phố Shrivardhan, người ta cũng đã tìm thấy một bức tường ngầm dưới đáy biển dài gần 1,2 km, rõ ràng được tạo ra bởi bàn tay của con người.

Phải chăng nền văn minh hiện tại của chúng ta là nền văn minh vĩ đại nhất mà nhân loại từng chứng kiến, hay chỉ đơn thuần là một phần nhỏ bé trong số rất nhiều nền văn minh đỉnh cao – trong một vòng tuần hoàn trải dài về thời quá khứ xa xôi? Câu trả lời này có thể được tìm thấy tại đáy các đại dương.

Theo Ngẫm/radio

Bài Liên Quan

Leave a Comment