Cựu giám đốc Google chỉ trích chính sách nhân quyền của công ty

Cựu giám đốc Google chỉ trích chính sách nhân quyền của công ty

  • 9 giờ trước
\"Google\"/

Một cựu giám đốc của Google đã đưa ra quan ngại về các chính sách của gã khổng lồ công nghệ này về nhân quyền, khi công ty này muốn mở rộng hoạt động tại Trung Quốc và các nơi khác.

Ông Ross LaJeunesse, người phụ trách quan hệ quốc tế toàn cầu của Google, cho biết ông đã bị \”cho ra rìa\” sau khi hối thúc công ty có lập trường mạnh mẽ hơn.

Google thì khẳng định trong một tuyên bố rằng. họ có \”cam kết mạnh mẽ\” đối với vấn đề quyền con người.

Ông LaJeunesse hiện đang vận động tranh cử một ghế trong Thượng viện Hoa Kỳ.

\"Ross
Image captionRoss LaJeunesse là người phụ trách quan hệ quốc tế toàn cầu cho Google

Ông nói rằng, trải nghiệm của ông tại Google đã khiến ông nhận thấy điều cần thiết của việc ban hành các quy định chặt chẽ hơn.

\”Không thể để các công ty công nghệ lớn như Google được phép hoạt động tương đối tự do ngoài sự giám sát của chính phủ\”, ông viết trong một bài đăng trên Medium.

Tìm kiếm – mảng kinh doanh chính của Google – đã rời bỏ thị trường Trung Quốc năm 2010 để phản đối chính sách kiểm duyệt của Bắc Kinh, cũng như cáo buộc chính phủ nước này tấn công mạng.

Nhưng từ đó, công ty nãy vẫn tìm cách để quay lại đây, một thị trường lớn và tiềm năng.

Vào tháng 7, Google cho biết họ đã từ bỏ nỗ lực phát triển một công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt tại Trung Quốc. Chương trình mang tên \”Chuồn chuồn\” này đã khiến một số chính trị gia Hoa Kỳ và nhân viên của Google, trong đó có cả ông LaJeunesse lo ngại về việc sẽ cho phép nhà nước kiểm soát.

\’Cấp trên luôn có cớ từ chối\’

Ông LaJeunesse cho biết, Google đã khước từ những nỗ lực của ông để chính thức hóa việc thiết lập một chương trình đánh giá về quyền con người cho toàn công ty, dù nó có thể có ích nếu công ty này mở rộng hoạt động sang các quốc gia như Trung Quốc và Ả Rập Saudi.

\”Mỗi lần tôi đề nghị một Chương trình Nhân quyền, các giám đốc điều hành cấp cao lại đưa ra một lý do để nói không\”, ông viết.

\”Sau đó, tôi nhận ra rằng, công ty chưa bao giờ có ý định kết hợp các nguyên tắc bảo vệ nhân quyền vào các quyết định kinh doanh và sản phẩm của mình. Ngay khi Google cần tăng gấp đôi cam kết với bảo vệ quyền con người, họ đã quyết định theo đuổi lợi nhuận lớn hơn và giá cổ phiếu cao hơn. \”

\"Sundar
Image captionSếp Google, Sundar Pichai đã hủy bỏ chương trình \’Chuồn chuồn\’ gây tranh cãi

Ông LaJeunesse bắt đầu làm tại Google từ năm 2008 cho mãi đến tháng 5 năm ngoái. Ông nói rằng, ông cũng từng đưa ra quan ngại về việc đối xử với phụ nữ và người dân tộc thiểu số và cảm thấy mình bị gắn nhãn là một nhân viên gây rắc rối.

Chẳng hạn, ông kể rằng sếp của ông đã nói trong một cuộc họp nhân viên: \”Bây giờ, các cô cậu châu Á lên cầm mic để phát biểu. Tôi biết các bạn vốn không muốn đặt câu hỏi.\”

Google khẳng định rằng, họ \”nghiêm túc\” điều tra các khiếu nại về hành vi không phù hợp và đã làm việc để cải thiện quy trình báo cáo.

Họ nói họ đã tiến hành đánh giá nhân quyền cho các dịch vụ của mình và không tin rằng cách tiếp cận tập trung hơn được đề xuất bởi ông LeJeunesse là tốt nhất, với những sản phẩm khác nhau.

\”Chúng tôi có một cam kết mạnh mẽ hỗ trợ các tổ chức và những nỗ lực cho quyền con người\”, một nữ phát ngôn viên của Googke nói trong một tuyên bố.

\”Chúng tôi chúc Ross mọi điều tốt đẹp nhất với tham vọng chính trị của ông ấy\”, bà này nói thêm.

Ông LaJeunesselà thành viên đảng Dân chủ đang tranh ghế Thượng nghị sĩ đại diện cho Maine. Ghế này hiện đang nắm giữ bởi Susan Collins thuộc đảng Cộng hòa.

Ông LaJeunesse cho biết, Google đã thay đổi khi việc kinh doanh của họ mở rộng sang các lĩnh vực mới, như điện toán đám mây. Và công ty này đã thay đổi bộ máy lãnh đạo.

Larry Page và Sergey Brin – đồng sáng lập công ty này khi họ còn học cao học tại Đại học Stanford – đã chính thức từ bỏ vị trí đứng đầu công ty vào tháng trước.

Bài Liên Quan

Leave a Comment